Các tiêu chí đánh giá sự phát triển thanh tốn khơng dùng tiền

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) ác giải pháp nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp hải dương (Trang 34)

1. Tính cấp thiết của đề tài:

1.2. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại:

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển thanh tốn khơng dùng tiền

Mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng cho TTKDTM (ATM, POS,…) Số lượng thẻ thanh toán phát hành

Doanh số thanh toán từ thẻ, tỷ lệ POS trên tổng số thẻ, số lượng máy POS Doanh số thanh toán qua Ngân hàng của khách hàng trên tổng số khách hàng Doanh số rút tiền mặt tại ATM.

Số lượng đơn vị, công nhân viên… được trả lương qua thẻ. Tỷ lệ TTKDTM trên tổng số tiền gửi khơng kì hạn.

Doanh thu từ hoạt động TTKDTM

1.2.3. Sự cần thiết phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt:

Trong giai đoạn nề kinh tế thị trường hiện nay, hệ thống Ngân hàng phát triển mạnh, cùng với đó là những ứng dụng thành tựu của cơng nghệ thơng tin, tự động hóa,… có rất nhiều hình thức TTKDTM tiện lợi, an tồn đã và đang được sử dụng phổ biển ở nhiều nước trên thế giới. Phương tiện thanh tốn dùng tiền mặt là khơng thể thiếu, song ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt khơng cịn là phương tiện thanh toán tối ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ nữa, đặc biệt là giao dịch có giá trị và khối lượng lớn như là phương tiện thanh toán dùng trong việc chi trả thanh toán đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nước và các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tê… Các hoạt động thương mại dịch vụ, hàng hóa ngày càng diễn ra mọi lúc mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách.

Vì vậy TTKDTM cần thiết được mở rộng phát triển vì:

Thứ nhất, TTKDTM có vai trị quan trọng trong việc huy động vốn, tích tụ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, chưa sử dụng trong dân cư.

Thứ hai, TTKDTM phục vụ tích cực cho q trình tái sản xuất, thực hiện sự tuần hoàn vốn tiền tệ, làm tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn cho nền kinh tế.

Thứ ba, TTKDTM còn giúp tăng cường sự kiểm tra lẫn nhau giữa các cá nhân, các tổ chức kinh tế.

Thứ tư, TTKDTM giúp NHTƯ quản lý, kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên lượng tiền cung ứng cần thiết cho nền kinh tế. Sử dụng chính sách tiền tệ để quản lý lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế.

Thứ năm, TTKDTM giúp Ngân hàng giảm bớt nguy cơ mất khả năng thanh tốn.

Thứ sáu, cơng tác TTKDTM càng phát triển bao nhiều thì càng có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thơng bấy nhiêu.

Thứ bảy, TTKDTM an tồn, thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.

Và cuối cùng. TTKDTM nâng có sức cạnh tranh cho Ngân hàng qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cho Ngân hàng, tạo nguồn thu nhập cho Ngân hàng trong việc thu phí dịch vụ, đồng thời tạo được nguồn vốn cho vay ngắn hạn.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt:

1.3.1. Môi trường kinh tế vĩ mô:

Hoạt động của Ngân hàng rất nhạy cảm với các yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô. Những biến động lớn của nền kinh tế có thể dẫn tới sự sụp đổ của nhiều Ngân hàng và ảnh hưởng thường mang tính hệ thống. Khi mơi trường kinh tế vĩ mơ khơng ổn định, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng, từ đó tác động gián tiếp tới TTKDTM.

Mơi trường kinh tế vĩ mô không ổn định như hiện nay: tình hình lạm phát trong nước tăng cao, thị trường chứng khốn trong nước sụt giảm mạnh, đơ thị hóa đất canh tác dẫn đến khủng hoảng về lương thực… Để kiềm chế làm phát, NHNN đã đưa ra chính sách thắt chặt tiềm tệ bằng cách tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, siết chặt tín dụng phi sản xuất,… Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh chung của các NHTM, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các Ngân hàng này. Đây là nguyên nhân dẫn đến sụt giảm hoạt động TTKDTM.

Ngược lại, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của TTKDTM. Nền kinh tế phát triển mạnh, hàng hóa được sản xuất ra và tiêu thụ

với khối lượng lớn. Các cá nhân, doanh nghiệp sẽ có xu hướng ưa chuộng việc sử dụng Ngân hàng như là một trung gian thanh tốn bởi vì Ngân hàng cung cấp các tiện ích cho các khách hàng tham gia thanh tốn có thể giảm được các chi phí vận chuyển. bảo quản, kiểm đếm khi sử dụng hình thức thanh tốn bằng tiền mặt, đồng thời làm cho q trình thanh tốn được nhanh chóng, chính xác và an tồn hơn.

1.3.2. Mơi trường pháp lý:

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, có vai trị cực kì quan trọng trong nền kinh tế, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ Chính phủ thơng qua NHNN nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ pháp luật. Hiện nay, Ngân hàng đã có những luật riêng: luật NHNN, Luật Tổ cức tín dụng… Do đó đã tạo được hành lang pháp lý cơ bản cho hệ thống Ngân hàng hoạt động và phát triển.

Trong điều kiện tình hình chính trị, pháp luật ổn định, các tổ chức kinh tế và dân cư có điều kiện phát triển kinh tế. Do đó, tiền gửi thanh tốn tại Ngân hàng và tỷ trọng thanh toán qua Ngân hàng tăng lên tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hút được lượng tiền mặt ngồi xã hội. Từ đó, Ngân hàng có thêm nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế và mở rộng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

1.3.3. Yếu tố tâm lý:

Tâm lý chịu tác động rất lớn từ môi trường con người sống và làm việc. Trong một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, con người có xu hướng thích tiền mặt, do đó TTKDTM là khơng phổ biến, hạn chế tới TTKDTM của các Ngân hàng. Ngược lại, trong nền kinh tế sản xuất lớn hiện đại, hoạt động TTKDTM rất phát triển. Hơn nữa trình độ dân trí thấp sẽ sinh ra tâm lý “ngại” khi sử dụng các phương tiện hiện đại có mức độ phức tạp cao, do đó TTKDTM khơng phát triển.

1.3.4. Trình độ cơng nghệ:

Cơng nghệ Ngân hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt dộng kinh doanh nói chung và TTKDTM nói riêng của các Ngân hàng hiện nay. Cơng nghê Ngân hàng tiên tiến sẽ góp phần thúc đẩy nhanh q trình chu chuyển vốn, thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ cho việc đầu tư phát triển

Việc ứng dụng các thành tựu cơng nghệ tin học và tự động hóa vào thanh tốn sẽ đáp ứng được u cầu nhanh chóng, chính xác, an tồn và tiết kiệm được chi phí trong thanh toán. Các hoạt động huy động, chi trả tiền gửi cho khách hàng và thanh tốn có thể được thực hiện trên các chương trình phần mềm máy tính chính xác, an tồn, nhanh chóng và tiện lợi. Các Ngân hàng có thể mở rộng các dịch vụ của mình qua các trang Web. Đây là một cách tiếp cận, quảng bá và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng tới hàng triệu người với chi phí rất thấp.

Cơng nghệ hiện đại cho phép các Ngân hàng vươn xa hơn, liên kết với nhau để cùng sử dụng mạng công nghệ, tạo cơ hôi cho các Ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động của mình và ảnh hưởng lẫn nhau nhiều hơn trong TTKDTM và cả trong những mặt hoạt động khác của Ngân hàng.

1.3.5. Yếu tố con người:

Các Ngân hàng với xu hướng ứng dụng khoa học kĩ thuật cao vào lĩnh vực hoạt động của mình, yếu tố cong người khơng mất đi vai trị của mình mà ngược lại càng đóng vai trị quan trọng hơn. Cơng nghệ cao cho phép giảm số lượng cán bộ hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, nhưng một công nghệ hiện đại nhất cũng không thể thay thế con người trong tất cả các hoạt động, đặc biệt trong những vấn đề cần tới tư duy sáng tạo của con người mà khơng máy móc nào có được. Vì vậy, yếu tố con người là điều kiện để các máy móc phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình.

1.3.6. Quy mơ ngân hàng:

Nếu quy mơ của Ngân hàng lớn, mức tập trung của Ngân hàng cao thì việc hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng, trong đó có TTKDTM diễn ra càng nhanh chóng, vì việc ứng dụng khoa học cơng nghệ địi hỏi phải đầu tư với chi phí ban đầu khá lớn.

Kết luận chương 1:

Chúng ta có thể thấy rằng TTKDTM có vị trái, vai trị quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của ngành Ngân hàng nói riêng và của tonà bộ nền kinh tế nói chung. Vì vậy các Ngân hàng cần nhận biết được thực trạng hoạt động của mình, nắm bắt được tình hình kinh tế xã hội, sự phát triển của đất nước để ngày càng hoàn thiện hơn, phát triển hơn và nâng cao chất lượng của hoạt động thanh toán, nhất là TTKDTM, đưa đất nước đi lên và hội nhập với thế giới. Hơn thế nữa với công nghệ điện tử ngày càng hiện đại chắc chắn sẽ có những hình thức TTKDTM mới được hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP HẢI DƯƠNG

2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chinhánh khu công nghiệp Hải Dương: nhánh khu công nghiệp Hải Dương:

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương: thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương:

2.1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Công thương Việt Nam hay VietinBank):

NHCT Việt Nam được thành lập năm 1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là một trong 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất của Việt Nam.

Hệ thống mạng lưới của Ngân hàng Cơng thương Việt nam gồm trụ sở chính, 2 văn phịng đại diện, 2 sở giao dịch lớn (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), hơn 140 chi nhánh và các phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm.

NHCT Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội các ngân hàng Châu á, Hiệp hội các Ngân hàng việt Nam, Hiệp Hội thanh tốn Viễn thơng liên ngân hàng tồn cầu, Hiệp hội thẻ Visa/Master, Phịng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội các định chế tài chính cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

2.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Công thươngkhu công nghiệp hải Dương: khu công nghiệp hải Dương:

Tên: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khu

công nghiệp Hải Dương (gọi tắt là NHCT chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương).

Địa chỉ: số 9 đường Đức Minh, phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương,

tỉnh Hải Dương.

Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu công nghiệp Hải Dương là chi

nhánh cấp 2 được thành lập tháng 9/2004. Kể từ ngày 10/07/2006 được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 phụ thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam theo Quyết định số 181/QĐ-HĐQT-NHCT ngày 28/06/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Cung cấp các sản phẩm dịch vụ: tiền gửi, thanh toán, cho vay, đầu tư bảo

lãnh, tài trợ thương mại, chuyển tiền, phát hành và thanh toán các loại thẻ trong nước và tín dụng quốc tế, kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ ngân hàng khác.

Chi nhánh Ngân hàng Cơng thương khu cơng nghiệp Hải Dương có 5 phịng

giao dịch:

 Phòng giao dịch Gia Lộc

 Phịng giao dịch Chí Linh

 Phịng giao dịch Kim Thành

 Phịng giao dịch Điện Biên Phủ

 Phòng giao dịch Nam Sách.

Các hoạt động chính của Chi nhánh:  Huy động vốn

 Cho vay, đầu tư

 Bảo lãnh

 Thanh toán và tài trợ thương mại

 Ngân quỹ

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chinhánh khu cơng nghiệp Hải Dương: nhánh khu cơng nghiệp Hải Dương:

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu công

nghiệp Hải Dương

Trong những năm qua chi nhánh Ngân hàng Công thương khu công Nghiệp Hải Dương đã tận dụng lợi thế đội ngũ các bộ trẻ, năng động, nhiệt tình thu hút lượng lớn khách hàng để đầu tư vốn, bao gồm: các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài địa bàn, mua săm trang thiết bị máy móc, thiết bị sản xuất cơng nghiệp, dịch vụ thương nghiệp, phương tiện vận tải thủy, bộ…đế phát triển kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân trong khu vực, kết quả kinh doanh của chi nhánh qua các năm đều đạt khá, năm sau cao hơn năm trước.

Tổng số lao động đến thời điểm 31/12/2015 là 85 cán bộ, nhân viên, trong đó:

Ban lãnh đạo: 1 giám đốc và 3 phó giám đốc

GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC PHỊNG KHÁCH HÀNG PHỊNG KẾ TỐN GIAO DỊCH PHỊNG TỔNG HỢP PHỊNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH TỔ QUẢN LÝ RỦI RO PHỊNG BÁN LẺ PHỊNG TIỀN TỆ KHO QUỸ

Phịng ban nghiệp vụ: 81 nhân viên

1) Phòng Khách hàng

2) Phịng Kế tốn – Giao dịch 3) Phòng Tiền tệ - Kho quỹ 4) Phòng Tổ chức – Hành chính 5) Phịng Bán lẻ

6) Phịng Tổng hợp 7) Tổ Quản lý rủi ro.

2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:

Phịng Kế tốn – Giao dịch: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng;

các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến cơng tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ chi nhánh; cung cấp các nghiệp vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch; quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.

Phòng Khách hàng: trực tiếp giao dịch với các khách hàng (cá nhân, doanh

nghiệp) để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam; trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng.

Phòng Tiền tệ - Kho quỹ: thực hiện quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ

tiền mặt theo qui định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch, Phòng giao dịch, thực hiện thu chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ trong nội bộ Chi nhánh; thực hiện thu chi tiền mặt đối với các đơn vị, cá nhân mở tài khoản giao dịch tại phịng Kế tốn - Giao dịch; thực hiện thu chi tiền mặt lưu động theo hợp đồng kí kết giữa các cá nhân, đơn vị kinh tế với Chi nhánh Ngân hàng.

Phòng Bán lẻ: tham mưu, hỗ trợ và chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo Chi

nhánh trong công tác quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh bán lẻ tại Chi nhánh, cung cấp các dịch vụ bán lẻ cho khách hàng.

Phòng Tổng hợp: tham mưu cho Ban giám đốc trong các nghiệp vụ kế

hoạch, dự báo kế hoạch kinh doanh; thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh, cân đối vốn kinh doanh, báo cáo thống kê, công tác tổng hợp, phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ, hoạt động thông tin truyền thông, tham mưu về nghiệp vụ marketing, tiếp thi, quảng cáo, pháp chế, công tác thi đua và các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc phân cơng.

Phịng Tổ chức – Hành chính: thực hiện cơng tác tổ chức cán bộ và đào tạo

tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam; thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn Chi nhánh.

Tổ Quản lý rủi ro: thực hiện chức năng là đầu mối tham mưu cho Giám đốc

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) ác giải pháp nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp hải dương (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)