đvt: tỷ đồng
(Nguồn: báo cáo thường niên BIDV giai đoạn 2004-2013)
Dư nợ tín dụng là một trong những nguồn thu quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong số những tài sản sinh lời của ngân hàng. Dư nợ tín dụng tăng cao qua các năm, từ mức 72.430 tỷ đồng năm 2004 tăng hơn 5 lần đạt mức 391.040 tỷ đồng năm 2013. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu này không ổn định. Mức tăng đỉnh điểm của chỉ tiêu này vào năm 2007 với mức 33.81% và khi hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đi qua kéo theo sự sụt giảm tỷ lệ này chỉ còn mức 21.97% vào năm 2008. Dưới sự nỗ lực không ngừng từ cấp lãnh đạo tới nhân viên đã đưa tốc độ này tăng trưởng trở lại ở mức 28.21% vào năm 2009. Nhưng duy trì khơng được bao lâu thì chỉ tiêu này lại tiếp tục giảm sút chỉ cịn 15.04% vào năm 2013.
Ngồi ra, phụ lục 3 cho ta thấy nguồn dư nợ cho vay chủ yếu của BIDV đang có sự dịch chuyển từ việc chú trọng các khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp lớn sang các chủ thể cá nhân và doanh nghiệp nhỏ lẻ. Xét trên khía cạnh khác, phụ lục 4 cho thấy tổng thể dư nợ cho vay có tỷ trọng nợ ngắn hạn khá cao trên 50% qua các năm, dư nợ tín dụng dài hạn có xu hướng giảm dần khoảng 30%, trong khi đó dư nợ trung hạn lại tăng trọng từ từ. Những rủi ro khi cho vay dài hạn đã dẫn tới ngân hàng hạn chế loại hình này và thay vào là cho vay trung hạn với mức khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận tương đối so với dài hạn.
2.2.1.2.Chỉ tiêu chất lượng tài sản và an toàn vốn
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ
Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2004-2013 đvt: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ lệ nợ xấu 23.999 11.786 10.804 5.730 4.183 Dư nợ tín dụng 72.430 85.434 98.639 131.984 160.983 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ tín dụng 38.30% 14.86% 11.92% 4.80% 2.70% Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ lệ nợ xấu 5.534 6.424 8.122 9.161 8.839 Dư nợ tín dụng 206.402 254.19 293.94 339.92 391.04 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ tín dụng 2.80% 2.72% 2.96% 2.91% 2.37% (Nguồn: báo cáo thường niên BIDV giai đoạn 2004-2013)
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ trong bài được tính tốn dựa theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 do đó có sự chênh lệch rất lớn so với khi dùng tiêu chuẩn cũ – Quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27/11/2000 để tính tốn. Trường hợp điển hình là giai đoạn 2004-2005 vẫn sử dụng tiêu chí cũ để tính tốn và kết quả là tỷ lệ này chỉ ở mức 8.72% và 11.64% thấp hơn rất nhiều tương ứng với mức 38.30% và 14.86% của tiêu chí mới.
Nhìn chung tỷ số này có xu hướng giảm dần từ mức 38.30% năm 2004 và đến năm 2013 chỉ còn 2.37%. Tỷ số này giảm dần là kết quả của việc tăng nguồn huy động vốn nhằm tăng dư nợ tín dụng (tăng mẫu số tỷ lệ này lên cao dẫn đến tỷ số này giảm xuống dù tử số vẫn tăng). Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận trong công tác quản trị, ngân hàng đã tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động tín dụng – sát sao trong khâu xét duyệt và thẩm định tài sản đảm bảo trước khi cho vay và thực hiện chính sách xóa khoản nợ xấu hoặc thay đổi phân loại nợ nhằm làm giảm cũng như kìm chế sự tăng trưởng hoặc giữ cho mức nợ xấu không tăng cao. Việc duy trì quản lý chặt chẽ nợ xấu khơng những cải thiện uy tín và lợi nhuận của ngân hàng mà cịn giúp cho BIDV niêm yết thành cơng cổ phiếu trên thị trường vào năm 2011 sau nhiều lần trì hỗn dựa theo “thơng tư số 26/2012/TT-NHNN, TCTD cổ phần muốn niêm yết thì phải có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% trong 2 quý liên tiếp đó”
12,00% 11,07% 9,65% 10,23% 9,53%9,32% 8,94% 9,10% 9,46% 10,00% 8,00% 6,84% 6,86% 6,00% 4,00% 2,00% 0,00% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)