Quản lý nhu cầu điện năng DSM (Demand Side Management)

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Trang 85 - 86)

, r " ™ ^UVỤHU Hi 1 1HLLV

3.6 Quản lý nhu cầu điện năng DSM (Demand Side Management)

Trong HTĐ luôn xuất hiện sự không đồng đều của phụ tải theo thời gian trong ngày, theo mùa trong năm, có sự chênh lệch rất lớn của phụ tải giữa giờ cao diêm và thâp diêm. Đôi với HTĐ nước ta do thành phân phụ tải sinh hoạt và dịch vụ còn chiếm tỷ lệ khá cao sự chênh lệch phụ tải HTĐ giữa giờ cao điểm và thấp điểm có thể lên tới 2,5 lần. Điều này dẫn đến việc cần phải đầu tư lớn cho việc xây dựng nguồn và hệ thống phải huy động những nguồn có chi phí nhiên liệu lớn như điêzen, máy phát chạy dầu DO vào mùa khơ... cịn vào mùa nước các nhà máy thủy điện vẫn phải dừng bớt một số tổ máy và xả nước đi.

Với đồ thị phụ tải luôn biến động lớn, công suất các tổ máy phát điện ln phải thay đổi, q trình khởi động và dừng diễn ra thường xuyên ảnh hưởng tới tuổi thọ, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và tổn thất điện năng. Vận hành các tổ máy có cơng suất luôn biến động trong giới hạn rộng sẽ gây nhiều bất lợi.

Chưomg trình DSM là giải pháp tổng thể phối hợp từ chính sách, tiêu chuẩn thiết kế, sản xuất, chế tạo các thiết bị điện, biểu giá điện hợp lý và tiết kiệm năng lượng, thực hiện các giải pháp kỹ thuật để thực hiện DSM. Mục tiêu cuối cùng của DSM là nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng, san băng đổ thị phụ tải và hạ thấp yêu cầu sử dụng của toàn hệ thống nhưng vẫn đảm bảo tốt mọi hoạt động sản xuất và đời sống.

Các giải pháp kỹ thuật của DSM là:

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC sử DỤNG NĂNG LƯỢNG TIÉT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

• Đối với HTĐ nên xây dựng các nhà máy thủy điện tích năng. Nhà máy này sẽ bơm nước từ hạ lưu trong giờ thấp điểm lên hồ chứa trên thượng lưu và phát điện trong giờ cao điểm. Hình 3.20 vẽ nguyên lý vận hành nhà máy thủy điện tích năng. 1 rong giờ cao điêm, nhà máy phát điện vào lưới nhờ ngn nước tích trữ được ở hồ chứa 1 (bên trên), vào giờ thấp điểm, nhà máy vận hành ở che độ bơm nước từ hồ chứa 2 (bên dưới) lên hồ phái trên làm nguồn dự trữ. Thủy điện tích năng tuy có hiệu suất thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao vì đã tận dụng được điện năng giờ thấp điểm để dự phòng và phát điện vào giờ cao điểm.' Lượng nước được tích trữ tương ứng với thời gian sử dụng vào khoảng 400 h.

• Đổi với sản xuất nên bố trí các ca làm việc, giảm tải vào giờ cao điểm. • Đảm bảo khơng sử dụng các phụ tải sinh hoạt có cơng suất lớn trong giờ cao điểm. Ví dụ khơng sử dụng bình nước nóng trong giờ cao diêm. Nước nóng được dự trữ trong các giờ thấp điểm từ trước.

• Xây dựng chính sách năng lượng khuyến khích các sản phẩm nãng lượng có hiệu suất cao.

Hình 3.20 Sơ đồ nguyên lý vận hành nhà máy thủy điện tích năng

a) Chế độ bơm ở giờ thấp điểm; b) Chế độ phát ở giờ cao điểm

• Xây dựng biểu giá điện khuyến khích chuyển nhu cầu sử dụng điện trong giờ cao điểm sang giờ thấp điểm.

• Đẩy mạnh công tác truyền thông tuyên truyền về chương trình mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm vả hiệu quả. Kết quả của việc thực hiện DSM ngoài việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu còn nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, chất lượng điện năng được đảm bảo.

• Có sự phối hợp giữa các đơn vị điện lực và khách hàng.

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)