Bài học đối với NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31 - 35)

Chương 1 : Lý luận tổng quan về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

1.4.2. Bài học đối với NHTM Việt Nam

Từ thực tế tại Việt Nam và kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Trung Quốc, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về các giải pháp

nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là BIDV để có thể phát triển ổn định bền vững và hội nhập quốc tế.

Một là, các NHTM phải nhận thức được những yêu cầu và thách thức cạnh tranh

trong hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó mỗi NHTM phải có lộ trình và bước đi cụ thể không ngừng nâng cao năng lực trên cơ sở tận dụng những lợi thế cạnh tranh sẵn có. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh năng lực tài chính NHTM:

+ Quan tâm đầu tư thích đáng về cơng nghệ hiện đại, tin học, đào tạo nguồn nhân lực gắn với công nghệ và các sản phẩm dịch vụ hiện đại theo thông lệ nhằm làm bước đột phá để tạo đà cho sự phát triển hoạt động ngân hàng.

+ Giữ vững trạng thái hoạt động ổn định thông qua việc giám sát và quản lý rủi ro hệ thống bởi việc tuân thủ các chỉ số hoạt động đã được xác định về giới hạn an tồn theo thơng lệ và chuẩn mực quốc tế.

+ Điều hành hoạt động ngân hàng, ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội theo đường lối của Đảng và Nhà nước, chấp hành và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia nhưng phải lấy hiệu quả làm mục tiêu trong hoạt động kinh doanh để từng bước phát triển ổn định, bền vững tiến tới hội nhập trong nước và quốc tế.

+ Tăng sức mạnh, sức cạnh tranh để phát triển là cần thiết nhưng không được bất chấp chi phí và làm giảm sút khả năng sinh lời mà phải tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng sinh lời đủ bù đắp chi phí, dự phịng và đáp ứng đủ cho khả năng bổ sung vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính, mở rộng qui mơ hoạt động trong và ngồi nước.

Hai là, tập trung xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, nợ xấu, để lành mạnh hoá bảng tổng

kết tài sản, nhằm tăng vị thế, sức cạnh tranh, tăng sức chịu đựng rủi ro, đẩy mạnh khả năng thanh khoản. Thông qua việc lành mạnh hố năng lực tài chính, đồng thời phải có các giải pháp tăng vốn:

+ Để xử lý nợ xấu địi hỏi các NHTM phải có sự nỗ lực quyết tâm, áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết tạo nguồn để tự xử lý. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu cịn địi hỏi có sự hỗ trợ từ Chính phủ về cơ chế, chính sách, về nguồn tài chính và các chính sách thuế ưu đãi. Giải pháp xử lý nợ xấu thường được sử dụng như:

 Áp dụng các biện pháp làm sạch bảng tổng kết tài sản như xoá nợ đối với các khoản nợ có DPRR,…

 Cơ cấu lại nợ, giãn nợ, bán nợ, Nhà nước phát hành trái phiếu mua nợ… + Tăng vốn tự có cho NHTM bằng nhiều giải pháp như: từ các nguồn lực tài chính tự bản thân ngân hàng (giải pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại là một giải pháp nhanh chóng để các ngân hàng trở thành những ngân hàng, tập đồn tài chính lớn).

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có các giải pháp như cấp thêm vốn, phát hành trái phiếu để tăng vốn, cần tháo gỡ các cơ chế chính sách tài chính, hình thức sở hữu để các NHTM NN có đủ điều kiện về qui mơ vốn và tài sản để mở rộng qui mơ hoạt động, ổn định, an tồn, bền vững phát triển và hội nhập.

Ba là, thực hiện việc cơ cấu lại cùng với việc xây dựng các thể chế hoạt động phù

hợp với sự phát triển và tiến trình hội nhập.

Bốn là, cải cách khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng (hoàn

thiện các Bộ luật, văn bản pháp qui về tiền tệ, ngân hàng, tự do hoá lãi suất, ngừng hoặc giảm cấp tín dụng của Chính phủ cho những DNNN làm ăn khơng có hiệu quả thơng qua hệ thống ngân hàng, hồn thiện qui chế giám sát, kiểm sốt).

Tháo gỡ cho ngân hàng về cơ chế chính sách, các định chế liên quan đến hoạt động tài chính về trích lập dự phịng, xử lý rủi ro, tăng nguồn lực tài chính về quản lý nguồn nhân lực, tiền lương, tuyển dụng, quan hệ quản lý, quản trị điều hành, hạch toán kế tốn theo thơng lệ quốc tế, xử lý dứt điểm nợ quá hạn, đa dạng hóa sở hữu…

Năm là, Việt Nam cần có lộ trình phù hợp, từng bước tạo điều kiện cho các NHTM có thời gian chuẩn bị, thực hiện chuyển đổi dựa trên điều kiện thực tế để phát triển ổn định, bền vững:

+ Hoàn thiện, mở rộng và đẩy mạnh hoạt động của thị trường vốn, tiền tệ, tài chính, chứng khốn…nhằm tạo ra nhiều cơng cụ để các ngân hàng hướng tới hoạt động đa năng, đa dạng các sản phẩm dịch vụ nhất là các sản phẩm dịch vụ phát sinh, hướng tới hội nhập trong nước và quốc tế.

+ Bổ sung vốn và nguồn lực cho các NHTM NN để tăng cường các chỉ số phản ánh năng lực cân đối về vốn trước khi cổ phần hoá. Củng cố các NHTM CP theo hướng để lại những ngân hàng hoạt động hiệu quả và thiết thực cho phát triển kinh tế xã hội.

20

+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các ngân hàng phù hợp với các thể chế chung và từng ngân hàng để các ngân hàng hoạt động có hiệu quả thực chất, tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn, phá sản, gây ra phản ứng dây chuyền ảnh hưởng không tốt đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

+ NHNN ủng hộ về thể chế, định chế, nguồn lực ban đầu, giám sát chặt chẽ để phát triển ổn định, bền vững, kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho nó sớm đủ điều kiện hội nhập trong nước và quốc tế để mở đường cho các ngân hàng phát triển tốt trong điều kiện khó khăn như hiện nay, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội ở các lĩnh khác.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận chung về NHTM, hoạt động kinh doanh của NHTM; hiệu quả kinh doanh, các tiêu chí phản ánh hiệu quả kinh doanh của BIDV theo quy mô là: Vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, dư nợ tín dụng, tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá; theo chất lượng tài sản và an tồn vốn: tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ, tỷ lệ an toàn vốn (CAR); theo chỉ tiêu hiệu quả: ROA, ROE, NIM,.... Ngoài ra, tác giả đã nêu lên sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM, đồng thời cũng đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, tại phần 1.5 của chương, tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số NHTM trên thế giới và các bài học rút ra đối với NHTM VN nói chung, BIDV nói riêng.

Tồn bộ nội dung này được dùng làm cơ sở cho việc phân tích chi tiết ở chương 2 tiếp theo sau.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w