Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH tranh đá quý dũng tân (Trang 93 - 97)

lưu động ở Công ty

Vốn lưu động là một bộ phận có vai trị rất lớn trong hoạt động của công ty. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là góp phần quan trọng để cơng ty tăng trưởng và phát triển. Dựa vào những kiến thức đã học cùng

với những tìm hiểu thực tế tại cơng ty TNHH tranh đá quý Dũng Tân trong thời gian qua, em xin đưa ra một số giải pháp cơ bản, mang tính chủ quan, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty như sau:

3.2.1.Chú trọng công tác xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của công ty cho năm kế hoạch

Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp; do đó việc chủ động xây dựng, huy động và sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm hoạt động mà mỗi cơng ty phải tự lựa chọn cho chính mình một phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động phù hợp nhất. Có như vậy mới phát huy được tác dụng của công tác dự báo và thực sự mang lại hiệu quả cao.

Như đã phân tích ở trên, việc xác đinh nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho năm kế hoạch có vai trị hết sức quan trọng trong quản trị vốn lưu động, tuy nhiên do một số hạn chế nhất định, trong những năm gần đây công tác này công ty mới chỉ thực hiện mang một cách sơ sài. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý tài chính hiện tại của cơng ty, em xin đề xuất phương án xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho năm 2016, dựa theo tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời kỳ vừa qua của công ty.

Cụ thể ta sử dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu như sau: Nhu cầu VLĐ tăng thêm = Doanh thu tăng thêm x Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanh thu

Trong đó:

+ Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo +Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanh thu = Tỷ lệ % khoản mục tài sản lưu động so với doanh thu – Tỷ lệ nguồn vốn chiếm dụng so với doanh thu

Dựa vào số liệu thực tế của cơng ty năm 2015 ta có:

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ = 28.325.833.081 đồng

BẢNG 3.1: XÁC ĐỊNH SỐ DƯ BÌNH QN CÁC KHOẢN MỤC CÂN ĐỐI KẾ TỐN NĂM 2015

Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2015 1/1/2015 Bình qn Tỷ lệ % trên doanh thu Tài sản ngắn hạn 17.295.613.816 21.611.519.027 19.453.566.422 68.68% Nợ chiếm dụng 12.401.422.941 10.851.071.603 11.626.247.272 41.04% 1.Phải trả người bán 10.176.750.713 8.122.282.175 9.149.516.444 2.Người mua trả tiền trước - - - - 3.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.984.588.034 2.548.328.534 2.266.458.284 4.Phải trả người lao

động 240.084.194 180.460.894 210.272.544

Như vậy:

+Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanh thu = 68.68% - 41.04% = 27.64% +Theo mục tiêu trong năm tới, rút kinh nghiệm từ năm 2014 và những kỳ vọng phục hồi của ngành xây dựng nên công ty đặt ra mục tiêu tăng 30% doanh thu so với doanh thu năm vừa qua. Ta có:

Doanh thu tăng thêm = 30% x 28.325.833.081 = 8.497.749.924 đồng

 Nhu cầu vốn lưu động tăng thêm trong năm 2016 là : 29.64% x 8.497.749.924 = 2.518.733.078 đồng

Vậy trong năm tới, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên tăng thêm là khoảng gần 2,5 tỷ đồng. Công ty trước hết sẽ tài trợ bằng lợi nhuận sau thuế giữ lại trong năm nay và tìm tới các nguồn khác như vốn chủ sở hữu và vay nợ. Như ta đã phân tích, việc tiếp tục vay nợ đối với công ty chưa thực sự khả quan, nên công ty khơng nên vay thêm nợ, thay vào đó nên sử dụng VCSH để tài trợ.

Xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp trên tương đối dễ áp dụng, xuất phát từ thực tiễn vì dựa theo tình hình sử dụng vốn lưu động trong năm 2015. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh để phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của cơng ty.

+ Nhu cầu vốn lưu động dự kiến phụ thuộc phần lớn vào việc dự kiến doanh thu. Do đó, nhà quản lý phải dựa vào chiến lược phát triển của công ty cùng với năng lực sản xuất, năng lực tài chính hiện tại để có thể dự kiến sát nhất tốc độ tăng trưởng doanh thu, từ đó xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động cho năm 2016.

+ Doanh thu dự kiến có thể dự báo một cách khoa học hơn bằng cách xem xét tốc độ tăng trưởng doanh thu của từ 3 – 5 năm trước năm dự báo kết hợp với xem xét nguyên nhân tăng giảm doanh thu từ đó tìm ra ngun nhân có tính quy luật và tính tốn mức tăng doanh thu bình qn để làm cơ sở dự báo cho năm tiếp theo. Đồng thời, cần tách và tính riêng doanh thu gỗ và gạch để đưa ra dự báo chính xác.

3.2.2. Có biện pháp sử dụng có hiệu quả vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi

Trong các loại vốn lưu động thì vốn bằng tiền là loại vốn lưu động có tính thanh khoản cao nhất. Mỗi doanh nghiệp trong thực tế phải ln duy trì một lượng tiền nhất định để đáp ứng nhu cầu thanh toán chi tiêu cho đơn vị.

Song nếu doanh nghiệp duy trì lượng vốn bằng tiền ở mức q cao thì lại khơng hẳn là tốt.

Trong năm qua tình hình cơ cấu vốn tiền mặt về cơ bản là phù hợp với tình hình hoạt động của Cơng ty nhưng Cơng ty vẫn cần xem xét các biện pháp để có thể quản lý tốt vốn tiền mặt giảm thiểu các rủi ro có liên quan như :

- Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý để doanh nghiệp có thể tránh được các rủi ro. Ví như ảnh hưởng của lạm phát có thể làm giảm đi sức mua của đồng tiền, việc lạm dụng làm thất thoát…

- Thực tế cho thấy, lượng tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng khơng q dồi dào, cịn nhỏ, cơng ty có thể đánh mất đi các cơ hội đầu tư, rủ ro trong thanh toán, ….

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH tranh đá quý dũng tân (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)