Bơm nước công suất nhỏ

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Trang 107 - 111)

, r " ™ ^UVỤHU Hi 1 1HLLV

2. Bơm nước công suất nhỏ

Có hai loại máy bơm nước thường sử dụng là: • Máy bơm ly tâm;

• Máy bơm kiểu nam châm điện (kiểu rung). Hình 3.45 và Hình 3.46 giới thiệu các chi tiết cấu tạo của hai loại máy bơm.

Khi cấp điện cho máy bơm ly tâm, động cơ điện quay kéo rôto bơm quay, các cánh bơm ly tâm làm cho áp suất vùng giữa trục rôto (nối thông với đầu hút nước vào của máy bơm) giảm xuống và áp suất vùng mép ngồi rơto (nối thông với đầu đẩy nước ra của máy bơm) tăng lên. Do có sự chênh lệch áp suất này mà nước được hút vào máy bơm và đẩy ra với áp suất lớn.

Hình 3.45 cấu tạo máy bơm kiểu ly tâm

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC sử DỤNG NĂNG LƯỢNG TIÉT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

1. Nắp động cơ; 2.Ồ bi; 3. Hộp chứa tụ điện; 4. Stato ; 5-Rôto; 6. Trục động cơ- máy bơm; 7. vỏ động cơ; 8. Lỗ thoát nước; 9. Đầu nối ống nước đẩy ra; 10. Thân máy bơm; 11. Rôto cánh bơm ly tâm; 12. Đầu nối ống nước hút vào; 13. Dai ốc; 14. Đệm cao su.

Máy bơm loại rung hoạt động dựa trên nguyên lý “rung” của nam châm điện xoay chiều: Khi cấp điện cho máy, cuộn dây nam châm điện 4 có dịng chạy qua, làm rung nắp nam châm 6 với tần số 100 Hz (ứng với tần số của nguổn điện 50 Hz). Năp nam châm 6 làm rung màng van bơm 9, biên độ rung băng 4-5mm, làm nước được hút qua lỗ hút nước vào 10 và đẩy lên cao qua đường nước ra.

a) Hình dạng bên ngồi b) Sơ đồ cấu tạo

Hình 3.46 Máy bơm nước kiểu điện từ (kiểu rung)

1. Tai treo bơm; 2. Nửa vỏ trên; 3. Nam châm điện; 4. Cuộn dây hút 5. Keo êpoxi; 6. Nắp rung; 7. Đế ngăn bằng cao su; 8. Nửa vỏ dưới; 9. Màng van bơm;

10. Lỗ hút nước vào; 11. Dây điện vào.

Máy bơm kiểu rung có một số đặc điểm sau:

• Tạo được áp suất đẩy lớn hơn so với máy bơm ly tâm;

• Kết cấu đơn giản, khi hoạt động khơng có ma sát giữa các bộ phận của máy nên bền hơn, khơng phải bào dưỡng dầu mỡ;

• Tiếng ồn lớn hơn so máy bơm ly tâm;

• Khi bơm phải nhúng chìm trong nước, được làm mát bàng nước trong bể và dòng nước chảy qua bơm. Do vậy có tên gọi khác là bơm "tõm".

Các thơng số kỹ thuật chủ yếu của máy bơm:

• Lưu lượng nước bơm: lít hoặc m3 trong một đơn vị thời gian;

• Chiều cao cột nước bơm: tính bàng mét kể từ vị trí đặt máy bơm. Thường các máy bơm có cột nước từ 20-3Om.

. • Chiều sâu cột nước hút: là chiều cao cột nước kể từ vị trí đặt máy bơm đến bề mặt mức nước dưới mà máy có thể hút được. Các máy bơm thường có chiều sâu cột nước hút từ 7 đến 8m;

111.Ill I rt 1111Ị.Ơ <7

• Cỡ đường ơng nối vào và ra khỏi máy bơm: tùy theo lưu lượng nước của máy nhỏ hay lớn, đường ống nối này có các cỡ từ 1/2; 3/4; 1; 5/4 (inch) hay 15, 20, 25, 32 (mm);

• Cơng suất: Các máy bơm dùng cho gia đình thường có cơng suất 125; 250; 375; 450;... 1000W;

• Tốc độ quay của máy (vịng/phủt): thường các máy bơm có tốc độ khoảng 2920 vịng/phút;

• Điện áp làm việc (V): 220V, tần số 50 Hz.

Sử dụng, bào dưỡng mảy bơm điện. Để máy bơm làm việc an toàn, bền, người

sử dụng phải:

• Nối đất vỏ máy bơm, dây mát phải đấu đúng yêu cầu kĩ thuật, không nổi dây mát vào đường ống dẫn nước hoặc ổng dẫn ga;

• Tránh vận hành bơm trong điều kiện chạy khô không cung cấp nước, làm giảm tuôi thọ và hay cháy động cơ bơm;

• Cần đặt bơm làm việc trong môi trường khô sạch, tránh mưa nãng tác động trực tiếp đến bơm.

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC sứ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIÉT KIỆM VÀ HIỆU QUÁ Câu hỏi và bài tập chương 3

Câu hỏi 1: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các nhà máy điện? Câu hỏi 2: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong hệ thống truyền tải điện? Câu hỏi 3: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong hệ thống cung cấp điện? Câu hỏi 4: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong thiết kế chế tạo vận hành

sử dụng MBA, ĐCK.ĐB, máy điện một chiều, máy điện đồng bộ?

Câu hỏi 5: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong thiết bị quạt? Câu hỏi 6: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong bếp điện? Câu hỏi 7: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong lị vi sóng? Câu hỏi 8: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong nồi cơm điện?

Câu hỏi 9: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong bình đun nước nóng? Câu hỏi 10: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong lò nướng?

Câu hỏi 11: Tiềm hăng tiết kiệm năng lượng trong máy giặt? Câu hỏi 12: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong máy bơm nước?

Bài tập 3.1

Trạm biến áp gồm 1 MBA có thơng số sau: S = 1250 kVA, 22/0,4 kV, po = 1,72 kW, pn= 12,91 kw, Y/A-ll, Un = 5%. Đồ thị phụ tải có 3000 giờ làm việc với tải 625 kW, số giờ còn lại làm việc định mức. Neu sử dụng 2 MBA công suất s = 630 kVA, 22/0,4 kV, po = 1,15 kw', Pn = 6,04 kW, Y/A-11, Un = 5% làm việc song song và cắt bớt 1 MBA khi tài 625 kW. Tính tổn hao điện nàng trong 2 trường hợp?

Bài tập 3.2

Một tải gồm điện trở R=6Q, điện kháng x= 8fì mắc nối tiếp v<.0 nguồn điện áp u= 220V. Tính điện dung C của tụ điện đế hệ số công suất cos<p= 0,93?

Bài tập 3.3

So sánh hiệu quả tiết kiệm điện của động cơ khi sử dụng biến tần. Giả thiết động cơ làm việc dài hạn, giá điện 1000 đ/kWh?

;-Ị KĨẸÌVI VÃ HĨẸUQUA

CHƯƠNG 4 .

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)