Tỷ lệ NIM, MN, NPM của 6 ngân hàng giai đoạn 2012-2013

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 55)

Chỉ tiêu Năm Vietcombank BIDV Vietinbank Techcombank Eximbank HSBC NIM 2012 2,74% 2,86% 3,87% 3,38% 3,31% 4,52% 2013 2,38% 2,68% 3,36% 3,09% 1,72% 3,91% MN 20122013 -1,30%-1,11% -2,01%-1,67% -2,15%-1,94% -2,70%-2,46% -1,38%-1,20% -1,89%-1,68% NPM 2012 29,32% 19,67% 28,09% 13,29% 39,70% 34,75% 2013 28,23% 21,09% 26,66% 11,67% 20,27% 27,61%

Bảng 2.10 cho thấy các ngân hàng vẫn chú trọng nguồn thu chủ yếu từ lãi thuần và xu hướng chung là các chỉ tiêu này đều giảm. Vietinbank có tỷ lệ NIM cao nhất trong 2 năm và thấp nhất là Vietcombank vào năm 2012 và Eximbank vào năm 2013.

Tỷ lệ NPM cao nhất đạt 39.70% vào năm 2012 của Eximbank và 28.23% vào năm 2013 của Vietcombank; thấp nhất trong 2 năm là Techcombank.

Tỷ lệ MN lại có xu hướng ngược lại khi bước sang năm 2013 thì chỉ tiêu này có sự tăng trưởng nhẹ trở lại tuy nhiên vẫn ở mức âm cho thấy các ngân hàng vẫn chưa chú trọng phát triển sản phẩm dịch vụ ngoài truyền thống. Một trong những xu hướng mới mà các ngân hàng trong nước đang dần khắc phục là dần chuyển tỷ trọng cho cân bằng giữ nguồn thu ngoài lãi và nguồn thu lãi thuần nhằm đa dạng hóa đầu tư giảm rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên chỉ số này MN thấp nhất trong 2 năm thuộc về Techcombank và cao nhất là Vietcombank.

Tổng thu nhập và chi phí hoạt động

Bảng 2.12: Tổng thu nhập và chi phí hoạt động của 6 ngân hàng trong giai đoạn 2012-2013 đvt: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Tổng thu nhập từ các hoạt động Mức tăng/ giảm Tốc độ tăng trưởng Chi phí hoạt động Tỷ trọng Chi phí/Tổng thu nhập Mức tăng/ giảm Tốc độ tăng trưởng 2012 2013 2012 2013 2012 2013 Vietcombank 15,081 15,507 426 2,82% 6,013 6,244 39,87% 40,27% 231 3,84% BIDV 16,677 19,209 2.532 15,18% 6,765 7,437 40,56% 38,72% 672 9,93% Vietinbank 21,961 21,346 -615 -2,80% 9,435 9,910 42,96% 46,43% 475 5,03% Techcombank 5,761 5,648 -113 -1,96% 3,294 3,356 57,18% 59,42% 62 1,88% Eximbank 5,387 3,249 -2.138 -39,69% 2,297 2,121 42,64% 65,28% -176 -7,66% HSBC 4,022 3,792 -230 -5,72% 1,793 1,775 44,58% 46,81% -18 -1,00% (Nguồn: báo cáo thường niên của các ngân hàng giai đoạn 2012-2013)

Bảng 2.12 cho thấy tổng thu nhập của các ngân hàng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, BIDV và Vietcombank thì chỉ tiêu này lại gia tăng. Tăng mạnh nhất là BIDV với mức tăng 2.532 tỷ đồng, tăng hơn 15.18% năm 2013. Eximbank có mức sụt giảm nghiêm trọng nhất nhất hơn 39% tương ứng mức 2.138 tỷ đồng. Vietinbank nằm ở nhóm NHTM CP NN lại có mức giảm cao hơn NHTM CP Techcombank tương ứng giảm 615 tỷ đồng (-2.80%) so với mức giảm 113 tỷ đồng (-1.96%). Nhóm NH 100% vốn nước ngồi, HSBC cũng có mức giảm tương đối cao 230 tỷ đồng (-5.72%).

6.483 5.587 6.000 4.357 4.123 5.000 562 0

Vietcombank BIDV VietinbankTechcombank Eximbank HSBC

Đối với chi phí hoạt động thì chia thành 2 nhóm. Nhóm tăng gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV (NHTM CP NN); Techcombank (NHTM CP). Nhóm giảm bao gồm Eximbank (NHTM CP); HSBC (NH 100% vốn nước ngoài). Mức tăng cao nhất trong chi phí là BIDV tăng đến 672 tỷ đồng tương ứng 9.93%, trong khi đó Eximbank lại là ngân hàng có mức giảm nhất (-176 tỷ đồng tương ứng -7.66%).

Tỷ trọng chi phí trên tổng thu nhập có sự chênh lệch nhẹ trong 2 năm thường chiếm khoảng 38% đến 65%. Trong đó, chỉ riêng BIDV có xu hướng giảm tỷ trọng này cịn những ngân hàng cịn lại thì tỷ trọng này lại tăng.

Chi phí dự phịng rủi ro

Biểu đồ 2.13: Chi phí dự phịng rủi ro của 5 ngân hàng giai đoạn 2012-2013

đvt: tỷ đồng

4.000 3.3033.520 2012 2013

3.000

2.000 1.450 1.414

1.000 239 300 351

(Nguồn: báo cáo thường niên của các ngân hàng giai đoạn 2012-2013

BIDV là ngân hàng có chi phí dự phịng rủi ro cao nhất trong cả 2 năm 2012 và 2013 lần lượt 5.587 tỷ đồng và 6.483 tỷ đồng. cùng nhóm NHTM CP NN thì Vietinbank có mức dự phịng rủi ro đứng thứ 2 sau BIDV và kế đến là Vietcombank. Thấp nhất về mức chi dự phòng rủi ro là Eximbank khi chỉ đạt 239 tỷ đồng năm 2012 và tăng đến 300 tỷ đồng vào năm 2013. Đứng trên EIB là HSBC và kế đến là Techcombank. Sự khác biệt duy nhất là Vietinbank và Techcombank có mức dự phịng rủi ro giảm từ năm 2012 sang năm 2013 so với những ngân hàng còn lại.

Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận thuần của chủ sở hữu

Bảng 2.13: Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận thuần của chủ sở hữu của 6 ngân hàng trong giai đoạn 2012-2013 đvt: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Lợi nhuận thuần của chủ sở hữu Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng

Lợi nhuận sau thuế Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Lợi ích cổ đơng thiểu số 2013 2012 2013 2012 2013 2012 Vietcombank 4.358 4.397 -39 -0,89% 4.378 4.421 -43 -0,97% 20 24 BIDV 4.031 3.265 766 23,46% 4.051 3.281 770 23,47% 20 16 Vietinbank 5.793 6.152 -359 -5,84% 5.808 6.170 -362 -5,87% 15 18 Techcombank 659 766 -107 -13,97% 659 766 -107 -13,97% 0 0 Eximbank 659 2139 -1.480 -69,19% 659 2139 -1.480 -69,19% 0 0 HSBC 1.047 1.398 -351 -25,11% 1.047 1.398 -351 -25,11% 0 0 (Nguồn: báo cáo thường niên của các ngân hàng giai đoạn 2012-2013)

Biểu đồ 2.15 cho thấy chỉ riêng ngân hàng BIDV có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng, những ngân hàng khác đều sụt giảm. Mặc dù đang trong giai đoạn phục hồi nhưng tình hình nền kinh tế chưa mấy khả quan, BIDV đạt được sự tăng trưởng đáng kể khi lợi nhuận sau thuế tăng hơn 700 tỷ đồng đạt mức 4.051 tỷ đồng. Mức giảm mạnh nhất là Eximbank giảm hơn phân nửa từ mức 2.139 tỷ đồng năm 2012 chỉ cịn 659 tỷ đồng năm 2013. Vietcombank có mức sụt giảm thấp nhất giảm 43 tỷ đồng. Cùng nhóm NHTM CP NN Vietinbank có mức giảm khá cao tới 362 tỷ đồng, mức giảm này cao hơn Techcombank (giảm 107 tỷ đồng) và HSBC (giảm 351 tỷ đồng).

Chênh lệch giữa lợi nhuận thuần của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chính là lợi ích của cổ đơng thiểu số. Trong 6 ngân hàng này chỉ có nhóm NHTM CP NN mới có lợi ích của cổ đơng thiểu số và mức lợi ích này năm 2013 thì có phần giảm nhẹ so với năm 2012. Vietcombank và BIDV có cùng mức lợi ích 20 tỷ đồng năm 2013 và Vietinbank giảm chỉ cịn 15 tỷ đồng cùng năm.

Tóm lại, so với các ngân hàng khác, BIDV vẫn giữ hoạt động kinh doanh ở mức ổn định, các chỉ tiêu luôn theo hướng tăng trưởng dù tình hình nền kinh tế có chuyển biến phức tạp đến như thế nào. Tuy quy mô của BIDV thuộc mức khá lớn nhưng tỷ lệ CAR lại ở mức thấp nhất. Hơn nữa, hoạt động BIDV cũng như những ngân hàng khác vẫn cịn trong khn khổ truyền thống thu nhập chủ yếu từ lãi thuần, hoạt động chủ yếu là cho vay. Để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa, BIDV cần phải nâng cao tỷ số ROA và ROE lên trên mức 1% và 15%.

2.2.2.3. Hạn chế

Hệ thống tài chính Việt Nam vẫn đang từng bước cải tiến để theo kịp đà phát triển của thế giới. Do đó, những cách thức tính tốn các chỉ số cũng như phương pháp trình bày bảng báo cáo thường niên của các ngân hàng không đồng nhất và thay đổi theo các quy định hướng dẫn của NHNN. Điều này dẫn đến số liệu để so sánh trong một quãng thời gian nhất định phải do tác giả tự tính tốn dựa theo việc lựa chọn so sánh ở thời điểm nào và theo quy định nào.

Dù đã chuyển qua hình thức NHTM CP nhưng chủ sở hữu lớn nhất vẫn là Nhà nước với tỷ lệ vốn trên 95% do đó những ảnh hưởng trong cơng tác quản lý theo lề lối Cơng ty Nhà nước ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tiêu biểu trong đó là hoạt động tín dụng vẫn được ưu tiên cho doanh nghiệp Nhà nước (phần lớn được sự đảm bảo từ Nhà nước nên nếu doanh nghiệp mất khả năng chi trả sẽ làm tăng nợ xấu cũng như giảm uy tín ngân hàng - trường hợp Vinashin).

Năng lực tài chính của ngân hàng vẫn còn thấp so với nhiều ngân hàng khác. Quy mơ thì tăng nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao. Hệ thống dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Hoạt động kinh doanh chủ yếu vẫn là cho vay và nguồn thu chính từ lãi thuần. Tỷ lệ an toàn vốn đạt chuẩn nhưng so với ngân hàng khác vẫn còn thấp. Nợ xấu và những mối liên quan đến tình hình này vẫn cịn tồn tại. Vì vậy rủi ro trong hoạt động kinh doanh rất lớn, đặc biệt rủi ro liên quan đến tín dụng.

Cạnh tranh giữa các NHTM thiếu lành mạnh, thiếu sự hợp tác giữa các NHTM dẫn đến kỷ cương, kỷ luật, chính sách, pháp luật trong hoạt động ngân hàng không tôn trọng: Phương thức, chiến lược kinh doanh và cạnh tranh của các NHTM trong nước nhiều hạn chế. Mục tiêu chạy theo lợi nhuận đã lấn át yêu cầu bảo đảm an toàn kinh doanh của các NHTM và dẫn tới vi phạm quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng khá phổ biến. Phương pháp cạnh tranh chủ yếu của các NHTM VN là bằng giá/lãi suất, chưa coi trọng chất lượng dịch vụ. Cùng với năng lực quản trị yếu kém, đạo đức kinh doanh ngân hàng chưa cao làm gia tăng mức độ rủi ro hoạt động và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng. Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng có nơi, có lúc trở nên quá mức làm gia tăng rủi ro và hành vi gian lận trong hoạt động ngân hàng. Trên thị

trường tiền tệ xuất hiện biểu hiện một số NHTM có quy mơ lớn lũng đoạn, thao túng thị trường, nhất là về lãi suất và tỷ giá, trong khi một số NHTM nhỏ khác lại ngày càng bị chi phối bởi những NHTM lớn.

2.2.2.4. Nguyên nhân

Môi trường kinh doanh

Nền kinh tế vĩ mô tuy ổn định nhưng chưa thực sự vững chắc, nhiều khó khăn vẫn cịn hiện hữu: Sức cầu trong nước còn yếu, chất lượng tăng trưởng chưa cao; Thu chi ngân sách khó khăn, gánh nặng nợ cơng cịn nhiều bất cập; Nợ xấu vẫn ở mức cao và phức tạp; Tiến độ tái cơ cấu 3 lĩnh vực ưu tiên và thực hiện 3 đột phá chiến lược còn chậm so với yêu cầu. (GDP năm 2013 đạt 5,42%; Lạm phát ở mức 6,04%; Xuất khẩu tăng trưởng 15,4%, cán cân thương mại thặng dư; thu hút FDI đạt trên 21,6 tỷ USD, vốn giải ngân đạt khoảng 11,5 tỷ USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 31% GDP). Tâm lý và tập quán người dân vẫn còn giữ tiền mặt nhiều, giữ ngoại tệ hoặc vàng phòng rủi ro đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, bất kỳ sự điều chỉnh nhỏ trong cơ chế luật pháp đối với hệ thống ngân hàng điều tác động tới khả năng hoạt động của ngân hàng. Đơn cử như những thay đổi trong quy định về tỷ lệ an toàn vốn sẽ ảnh hưởng tới việc làm thay đổi khả năng cho vay của ngân hàng.

Dự báo tăng trưởng của Việt Nam qua các năm sẽ tác động đến tâm lý của người tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế là khách hàng của BIDV và chính BIDV (dự báo tăng trưởng dẫn đến niềm tin và lạc quan cho người dân về thu nhập và tăng chi tiêu, thúc đẩy hàng hóa sản xuất, doanh nghiệp có thể tái sản xuất – trả nợ và ngân hàng sẽ tăng thu nhập; dự báo tăng trưởng từ các tổ chức quốc tế đối với Việt Nam với kết quả khả quan sẽ hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước, nguồn vốn chảy vào trong nước và doanh nghiệp có thể dễ tiếp cận vốn vay tái sản xuất, ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận và ngược lại sẽ dẫn đến nhiều sự lo sợ từ người dân, e dè chi tiêu và ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp và ngân hàng).

Sự phát triển của hệ thống tài chính

BIDV là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính, do vậy bên cạnh các quy định pháp luật chung, BIDV còn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của

pháp luật chuyên ngành về ngân hàng – tài chính. Hiện nay, VN đã và đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý mới cho TCTD tại VN, trong đó có các NHTM CP như BIDV. Những quy định mới góp phần hồn thiện hành lang pháp lý, giúp cơ quan thẩm quyền quản lý chặt chẽ hoạt động của các TCTD và thị trường tài chính nói chung, đồng thời giúp hoạt động của các TCTD diễn ra an tồn. Việc khơng áp dụng kịp thời, không đúng các văn bản pháp luật điều chỉnh sẽ dẫn đến rủi ro về mặt luật pháp đối với hoạt động ngân hàng. Sau khi cổ phần hóa và niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, những điều chỉnh của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đều ảnh hưởng đến tình hình giao dịch cổ phiếu của BIDV.

Ngồi ra, mức lãi suất huy động và cho vay liên tục thay đổi trong 10 năm nay và có chiều hướng giảm lãi suất cho vay xuống còn 8% để các doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn. Lãi suất thị trường biến động ảnh hưởng bất lợi đến thu nhập ròng từ lãi và giá trị vốn kinh tế của ngân hàng. Ngồi ra, tỷ giá ngoại tệ cũng có nhiều biến động từ mức trên 16.000 VNĐ/USD năm 2004 lên hơn 21.000 VNĐ năm 2013 dẫn đến những rủi ro tỷ giá trong hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho vay và đầu tư (giá trị những tài sản được tính bằng ngoại tệ sẽ tăng hoặc giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng).

Hệ thống tài chính càng phát triển, BIDV sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội trong cơ chế hoạt động đầu tư và kinh doanh (điển hình khi niêm yết cổ phần trên thị trường thì ngân hàng phải đảm bảo một số tiêu chí nhất định như tỷ lệ nợ xấu dưới 3% trong 2 quý liền kề, trong khi đó nền kinh tế đang rơi vào khó khăn, nhiều doanh nghiệp vỡ nợ, đặc biệt hơn BIDV còn chịu sự quản lý của Nhà nước nên một số nguồn cho vay từ các doanh nghiệp Nhà nước không thể thu hồi và nợ xấu tăng cao; điều này làm hạn chế việc tăng vốn cho bản thân BIDV).

Năng lực tài chính

Nguồn vốn chủ sở hữu BIDV không ngừng được tăng cường qua các năm, tuy nhiên để có thể nâng tầm lên với các ngân hàng nước ngồi thì vẫn còn nhiều yếu tố cần phải cải thiện. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản vẫn còn khá thấp. Hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên nguồn vốn huy động khách hàng nên những rủi ro về thanh khoản dẫn tới nhiều nguy cơ tổn hại nặng nề. Tỷ lệ an toàn vốn đạt tiêu chuẩn nhưng so với các ngân hàng khác vẫn ở mức thấp, cần nâng CAR lên để đẩy mạnh đầu

tư vào những hoạt động mức rủi ro và sinh lời cao hơn. Ngoài ra, nguồn sinh lợi chủ yếu vẫn từ các hoạt động thu nhập từ lãi (đa phần là hoạt động cho vay) dẫn tới gia tăng rủi ro nếu khách hàng mất khả năng chi trả, nợ xấu tăng cao.

Năng lực quản trị

Xây dựng đội ngũ lãnh đạo có năng lực và tầm nhìn rộng là một trong những khó khăn và thách thức của tất cả các ngành, các doanh nghiệp. Đội ngũ lãnh đạo cần phân định rõ công việc và trách nhiệm cho từng bộ phận để tiện điều hành và xử lý trách nhiệm. Việc mở rộng mạng lưới hoạt động nhiều và liên tục dẫn tới không kịp xây dựng đội ngũ lãnh đạo mới tài năng gây nên những sai sót và hậu quả nặng nề trong việc ra quyết định (Năm 2013 có 127 chi nhánh, 503 phòng giao dịch và 95 quỹ tiết kiệm, năm 2004 có 129 chi nhánh, 92 phịng giao dịch và 200 quỹ tiết kiệm; Mạng lưới ngân hàng giảm đáng kể cho thấy nhiều chi nhánh, phòng giao dịch không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về quản lý, hoạt động, tăng chi phí nhưng khơng sinh lời buộc phải cắt

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w