Thực trạng về quản trị nợ phải thu của công ty TNHH tranh đá quý Dũng Tân

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH tranh đá quý dũng tân (Trang 75 - 82)

BẢNG 2.14: CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN PHẢI THU NGẮN HẠN NĂM 2015 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2015 1/1/2015 So sánh Số tiền VNĐ Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền VNĐ Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A. Tài sản ngắn hạn 17.295.613.816 100% 21.611.519.027 100% (4.315.905.211) -19.97%

Các khoản phải thu

ngắn hạn 729.231.800 4.22% 2.000.485.000 9.26% (1.271.253.200) -63.55% -5.04%

1.Phải thu của khách hàng 729.231.800 100% 2.000.485.000 100% (1.271.253.200) -63.55% 0.00%

2. Trả trước cho người

bán 0 0 0 0 0 0 0

3. Các khoản phải thu

khác 0 0 0 0 0 0 0

Các khoản phải thu cuối năm 2015 đạt hơn 729 triệu đồng, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tài sản ngắn hạn của công ty (4.22%) sụt giảm đáng kể cả về lượng và tỷ trọng so với đầu năm 2015 ( giảm 1.271 triệu đồng, giảm 63.55% so với thời điểm đầu năm).

Trong đó, Các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng 100% trong các khoản phải thu ngắn hạn, và sự sụt giảm của khoản nợ phải thu chính là sự sụt giảm của các khoản phải thu của khách hàng.

Trong năm qua, các khoản thu của khách hàng có sự giảm mạnh ( giảm 63.55% so với đầu năm). Trong năm 2015, công ty đã thu được tổng cộng hơn 7.654 triệu đồng tiền hàng. Tổng số nợ phát sinh thêm trong năm là gần 6.383 triệu đồng. Cho thấy chính sách thắt chặt tín dụng thương mại với khách hàng đã được cơng ty áp dụng. Để đẩy nhanh q trình tiêu thụ sản phẩm của mình, từ 2012 cơng ty đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng. Đặc biệt là chính sách “Hai thanh”- “60-40” tức là khi mua hàng, chỉ cần thanh tốn 60% giá trị đơn hàng, cịn lại 40% khách hàng sẽ được thanh toán trong thời hạn nhất định, tùy thuộc vào mức độ khách hàng mà thời gian thanh tốn 9-20 tháng, hay phải nói đến chính sách chiết khấu 2- 2.5% đối với những khách bn có đơn hàng lớn ( trên 200 triệu đồng/ hóa đơn), Chính nhờ chính sách này, lượng hàng tiêu thụ năm mấy năm đó tăng đáng kể. Tuy nhiên, bước vào cuối kỳ kế toán năm 2014, ban giám đốc đã quyết định thay đổi chính sách bán hàng. Vẫn áp dụng chính sách “Hai Thanh”, nhưng tỷ lệ mỗi lần thanh toán là 80-20, đồng thời, thời gian thanh tốn sau khi nhận hàng cũng rút ngắn, chỉ cịn 6-15 tháng, tùy thuộc vào mức độ khách hàng, cùng với đó, là tăng tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng, chiết khấu 2-2.5% với những đơn hàng lớn hơn 350 triệu đồng. Sự thay đổi chính sách này đã làm cho việc quản lý nợ phải thu của công ty được dễ dàng,

lượng khách hàng thanh toán ngay tăng lên, tuy nhiên doanh thu bán hàng của công ty bị giảm sút trong năm qua.

Việc thu hồi nợ trong năm có chuyển biến rõ rệt, tuy nhiên vẫn cịn tồn tại một số khoản nợ xấu khó địi, cơng ty vẫn ln đơn đốc và giám sát các khoản nợ này.

Qua đó, địi hỏi cơng ty phải đặc biệt coi trọng các biện pháp quản trị các khoản phải thu từ bán chịu hàng hóa, xem xét tương quan giữa khả năng sinh lời và rủi ro để có thể đưa ra chính sách phù hợp nhất trong từng thời kỳ.

BẢNG 2.15: CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ KỲ THU TIỀN BÌNH QN NĂM 2014-2015 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ vnđ 28.325.833.081 30.985.000.000 (2.659.166.919) -8.58% 2. Số dư bình quân các khoản phải thu ngắn hạn vnđ 729.231.800 2.000.485.000 (1.271.253.200) -63.55% 3. Vòng quay các khoản phải thu (1)/(2) vòng 38.8 15.5 23.3 150.43% 4. Kỳ thu tiền trung bình 360/(3) ngày 9.3 23.2 -13.9 -59.80%

Nhìn vào bảng 2.14 ta có thể thấy hiệu quả cơng tác thu hồi nợ của công ty đã được cải thiện đáng kể, thể hiện: số vòng quay nợ phải thu tăng 23.3 vòng, ứng với 150.43% từ 15.5 vòng lên 38.8 vịng tương ứng với kỳ thu tiền bình qn giảm 13.9 ngày, ứng với 59.8% từ 23.2 ngày xuống còn 9.3 ngày. Tốc độ thu hồi nợ tăng mạnh là do doanh thu bán hàng giảm nhẹ với tốc độ nhanh (8.58%) và nợ phải thu ngắn hạn bình quân lại giảm đột biến ( giảm 63.55%). Đây là dấu hiệu tốt đối với công tác thu hồi nợ của công ty chứng tỏ cơng ty đã có những thành cơng nhất định trong chính sách quản lý nợ phải thu. Tuy nhiên sự thay đổi nhanh chóng này khơng bắt nguồn từ việc tăng doanh thu,

Công tác quản lý nợ phải thu của cơng ty được thể hiện qua các mặt sau:

Về chính sách bán chịu: cơng ty có chủ trương mở rộng bán chịu cho các

khách hàng lâu năm, có quan hệ tốt như : Công ty TNHH trang sức LD, Nguyễn Văn Minh- Công ty CP luyện kim đen Thái Nguyên , anh Nguyễn Sỹ Hòa ( giám đốc công ty môi giới trang sức quý) và nhiều khách hàng khác…..nhằm giữ khách hàng trước sự cạnh tranh của các công ty mới nổi. Với các khách hàng mới, công ty cũng cho trả chậm nhưng trong thời gian ngắn hơn, thường chỉ là 1 tháng sau khi giao hàng.

Về quản trị nợ phải thu: cơng ty đã có bộ phận kế tốn chun về mảng

nợ phải thu đó là kế tốn cơng nợ, thuế, ngân hàng có nhiệm vụ theo dõi, quản lý về các khoản cơng nợ phải thu, phải trả; lập kế hoạch thu các khoản nợ và báo cáo cho ban giám đốc theo định kỳ. Các kế toán viên theo dõi riêng cho từng khách hàng trong mỗi sổ chi tiết do đó việc quản lý các khoản nợ phải thu được sát sao, kịp thời.

Về tình hình thu hồi nợ: Trong thời gian gần đây, hầu hết các khoản nợ

công ty đều thu hồi được, chỉ một số khoản nợ nhỏ với vài khách hàng cá nhân là rơi vào tình trạng nợ khó địi. Tuy nhiên do khó khăn chung nên các

khách hàng đều nợ quá hạn khiến công ty phải dùng tới biện pháp như phạt vi phạm hợp đồng.

BẢNG 2.16: TƯƠNG QUAN GIỮA VỐN CHIẾM DỤNG VÀ VỐN ĐI CHIẾM DỤNG NĂM 2015 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2015 1/1/2015 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Các khoản phải thu

ngắn hạn 729.231.800 2.000.485.000 (1.271.253.200) -63.55% 2. Các khoản phải trả

ngắn hạn 14.244.429.543 12.811.078.205 1.433.351.338 11.19%

- Phải trả cho người bán 10.176.750.713 8.122.282.175 2.054.468.538 25.29% - Thuế và các khoản phải

nộp nhà nước 1.984.588.034 2.548.328.534 (563.740.500) -22.12% - Phải trả người lao động 240.084.194 180.460.894 59.623.300 33.04% - Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 1.843.006.602 1.960.006.602 (117.000.000) -5.97% 3. Chênh lệch vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng = (2)-(1) 13,515,197,743 10.810.593.205 2.704.604.538 25.02%

Qua bảng trên, có thể thấy, Cơng ty đang duy trì một lượng vốn chiếm dụng từ người bán, người lao động và thuế và các khoản phải nộp nhà nước, và các khoản phải trả, phải nộp khác. Qua số liệu từ bảng trên, có thể thấy nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty lớn hơn rất nhiều so với nguồn vốn bị chiếm dụng, thậm chí, con số này cịn có xu hướng tăng hơn nhiều với tốc độ tăng rất cao của các khoản vốn đi chiếm dụng. Các khoản phải thu ngắn hạn chỉ chiếm hơn 729 triệu đồng, trong khi đó các khoản phải trả ngắn hạn lại

hơn 13.515 triệu đồng, tăng 25.02 % so với năm 2014. Trong các khoản chiếm dụng này, Phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng cao nhất, và tăng 25.29% so với năm 2014 ( lên đến hơn 10 tỷ đồng). Thường khoản này phát sinh đối với các công ty là nguồn nhập hàng lớn như công ty TNHH đá quý Việt Nam ( tính đến thời điểm cuối năm, số phải trả cho cơng ty này lên đến gần 3 tỷ đồng, tính trên các HĐ mua hàng), ngoài ra là các nhà cung cấp đá tảng, đá khối sơ chế, tiền điện, nước….

Vốn chiếm dụng có thể coi như một nguồn vốn mà cơng ty có thể tận dụng với chi phí thấp. Với các khoản phải trả người bán, tùy vào nhà cung cấp, tùy chính sách và mối quan hệ mà cơng ty có thể tiến hành trả chậm, tận dụng được một khoản vốn tương đối. Tuy nhiên, công ty luôn phải lên kế hoạch trả nợ đúng hạn để đảm uy tín với nhà cung cấp cũng như tránh các khoản phí, lãi suất phải chịu cho việc trả chậm. Ngoài ra, Thuế và các khoản phải nộp nhà nước và khoản phải trả người lao động cũng là những khoản vốn chiếm dụng mà cơng ty có thể khai thác. Tuy nhiên, đây là những nguồn vốn chiếm dụng thường xuyên và ngắn hạn nên cũng cẩn được tính tốn kỹ càng. Cần lập kế hoạch trả đúng kỳ, đúng hạn để đảm bảo uy tín với nhà nước, gây dựng hình ảnh tốt về cơng ty đối với đội ngũ cơng nhân viên, bên cạnh đó, tránh được việc chịu phí phạt khi thực hiện chậm nghĩa vụ với nhà nước. Và để có được sự cống hiến hết mình của đội ngũ người lao động, cơng ty cũng khơng được để các khoản nợ người lao động kéo dài quá nhiều. Đồng thời cũng phải có kế hoạch sử dụng những đồng vốn này có hiệu quả, tráng lãng phí vốn, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn của công ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH tranh đá quý dũng tân (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)