Các nhân tốảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH tranh đá quý dũng tân (Trang 31 - 34)

1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.4. Các nhân tốảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanhnghiệp nghiệp

1.2.4.1. Nhân tố khách quan:

Là những nhân tố bên ngồi có sự tác động tổng thể, ảnh hưởng rộng đến toàn bộ nền kinh tế, và khơng thể khắc phục được hồn tồn.

- Rủi ro kinh doanh: Những rủi ro bất thường mà doanh nghiệp gặp phải

trong quá trình sản xuất kinh doanh như: hỏa hoạn, bão lũ, bệnh dịch…, có thể khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng gián tiếp hay trực tiếp; gây mất tài sản, mất vốn. Doanh nghiệp không thể khắc phục được hồn tồn mà chỉ có thể tìm các biện pháp bảo hiểm để tránh được phần nào rủi ro.

- Sự tiến bộ của khoa học- kỹ thuật: Khoa học kỹ thuật ngày càng phát

triển mạnh mẽ, đây vừa là cơ hội và là thách thức với mỗi doanh nghiệp. Nếu bắt kịp với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật, doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất lao động, gia tăng lợi nhuận; ngược lại nếu khơng bắt kịp, sẽ nhanh chóng bị lạc hậu, hàng hóa sản xuất ra sẽ bị giảm tính cạnh tranh.

- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng nhanh

chậm hay khủng khoảng gây ảnh hưởng lớn đến sức mua của thị trường; từ đó làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, kéo theo hệ quả sụt giảm doanh thu, lợi nhuận, việc sử dụng vốn sẽ kém hiệu quả.

- Tác động của thị trường: Lạm phát, lãi suất, tỷ giá, biến động giá cả

đầu ra và đầu vào cũng gây những tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Các nhân tố khác.

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan

- Công tác xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp: Việc xác

định nhu cầu vốn lưu động là rất quan trọng với mỗi doanh nghiệp, việc lựa chọn phương pháp, quá trình dự báo nếu khơng kịp thời hoặc thiếu chính xác gây thừa hay thiếu vốn đều gây những ảnh hưởng khơng tốt đến sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.

- Việc lựa chọn dự án đầu tư: Mỗi dự án đầu tư đều phải được xét duyêt

kỹ càng từ ý tưởng, phương pháp, nghiên cứu thị trường, sản xuất sản phẩm cho phù hợp với điều kiện thị trường, khả năng doanh nghiệp. Để khi quyết định bỏ vốn vào sản xuất ra sản phẩm phải được ưa chuộng, tiêu thụ tốt, từ đó mới góp phần tăng vịng quay vốn.

- Trình độ quản lý của doanh nghiệp: Trình độ quản lý của doanh nghiệp

nếu yếu kém từ bất kỳ một khâu nào cũng dẫn đến thất thốt vốn, lãng phí vốn và hiệu quả sử dụng vốn kém. Ngược lại, với trình độ quản lý tốt, nhà

quản trị sẽ có những quyết định đúng đắn, đảm bảo việc sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp: Việc doanh nghiệp đầu tư

vào cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị như thế nào ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận, và hiệu quả sử dụng vốn của mình.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TRANH ĐÁ QUÝ DŨNG TÂN TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH tranh đá quý dũng tân (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)