Sự thay đổi trên lâm sàng sau khi nong hàm và 6 tháng duy trì

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lâm sàng, Xquang, đánh giá hiệu quả điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên bằng hàm nong nhanh kết hợp với minivis (Trang 83 - 85)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị hẹp chiều ngang XHT bằng hàm nong nhanh

3.2.1. Sự thay đổi trên lâm sàng sau khi nong hàm và 6 tháng duy trì

- Ốc nong được mở rộng trung bình: 8,67 mm - Thời gian điều trị trung bình: 32,52 ngày

- Độ rộng khe thưa giữa hai răng cửa khi ngừng nong hàm: 3,50 ± 2,16 mm

Bảng 3.13. Mối tương quan giữa nhóm tuổi và thời gian nong hàm (ngày)

Nhóm tuổi Thời gian nong hàm p

Mean SD Min Max

< 18 32,04 3,03 28 38

0,000

≥ 18 33,64 3,71 25 40

Nhận xét: Nhóm tuổi dưới 18 có thời gian nong hàm ít hơn nhóm tuổi trên 18, sự chệnh lệch này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Bảng 3.14. Mối tương quan giữa mức độ trưởng thành của cột sống cổ và thời gian nong hàm (ngày)

CS

Thời gian nong hàm

p

Mean SD Min Max

4 31,90 0,93 29,81 34,00

0,123

5 31,66 0,97 29,51 33,82

6 33,84 1,04 31,56 36,13

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có mức độ trưởng thành của cột sống cổ CS 4,5

có thời gian nong hàm thấp hơn nhóm có mức độ trưởng thành của cột sống sổ CS 6, tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bảng 3.15. Mối tương quan giữa mức độ trưởng thành của khớp khẩu cái và thời gian nong hàm (ngày)

Giai đoạn Thời gian nong hàm p

Mean SD Min Max

C 29,00 1,18 25,71 32,28

0,000

D 31,61 0.69 30,15 33,06

E 35,15 0,75 33,5 36,80

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có mức độ trưởng thành của khớp khẩu cái thấp có thời gian nong hàm ít hơn nhóm có mức độ trưởng thành của khớp khẩu cái lớn hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Bảng 3.16. Mức độ thay đổi kích thước cung răng (mm) ở các thời điểm trước, sau ngừng nong hàm và sau duy trì 6 tháng

Kích thước n T1-T0 T2-T1 T2-T0 Hàm trên R3-3 30 3,77 ± 2,91 -1,85 ± 3,02 1,92 ± 3,12 R4-4 36 4,27 ± 3,1 -0,26 ± 3,12 4,01 ± 2,97 R6-6 36 5,79 ± 3,27 -1,21 ± 3,66 4,58 ± 3,43 Hàm dưới R3-3 35 0,30 ± 2,20 0,38 ± 2,22 0,68 ± 2,37 R4-4 36 0,46 ± 2,80 0,55 ± 2,71 1,01 ± 2,65 R6-6 36 0,27 ± 3,50 0,60 ± 3,29 0,87 ± 3,47 Nhận xét:

Hàm trên: Tại thời điểm ngừng nong hàm, độ rộng cung răng tại vị trí răng nanh tăng 3,77 mm, tại vị trí răng hàm nhỏ tăng 4,27 mm và tăng 5,79 mm chọ vị trí răng hàm lớn thứ nhất hàm trên. Sau 6 tháng duy trì (T2), độ rộng cung răng tại các vị trí trên có xu hướng giảm hơn so với thời điểm T1, tuy nhiên các giá trị này vẫn lớn hơn nhiều so với giá trị ở thời điểm ban đầu (T0).

Hàm dưới: Tại thời điểm ngừng nong hàm, độ rộng cung răng tại vị trí răng nanh, răng hàm nhỏ thứ nhất, răng hàm lớn thứ nhất khơng có sự chênh lệch với nhiều so với thời điểm T0, sau 6 tháng duy trì, độ rộng cung răng cũng tăng lên ở cả 3 vị trí so với thời điểm T0.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lâm sàng, Xquang, đánh giá hiệu quả điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên bằng hàm nong nhanh kết hợp với minivis (Trang 83 - 85)