Chương 1 : Lý luận tổng quan về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
3.1. Phân tích định tính các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của BIDV
3.1.1. Môi trường kinh doanh
Nền kinh tế Mỹ năm 2013 phát đi nhiều tín hiệu hồi phục tích cực. GDP của Mỹ tăng trưởng dần qua các quý; tỷ lệ thất nghiệp đã giảm mạnh xuống mức 7%; thâm hụt thương mại giảm mạnh nhờ xuất khẩu tăng trưởng rất lạc quan và thâm hụt chi tiêu ngân sách của Chính phủ cũng có xu hướng giảm kể từ sau sự kiện Chính phủ phải đóng cửa 16 ngày vào tháng 10 vừa qua do nợ công bị vượt quá mức trần cho phép.
Nền kinh tế Châu Âu cũng cho thấy những dấu hiệu hồi phục tuy còn khá mong manh. Tốc độ tăng trưởng GDP của EU đã nhích nhẹ dần qua các quý và đặc biệt tăng khá tốt tại Q2.2013, EU đã thoát khỏi đáy suy thoái kỷ lục kéo dài 18 tháng. Tuy nhiên, EU vẫn đang đối mặt với nguy cơ nợ công bùng phát trở lại và nguy cơ giảm phát đang tiềm ẩn ở khu vực Eurozone. Trước thực trạng này, ECB đã tiến hành giảm lãi suất tái cấp vốn thêm 25 điểm xuống mức kỷ lục 0,25% để đối phó với việc lạm phát đang giảm mạnh và đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế của khu vực.
Trung Quốc, thặng dư thương mại tiếp tục tăng lên, xuất khẩu có xu hướng phục hồi. Về yếu tố rủi ro, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều dấu hiệu đáng lo ngại: Tốc độ tăng trưởng nợ của Chính phủ đang ngày càng cao, lên tới gần 3 nghìn tỷ USD (chiếm khoảng 58% GDP); Thị trường tiền tệ căng thẳng vào cuối Q2 và Q4.2013 khiến cho vấn đề căng thẳng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc một lần nữa được nhắc đến và bong bóng bất động sản có thể sớm vỡ và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Tình hình nền kinh tế trong nước có những biến chuyển khả quan (CPI 2013 là 6,04%; Tổng phương tiện thanh tốn và dư nợ tín dụng được kiểm soát phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Lãi suất huy động giảm còn 7-10 %, lãi suất cho vay giảm còn 9-12 %. Tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng nhanh, tình trạng đơ-la hóa, vàng hóa giảm đáng kể. Niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên. Xuất khẩu tăng 15,4%, nhập khẩu
tăng 16,1%, nhập siêu 0,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Cán cân thương mại cải thiện rõ rệt. Quan hệ thương mại và đầu tư tiếp tục được mở rộng với hầu hết các quốc gia và nền kinh tế; GDP đạt 5.42 %; tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013 đạt 29,1% GDP.)
Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang nỗ lực để xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý mới cho TCTD. Tiêu biểu một số thông tư, quyết định mới như sau:
Thông tư số 14/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Theo đó, việc thay đổi phân loại nợ có thể sẽ làm gia tăng nợ xấu, nợ quá hạn, ngân hàng buộc phải tăng mức dự phịng rủi ro, uy tín của ngân hàng giảm sút, cổ đơng và nhà đầu tư lo ngại, ngân hàng khó có thể niêm yết cổ phiếu trong thời gian sắp tới, việc tăng vốn ảnh hưởng, các khoản tín dụng bị thắt chặt và kiểm sốt chặt chẽ, lợi nhuận có thể suy giảm.
Thông tư số 08/2014/TT-NHNN Quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của TCTD đối khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Dựa theo thơng tư này, BIDV có thể dễ dàng tiếp cận và tăng thêm những đối tượng khách hàng này với mức lãi suất hỗ trợ. Tuy nhiên, lãi suất hỗ trợ đồng nghĩa lợi nhuận ngân hàng nhận được ít hơn và dư nợ cho vay những đối tượng khác sẽ giảm xuống.
Ngồi ra, cịn nhiều quy định pháp luật khác và những quy định này đều mang lại những cơ hội và thách thức cho BIDV. Để giữ vững và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, BIDV phải nắm rõ những quy định này và phân bổ chính sách phù hợp (phân chia dư nợ tín dụng theo hạn mức với từng đối tượng khách hàng).
3.1.2. Chính sách của Chính Phủ
Trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã ban hành một số văn bản về giảm thuế, giảm phí, xây dựng đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ & Tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC), bổ sung vốn để BIDV cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; NHNN liên tục ban hành các văn bản điều chỉnh hạ lãi suất; thành lập và đưa vào hoạt động Công ty quản lý tài sản Việt Nam; Bộ Xây dựng rà soát tất cả các dự án phát triển nhà ở để phân loại các dự án được tiếp tục thực hiện và cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu
cũng như loại hình nhà ở; Bộ Cơng thương tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu; các Bộ Tài chính, Cơng thương phối hợp tăng cường kiểm soát giá cả, thị trường...Các Bộ, ngành đã có sự phối hợp triển khai trong việc ban hành và thực hiện các biện pháp liên quan đến việc giải quyết nợ xấu; cung cấp vốn tín dụng cho sản xuất, kinh doanh và thị trường bất động sản. Qua đó, đã từng bước tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. (Văn bản số 249/TB-VPCP đã yêu cầu quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy mạnh phát triển CNTT; Nghị định số 53/2013/NĐ-CP Về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam; Nghị định số 01/2014/NĐ- CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD Việt Nam;...). Những chính sách này sẽ tạo điều kiện cho BIDV phát triển hoạt động kinh doanh. Việc phát triển CNTT là điều kiện tiên quyết giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ khác; thành lập cơng ty quản lý tài sản giúp BIDV có thêm kênh bảo đảm an toàn cho tài sản, giảm rủi ro kinh doanh; quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD VN nhằm giúp ngân hàng tăng nguồn vốn cũng như nhận hỗ trợ một số mặt từ cổ đông và bảo vệ BIDV trước việc thâu tóm của các tập đồn nước ngồi.
Bên cạnh những mặt tích cực trong các văn bản luật này thì vẫn cịn tồn tại những mặt tiêu cực bởi các quy định chưa phù hợp, khó áp dụng,.. dẫn tới ngân hàng chưa thể tiếp cận được hoặc tiếp cận được thì cũng khơng thể triển khai được. Tiêu biểu như thơng tư 09/2014/TT-NHNN về phân loại tài sản, trích lập dự phịng rủi ro trong hoạt động của TCTD hơi chặt chẽ nhằm đảm bảo quá trình cơ lại thời hạn trả nợ không bị lạm dụng dẫn tới nợ xấu của các ngân hàng tăng cao.
3.1.3. Sự phát triển của hệ thống tài chính7
Lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng cuối năm 2013
Lãi suất huy động
- Lãi suất huy động VND ổn định so với thời gian trước. Lãi suất huy động của các NHTM có thanh khoản tốt ở mức thấp hơn trần lãi suất theo quy định của NHNN. Mặt bằng lãi suất huy động của các TCTD: lãi suất không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1
tháng từ 1-1,2%/năm, kỳ hạn từ 1-6 tháng khoảng 5-7%/năm, kỳ hạn từ 6-12 tháng khoảng 6,5-7,5%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 7,5-8,5%/năm.
- Lãi suất huy động USD ổn định so với thời gian trước. Hiện nay, lãi suất huy động USD phổ biến bằng mức trần do NHNN quy định là 0,25%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và 1,25%/năm đối với tiền gửi của dân cư.
Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay VND ổn định so với thời gian trước. Ở lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức thấp 7-9%/năm; lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác ở mức 9-10,5%/năm khối NHTM NN, 9,5-11,5%/năm khối NHTM CP; trong đó, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả được các NHTM cho vay với mức lãi suất chỉ 6,5-7%/năm.
- Lãi suất cho vay USD: phổ biến 4-7%/năm; trong đó, các NHTM NN là 4- 5%/năm đối với ngắn hạn, 6-7%/năm đối với trung và dài hạn; các NHTM CP khoảng 5-6%/năm đối với ngắn hạn, 6,5-7%/năm đối với trung và dài hạn.
Tham khảo thêm bảng lãi suất cho vay của TCTD trong phụ lục 3.
Hoạt động của thị trường liên ngân hàng cuối năm 2013
Doanh số giao dịch:
Theo báo cáo của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống báo cáo thống kê, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ 110.689 tỷ đồng, bình quân khoảng 27.672 tỷ đồng/ngày; bằng USD quy đổi ra VND đạt 59.946 tỷ đồng, bình quân khoảng 14.986 tỷ đồng/ngày.
Các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (chiếm 40% tổng doanh số VND), 1 tuần (chiếm 31%) và 2 tuần (chiếm 10%). Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất bao gồm kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần với tỷ trọng lần lượt chiếm 60%, 13% và 8% tổng doanh số giao dịch bằng USD.
Lãi suất bình quân liên ngân hàng
- Đối với các giao dịch bằng VND lãi suất giao dịch bình qn trên thị trường có xu hướng giảm đặc biệt là các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng với mức giảm lần lượt là 0,99%, 0,67% và 0,61%/năm.
- Đối với các giao dịch bằng USD lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường ổn định ở kỳ hạn qua đêm (0,18%/năm) nhưng lại giảm ở kỳ hạn 2 tuần và 1 tháng.
Tham khảo bảng lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng trong phụ lục 4.
Thị trường ngoại hối cuối năm 2013
Thời điểm cuối năm, thị trường ngoại hối diễn biến ổn định, tỷ giá giao dịch có xu hướng giảm, thanh khoản của thị trường tốt. Thời điểm cuối năm, tỷ giá niêm yết mua, bán VND/USD của các NHTM phổ biến quanh mức 21.075/ 21.115 VND/USD.
Tóm lại, sự phát triển của hệ thống tài chính được thể hiện thông qua yếu tố lãi suất huy động, cho vay, bình quân liên ngân hàng, thị trường ngoại hối. Khi những mức lãi suất này được giữ vững thì BIDV có thể tiên đốn với độ chính xác cao các khả năng rủi ro cũng như lợi nhuận đạt được trong tương lai. Do đó, mức độ rủi ro của ngân hàng giảm đáng kể, hoạt động của BIDV dần đi vào ổn định.
3.1.4 Năng lực tài chính
Ngày 6/8/2013 BIDV đã hồn thành đợt tăng vốn điều lệ từ 23.012 tỷ đồng lên 28.112 tỷ đồng với số lượng phát hành thực tế 510.032.102 cổ phiếu, đạt 99,998% tổng số cổ phiếu được phép phát hành qua đó giúp nâng cao năng lực tài chính và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của BIDV đồng thời góp phần tuân thủ các quy định của NHNN về đảm bảo an toàn hoạt động.
Tổng tài sản BIDV đạt 548.386 tỷ đồng là một trong những NHTM CP có quy mơ tài sản dẫn đầu thị trường.
Tổng nguồn vốn huy động (bao gồm tiền gửi khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, các khoản tiền gửi tiền vay được ghi nhận vào nguồn vốn huy động) tăng trưởng đạt 416.726 tỷ đồng. Cơ cấu huy động vốn có chuyển biến tích cực theo hướng tăng tính ổn định của nền vốn, đóng góp hiệu quả cho mục tiêu tiết kiệm chi phí vốn.
Dư nợ tín dụng (gồm cho vay các tổ chức & cá nhân, cho thuê tài chính ngoại ngành, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) đạt 391.040 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng được kiểm sốt chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2013 ở mức 2,37% (kế hoạch là < 3%).
ROA, ROE lần lượt đạt 0,78% và 13,8%, hệ số CAR đảm bảo ở mức 10,23% (cao hơn mức yêu cầu 9% của NHNN), chỉ tiêu an toàn thanh khoản và các tỷ lệ cân đối vốn-sử dụng vốn đều được đảm bảo và tuân thủ đúng quy định.
Lợi nhuận trước thuế năm 2013 đạt 5.290 tỷ đồng.
Năm 2013, BIDV mở mới 10 chi nhánh, mở mới/nâng cấp từ quỹ tiết kiệm thêm 66 phòng giao dịch. Đến 31/12/2013, tổng số điểm mạng lưới hoạt động của BIDV là 725 điểm, trong đó: 127 chi nhánh, 503 phịng giao dịch và 95 quỹ tiết kiệm - đứng thứ 3 trong hệ thống NHTM về số lượng điểm mạng lưới.
Năng lực tài chính là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đây là lợi thế để BIDV có thể nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường, xây dựng và phát triển sản phẩm mới, tạo nên sự khác biệt và cơ hội tiếp cận đến những chuẩn mực quốc tế, mở rộng phát triển ngoài nước.
3.1.5 Năng lực quản trị
Ngoài việc chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh theo Nghị quyết số 593/2013/NQ-ĐHĐCĐ của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị cịn chỉ đạo hồn thiện hệ thống văn bản quy định về tổ chức, hoạt động tạo khung pháp lý đầy đủ để BIDV hoạt động hiệu quả theo mơ hình NTHM CP. Cụ thể:
Trình Đại hội đồng cổ đơng bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị độc lập nhằm đảm bảo cơ cấu và hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, tổ chức kiện toàn hoạt động của các Ủy ban, cơ quan giúp việc trực thuộc Hội đồng quản trị.
Thực hiện chỉ đạo tổ chức lựa chọn được đơn vị kiểm toán của BIDV năm tài chính 2014 và 2015 là Cơng ty TNHH Deloitte Việt Nam. Đồng thời, Hội đồng quản trị chỉ đạo phân tích tình hình thị trường để xác định thời điểm đưa cổ phiếu vào giao dịch, đồng thời chỉ đạo hồn thành các thủ tục đăng kí niêm yết cổ phiếu.
Trong năm 2013, công tác lựa chọn nhà đầu tư chiến lược được duy trì thơng qua các hoạt động tiếp xúc với các nhà đầu tư tiềm năng và thông qua tư vấn Morgan Stanley để cập nhật tin tức về thị trường đầu tư quốc tế, các đánh giá của chuyên gia.
Tiếp tục đổi mới và kiện tồn mơ hình tổ chức và công tác nhân sự thông qua luân chuyển hai chiều từ lãnh đạo cấp cao đến cán bộ nghiệp vụ gắn với việc tăng cường cả về khối lượng và chất lượng các chương trình đào tạo trên tồn hệ thống.
Chỉ đạo quyết liệt trong công tác phát triển mạng lưới, mở rộng địa bàn, tăng cường năng lực cạnh tranh, giữ vững và phát triển thị trường, nhất là trong điều kiện Ngân hàng Nhà nước thắt chặt quản lý mạng lưới.
Tiếp tục chỉ đạo công tác thương hiệu – truyền thông, thương hiệu BIDV tiếp tục được bồi đắp và được khẳng định ở tầm cao mới với các chương trình, sự kiện nổi bật.
Cơng tác quản lý rủi ro, kiểm tra giám sát được đẩy mạnh thông qua việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động và nâng cao chất lượng của Ủy ban Quản lý rủi ro; xây dựng hệ thống cảnh báo nhằm chủ động ứng phó trước biến động bất lợi; ban hành khung quản lý rủi ro tổng thể; tích cực hồn thiện báo cáo dự phịng chống rửa tiền...
Tiếp tục chú trọng và nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là các địa bàn trọng yếu như Lào, Campuchia, Myanmar, Séc.
Công tác an sinh xã hội vì cộng đồng tiếp tục triển khai đa dạng, có hiệu quả trong và ngoài nước, khẳng định thương hiệu ‘doanh nghiệp vì cộng đồng’ và góp phần