chúng ở đơn vị quản lý học viên các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
4.1.1. Những yếu tố tác động đến đổi mới cơng tác văn hóa quần chúngở đơn vị quản lý học viên các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay ở đơn vị quản lý học viên các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Một là, xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và mặt trái của kinh tế thị trường tác động đến đổi mới công tác VHQC ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc trong thế giới hiện đại, không chỉ dừng lại trong lĩnh vực kinh tế, mà còn mở rộng, lan tỏa, thâm nhập các lĩnh vực khác của đời sống, từ xã hội, môi trường đến khoa học, cơng nghệ, văn hóa, pháp luật, giáo dục,... Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế và thực hiện nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN đã đem lại đất nước nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, chính trị - xã hội ổn định, kinh tế, văn hóa phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên.
Tuy nhiên, tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và mặt trái của kinh tế thị trường đã tạo ra thách thức trong việc tiếp tục đổi mới tư duy lãnh đạo văn hóa của Đảng, chủ động của các chủ thể văn hóa. Báo cáo của Hội nghị Văn hóa tồn quốc năm 2021, Đảng ta nhận định: “các mặt trái của quá trình tồn cầu hóa, số hóa đã và đang tác động mạnh tới bản sắc văn hóa dân tộc” [5, tr. 19]; đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại; mơi trường văn hóa cịn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội và một số tội phạm có chiều hướng gia tăng. Tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc các sản phẩm văn hóa nước ngồi... đặt ra thách thức cần xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú cho văn hóa Việt Nam, củng cố nội lực, tạo sức đề kháng trước những cuộc “xâm lăng văn hóa” từ bên ngồi.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự bùng nổ của internet và mạng xã hội đã tác động đến xây dựng, phát triển văn hóa, nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo giá trị văn hóa của cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ ở các HV,TSQ quân đội. Nó làm thay đổi cách thức tìm kiếm, chia sẻ thơng tin; thay đổi cách thức hưởng thụ và tiêu dùng văn hóa, cách thức sáng tạo văn hóa; tác động đến thị hiếu, thẩm mỹ, phong cách làm việc; khơi dậy, khuyến khích phát triển tài năng cá nhân trong quân đội.
Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự bùng nổ của internet, mạng xã hội đã tác động đến nếp sinh hoạt, sức khỏe, tâm lý; xu hướng đề cao hình thức; hình thành những biểu hiện lệch chuẩn, ứng xử thiếu văn hóa; ảnh hưởng đến thị hiếu, năng lực cảm thụ nghệ thuật theo hướng tiêu cực; khuyến khích xu thế hướng ngoại, xa rời văn hóa truyền thống, tác động sâu sắc đến nhu cầu văn hóa và đời sống văn hóa của cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội. Bên cạnh đó, thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt sự tác động của đại dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới và Việt Nam ảnh hưởng lớn đến tổ chức các hoạt động văn hóa và đổi mới cơng tác VHQC ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội.
Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu cao với công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phát triển văn hóa, con người của Đảng, Nhà nước nói chung, cơng tác văn hóa của quân đội nói riêng, trong đó có đổi mới cơng tác VHQC ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội nhằm nâng cao chất lượng truyền tải, sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa cho cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ, ngăn ngừa từ sớm, từ xa những biểu hiện suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ở các HV,TSQ quân đội.
Hai là, sự chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa đặt ra u cầu cần đổi mới cơng tác VHQC ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội.
Hiện nay, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh chống phá trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm. Chúng xun tạc, bơi nhọ, đả kích bản sắc văn hóa dân tộc; đặc biệt là truyền
thống văn hóa, văn nghệ cách mạng, lối sống XHCN - những giá trị tinh thần của chế độ XHCN; truyền bá văn hóa, lối sống tư sản phương Tây vào nước ta - lối sống thực dụng, vụ lợi cá nhân, sùng bái đồng tiền, dâm ô, trụy lạc phi nhân tính; kích thích sự phục hồi, phát triển lối sống mê tín dị đoan, tơn thờ chủ nghĩa hữu thần; tìm hiểu, móc nối, mua chuộc, lơi kéo, kích động trí thức, văn nghệ sĩ có tư tưởng bất mãn, thù địch, cơ hội, hữu khuynh cực đoan, sa đọa về phẩm chất đạo đức,... vào con đường phản bội, chống lại Đảng, Nhà nước và Nhân dân; tìm cách thao túng, lũng đoạn, chi phối các cơ quan, tổ chức văn hóa, văn nghệ làm cho văn hóa, văn nghệ đi chệch định hướng XHCN... Đối với quân đội chúng âm mưu làm xói mịn các giá trị văn hóa truyền thống; đưa những thông tin bịa đặt, xuyên tạc bản chất, truyền thống của quân đội, đòi xét lại vai trò của qn đội, địi dân sự hóa qn đội, tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, biến quân đội thành lực lượng phi chính trị…
Những vấn đề trên, đặt ra cho công tác VHQC ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội hiện nay hết sức cấp bách; một mặt cần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; mặt khác giúp cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, nâng cao sức đề kháng, tự “miễn dịch” trước những tác động của các sản phẩm phản văn hóa. Đồng thời, phải kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, tích cực, chủ động đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp cơng tác VHQC ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội phù hợp với điều kiện mới để có đủ cơ sở lý luận, thực tiễn đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa.
Ba là, cơng cuộc đổi mới của đất nước, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong tình hình mới đặt ra địi hỏi ngày càng cao tác động đến đổi mới công tác VHQC ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội.
Qua hơn 35 năm đổi mới, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chống tham nhũng, lãng phí đạt được nhiều kết
quả quan trọng. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao… đã tạo tiền đề quan trọng để đất nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Đồng thời, trong tình hình mới đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới đất nước; quan tâm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, coi văn hóa là một mặt, một bộ phận không tách rời của sự nghiệp cách mạng. Báo cáo tại Hội nghị Văn hóa tồn quốc năm 2021, Đảng xác định: “Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, dân chủ, khoa học và nhân văn. Xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội” [5, tr. 21].
Những thành tựu trong cơng cuộc đổi mới đất nước đã góp phần làm cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, trong đó có cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang được nâng lên; củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao ý thức, trách nhiệm với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đặt ra ngày càng cao tác động tới đổi mới công tác VHQC ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội. Tình hình trên đặt ra cho cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội cần quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước về văn hóa vào lãnh đạo, chỉ đạo công tác VHQC phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, tranh thủ những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, hạn chế về khách quan, chủ quan để nâng cao chất lượng công tác VHQC ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội.
Bốn là, sự phát triển nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội, yêu cầu công tác giáo dục, đào tạo tác động đến đổi mới công tác VHQC ở đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội.
Hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, mục tiêu xây dựng quân đội được Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành việc điều chỉnh tổ
chức biên chế theo hướng tinh, gọn, mạnh; một số quân chủng, binh chủng, lực lượng hiện đại, phấn đấu từ năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại. Các HV,TSQ quân đội phải đi trước, đón đầu, tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo theo phương châm: “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, đòi hỏi các cơ quan, đơn vị, trước hết là đơn vị QLHV các HV,TSQ quân đội phải nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, “coi trọng trang bị kiến thức cơ bản, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện bản lĩnh chính trị, tác phong chỉ huy, sức khỏe cho các đối tượng đào tạo” [33, tr. 8]; “bảo đảm đầy đủ, kịp thời tiêu chuẩn đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội, xây dựng đơn vị có mơi trường sư phạm lành mạnh, mơi trường văn hóa tốt đẹp, phong phú [45, tr. 20], xây dựng phẩm chất chính trị, nhân cách người cán bộ quân đội cho học viên.
Bên cạnh đó, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ VHQC và nghệ thuật của cán bộ, chiến sĩ quân đội nói chung và cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ ở HV,TSQ quân đội nói riêng có sự phát triển so với trước, yêu cầu ngày càng cao, đặt ra việc đổi mới tồn diện cơng tác VHQC hiện nay, phản ánh thực tế đời sống học tập, rèn luyện, công tác của đơn vị QLHV; nâng cao toàn diện mọi hoạt động sáng tạo, lưu giữ, truyền bá, hưởng thụ giá trị văn hóa, tạo sức bật cho công tác VHQC thành phong trào sâu rộng để cổ vũ, động viên, khích lệ mọi quân nhân trong thực hiện nhiệm vụ. Để đáp ứng được yêu cầu trên, phải đổi mới công tác VHQC, phát huy giá trị văn hóa truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, nâng cao đời sống văn hóa - tinh thần ở đơn vị QLHV.