Đầu tư kinh phí cho hoạt động đào tạo nhân sự

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện công tác đào tạo nhân sự tại CTCP công nghiệp thuận tường (Trang 93 - 95)

- Mua bán, cho thuê, máy móc thiết bị trong xây dựng;

CÔNG NGHIỆP THUẬN TƯỜNG.

3.2.2 Đầu tư kinh phí cho hoạt động đào tạo nhân sự

Ở đây có 02 vấn đề cần chú ý: 1/ Tổng kinh phí dành cho hoạt động đào tạo nhân sự; 2/ Phân bổ và sử dụng hiệu quả kinh phí cho từng hoạt động.

Để nâng cao tổng kinh phí dành cho đào tạo. Tùy theo nhu cầu thực tiễn, tổng kinh phí này có thể khác nhau. Trong trường hợp Cơng ty kí được dự án xây dựng cơng trình lớn kéo theo nhu cầu nhân sự lớn thì cơng ty có thể linh hoạt huy động vốn từ nhiều nguồn nhằm có được nguồn kinh phí dành cho đào tạo tốt. Ngược lại, nếu nhu cầu thực tiễn ổn định và nhân sự của cơng ty đáp ứng tương đối tốt thì tổng kinh phí dành cho đào tạo có thể ổn định và không tăng đột biến. Tuy nhiên cần linh hoạt huy động các nguồn kinh phí cho quỹ đào tạo có thể triển khai tốt.

Về phân bổ và sử dụng hiệu quả kinh phí cho từng hoạt động. Để hiệu quả cần xác định rõ trên tổng kinh phí được duyệt, tỷ trọng kinh phí sẽ khác nhau, nếu cơng việc nào được ưu tiên cao sẽ được tập trung nhiều kinh phí và ngược lại. Ví dụ, sau khi cân đối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, căn cứ vào nhu cầu nhân sự trong thời gian tới, cơng ty tính tốn và có thể dành ra 200 triệu đồng cho cơng tác đào tạo năm 2016. Từ tổng số 200 triệu đồng tối đa đó, để hiệu quả, bộ phận chuyên trách phải làm việc với Giám đốc và các phòng ban chức năng liên quan để xác định rõ các đối tượng đào tạo năm 2016, bao gồm:

1/ Bồi dưỡng các cán bộ cấp chiến lược của Công ty (cán bộ quản lý cấp cao); 2/ Bồi dưỡng các cán bộ cấp chiến thuật (cán bộ quản lý cấp trung)

3/ Đào tạo các cán bộ giám sát thi cơng cơng trình (xây dựng, điện, nước,..). 4/ Đào tạo công nhân kĩ thuật

5/ Đào tạo các đối tượng khác.

địi hỏi chương trình, phương pháp đào tạo khác nhau. Đào tạo cơng nhân kĩ thuật có thể phục vụ nhu cầu sản xuất thực tế được ngay trong khi đó bồi dưỡng cán bộ cấp chiến lược phục vụ hiệu quả lâu dài cho công ty.

Từ cơ sở thực tiễn nhu cầu nhân lực sẽ phân bổ kinh phí cho các nhóm đối tượng đào tạo. Ví dụ cho năm 2016:

Biểu đồ 3.1. Phân bổ kinh phí dành cho đào tạo các cấp tại Công Ty

Cấp chiến lược cần thiết phải gửi đi bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp để nâng cao trình độ chỉ đạo, quản lý. Đào tạo cấp này cần đặc biệt chú trọng chất lượng và nội dung chương trình, kĩ năng quản lý. Phần kinh phí có thể là nguồn một năm hoặc nhiều năm gộp vào và gửi đi đào tạo theo đợt. Trên tổng kinh phí đã có, bộ phận chun trách sẽ làm việc với lãnh đạo Công ty để ”quy hoạch” các cán bộ sẽ cử đi đào tạo sao cho có hiệu quả nhất, mang lại tầm ảnh hưởng và thiết thực nhất.

Cấp chiến thuật, cán bộ thiết kế, tư vấn, giám sát căn cứ vào tình hình nguồn kinh phí đã có, có thể mời giảng viên về giảng dạy hoặc cử đi các cơ sở đào tạo. Phương pháp làm như trên.

Công nhân kĩ thuật và các đối tượng khác có thể sử dụng đào tạo tại chỗ hoặc mời giảng viên về đào tạo hoặc tuyển chọn những công nhân lành nghề, nhiều kinh nghiệm của công ty làm giảng viên các lớp đào tạo. Phương pháp sử dụng giảng viên là công nhân lành nghề của cơng ty và đào tạo tại chỗ có ưu điểm là có thể khai

thác đội ngũ cơng nhân lành nghề sẵn có và học viên có thể phát huy được ngay sau khi đào tạo.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện công tác đào tạo nhân sự tại CTCP công nghiệp thuận tường (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)