Chương 1 : Lý luận tổng quan về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV
4.2.1.1. Tổng tài sản
Khi nói đến tăng trưởng của tổng tài sản là nói đến qui mơ của hoạt động tín dụng và đầu tư. Đây là sự tăng trưởng của tài sản có.
70 Tín dụng
Nguồn vốn huy động chính là yếu tố giúp gia tăng hạn mức dư nợ tín dụng và lãi suất cho vay đối với khách hàng. Yếu tố này sẽ được trình bày trong phần gia tăng tài sản nợ bên dưới.
Ngồi ra, cịn có ngun nhân khác dẫn đến tín dụng bị hạn chế chính là việc nợ tồn đọng quá nhiều. Nợ tồn đọng lớn không những chứa đựng nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng, dẫn đến khủng hoảng tài chính mà cịn tạo ra gánh nặng chi phí cho ngân hàng, suy giảm khả năng huy động vốn và cho vay đối với nền kinh tế, giảm lịng tin của cơng chúng và mức uy tín trên thị trường quốc tế đối với hệ thống ngân hàng, hạn mức cho vay bị kiểm sốt. Chính vì vậy, BIDV cần phải xử lý nợ tồn đọng bằng các biện pháp sau:
Đánh giá lại chất lượng tài sản, khả năng thu hồi và giá trị của nợ xấu định kỳ hàng tháng hoặc q chứ khơng chờ đến khi có sự biến động của nội tệ hoặc ngoại tệ và thực hiện thông qua xây dựng bảng thống kê chi tiết phù hợp thực tại.
BIDV nên rao bán các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo cho cơng ty mua bán nợ sau khi đã thẩm định chi tiết và xác định khơng cịn khả năng thu hồi. Nếu những khoản nợ xấu vẫn chưa bán được thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý bằng cách thanh lý tài sản theo phương thức bán đấu giá tài sản đó theo mức của thị trường. Nếu vẫn chưa xử lý được nợ xấu thì sử dụng quỹ trích lập dự phịng rủi ro để xử lý nợ xấu. Đối với các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo là các cơng trình, bất động sản… sau khi đã thực hiện các bước trên mà vẫn khơng xử lý được nợ xấu thì sẽ kiến nghị Chính phủ mua lại để phục vụ cho mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, giải pháp chỉ thực sự khả thi khi ngân hàng trung thực trong việc công bố nợ xấu tồn tại thật sự chứ không phải là số liệu trên sổ sách.
Ngoài ra, việc xử lý nợ xấu để giảm mức nợ xấu chỉ đạt hiệu quả khi ngân hàng vẫn duy trì việc hạn chế phát sinh nợ xấu mới. Ngân hàng nên chấm dứt cho vay đối với bên vay có nợ nần chồng chất, dây dưa, chay ỳ hoặc khơng có tài sản thế chấp; nâng cao quy trình đánh giá chất lượng tín dụng và trình độ thẩm định dự án, giám sát tình trạng sử dụng vốn vay; kiểm soát chặt chẽ và kiểm sốt chéo giữa các cán bộ tín dụng để phịng ngừa những gian lận, sai sót tồn tại;...
Và để tín dụng thực sự sinh lời giảm rủi ro, BIDV cần phải nâng cao năng lực và phẩm chất của cán bộ tín dụng và cán bộ có liên quan (nhân viên kho quỹ,...)
Thực hiện xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt, linh hoạt về lãi suất theo thị trường/ theo thực trạng tài chính hiện tại của khách hàng,...
Thực hiện kiểm soát chặt chẽ khi thẩm định dự án và trong nội bộ. Ngoài việc kiểm tra từ bộ phận kiểm sốt, nên có sự kiểm sốt chéo giữa các nhân viên, luân phiên thay đổi người thẩm định và nhân viên tín dụng đối với từng dự án, với từng khách hàng nhằm tránh sự gian lận trong hồ sơ cũng như giảm tình trạng nhân viên khi nghỉ việc sẽ kéo đi lượng khách hàng cũ. Thực hiện chấp hành nghiêm túc quy chế và quy trình tín dụng từ cấp lãnh đạo đến nhân viên nhằm giảm tình trạng sử dụng mối quan hệ thân thiết để rút ngắn quy trình cấp tín dụng.
Đẩy mạnh tín dụng cá nhân để trở thành ngân hàng đứng đầu hệ thống bán lẻ (năm 2013 vươn lên đứng thứ 2 trên thị trường về doanh số dư nợ bán lẻ đạt 58.620 tỷ đồng). Hạn chế tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, xây dựng thực hiện tối đa giá trị tài sản đảm bảo đối với khoản vay mới phát sinh.
Đầu tư
Cơ cấu lại danh mục đầu tư, hoạt động của các doanh nghiệp BIDV đã đầu tư, góp vốn và thực hiện tăng vốn góp hoặc sát nhập loại bỏ doanh nghiệp chưa hiệu quả. Tăng tính tự lập, tự hoạt động đạt hiệu quả trên thị trường của các đơn vị trực thuộc BIDV, giảm dần sự lệ thuộc vào ngân hàng.
Tăng cường đầu tư chứng khốn vào các loại có tính ổn định, an tồn và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội như trái phiếu Chính phủ.
Thành lập bộ phận chuyên trách về Quan hệ Nhà đầu tư trực thuộc Ban Thư kí Hội đồng quản trị với chức năng và nhiệm vụ cơ bản là xây dựng và quản lý hệ thống thông tin; thực hiện công bố thông tin định kỳ, bất thường và theo yêu cầu; xây dựng và củng cố mạng lưới quan hệ với các nhà đầu tư, giới tài chính và truyền thơng; tổ chức các sự kiện liên quan đến công tác quan hệ nhà đầu tư.
Trong hợp tác quốc tế, BIDV tiếp tục gia tăng quan hệ hợp tác đầu tư, đa dạng hoạt động kinh doanh như hợp tác với Tập đoàn bảo hiểm Metlife (Mỹ); Thỏa thuận
hợp tác với các ngân hàng lớn của Nhật Bản, hợp tác với câu lạc bộ MU của Anh quốc độc quyền phát hành và tiếp thị thẻ Manchester United…các hoạt động đầu tư nước ngồi thực hiện có hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi thế cho BIDV.
Sự tăng trưởng của tài sản nợ
Nguồn vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng có thể được gia tăng qua các cách sau:
Chuyển các khoản nợ xấu thành vốn cổ phần theo hướng BIDV sẽ đàm phán với
khách hàng về các khoản nợ xấu, xác định nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, từ ngun nhân đã xác định, thì phía ngân hàng sẽ xem xét các khoản nợ cịn có thể thu hồi nhưng ở giai đoạn này tạm thời chưa thu hồi được thì sẽ thương thảo với khách hàng để chuyển thành vốn góp hoặc cổ phần.
Tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung, tăng vốn từ các cổ đơng,
thành viên góp vốn hiện hành và các chủ đầu tư trong nước và ngoài nước. Thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Sáp nhập hợp nhất với các ngân hàng khác sẽ làm cho quy mô vốn BIDV tăng.
Hoặc thực hiện sáp nhập với ngân hàng yếu (Ngân hàng An Bình, Dầu khí tồn cầu, Westernbank, Trustbank,...), để vực các ngân hàng yếu; hoặc sáp nhập với các ngân hàng mạnh để tăng tính cạnh trạnh và trở thành tập đồn tài chính lớn mạnh.
Bán nợ để thu hồi vốn: sau khi sáp nhập các ngân hàng sẽ rà soát lại nợ xấu và
tiến hành bán các khoản nợ xấu này cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) hoặc công ty TNHH quản lý nợ và khai thác tài sản của BIDV (BAMC), từ đó củng cố quy mơ vốn để phát triển bền vững.
Trình chính phủ xin chuyển phần vốn vay từ Ngân hàng thế giới và Qũy tiền tệ quốc tế theo chương trình tái cơ cấu cho NHTM CP NN để tăng vốn chủ sở hữu như một khoảng vay theo các điều kiện của Qũy tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới.
Và để thực hiện được thành công một trong các biện pháp trên thì BIDV nên rà sốt lại các khoản nợ xấu, sau đó đánh giá khoản nợ xấu đó ở mức độ nào, khoản nào có thể chuyển thành vốn góp, cổ phần được. Và đồng thời khi thực hiện sáp nhập với các ngân hàng khác thì phải đặt lợi ích chung của cả hệ thống ngân hàng lên trên hết,
không vì lợi ích của cá nhân các ngân hàng riêng lẻ, như thế thì sớm hay muộn đối thủ cạnh tranh cũng sẽ thâu tóm, và lúc đó cịn thiệt hại nhiều hơn.
Huy động vốn
Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp thời điểm (hiện tại đang chú trọng phát triển thị trường bán lẻ, hướng đến khách hàng cá nhân; năm 2013 đứng thứ 2 trong thị trường bán lẻ, doanh số huy động vốn dân cư đạt 211.232 tỷ đồng).
Cải tiến nghiệp vụ, đa dạng hóa hình thức huy động. Cải tiến quy trình, giảm thủ tục giấy tờ. Mở rộng mạng lưới, đặt thêm nhiều trụ ATM, POS và linh hoạt trong cơ chế lãi suất, bám sát thị trường. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức huy động vốn, cần nghiên cứu áp dụng nhiều hình thức huy động vốn mới như phát hành kì phiếu, trái phiếu để huy động vốn trung và dài hạn, phát hành chứng chỉ tiền gửi. Về tiền tiết kiệm, áp dụng nhiều loại hình tiết kiệm như tiết kiệm an sinh học đường, tiết kiệm hôn nhân, …Nghiên cứu các hình thức huy động tiết kiệm gửi góp, nhận và trả tại nhà,…