Các cơng cụ phục vụ phân tích ngoại tố

Một phần của tài liệu 4_ 191000_ VNL_Guideline on local strategic planning (Trang 47 - 54)

4 CÁC CÔNG CỤ NỔI BẬT PHỤC VỤ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

4.2 CÁC CƠNG CỤ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO

4.2.2 Các cơng cụ phục vụ phân tích ngoại tố

Công cụ 4.2-6: Kết nối với Chiến lược Quốc gia

Kết nối với chiến lược Quốc gia8

Ý nghĩa

Khi có sự kết nối với chiến lược Quốc gia, Địa phương có thêm địn bẩy để phát triển tốt hơn.

Cách thức vận hành cơng cụ

Bước 1: Phân tích quan điểm chỉ đạo của các văn kiện liên quan và đánh giá

các chủ đề và mục tiêu trong Chiến lược Quốc gia.

Bước 2: Phân tích bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước, chú trọng vào

các tác động trực tiếp đến địa phương và các đặc thù của địa phương.

Bước 3: Phân tích quan điểm và tầm nhìn trong Chiến lược Quốc gia.

Bước 4: Phân tích các đột phá chiến lược của Quốc gia, chú trọng vào các

đột phá liên quan đến địa phương để tập trung nguồn lực và xây dựng quyết tâm chính trị.

Bước 5: Phân tích phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển của Quốc

gia để có các chiến lược tận dụng lợi thế, địn bẩy phát triển phù hợp.

Bước 6: Bám sát khâu tổ chức thực hiện chiến lược của Quốc gia để lập và

điều chỉnh kế hoạch thực hiện chiến lược Địa phương.

Kết quả

Một nghiên cứu nghiêm túc về Chiến lược quốc gia và phương thức tích hợp xuyên suốt với Quy trình xây dựng Chiến lược Địa phương.

Cơng cụ 4.2-7: Phân tích liên kết vùng

Phân tích liên kết vùng

Ý nghĩa

Phân tích tổng quát thực trạng liên kết giữa các địa phương trong vùng và liên kết các địa phương ở vùng này với vùng khác.

Cách thức vận hành công cụ

Bước 1: Tổng quan các chính sách phát triển nội vùng và thúc đẩy liên kết

vùng cả ở cấp vĩ mô và cấp vi mô; các cơ chế phân bổ nguồn lực của Trung ương đối với chương trình, dự án phục vụ phát triển vùng; cách thức xây dựng và điều phối chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trung và dài hạn của vùng và các địa phương; xác định các ưu tiên, các hạt nhân trong liên kết vùng, xác định và huy động các nguồn lực để thực hiện liên kết, chính sách Quỹ phát triển vùng; tổng quan các cơ chế phối hợp và liên kết vùng hiện tại cả chính thức và khơng chính thức, cơ chế liên kết vùng ở cấp độ doanh nghiệp và thị trường theo cụm ngành và theo chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu, các diễn đàn hợp tác phát triển vùng.

Bước 2: Rà soát các điều kiện, vướng mắc của liên kết vùng ở cấp quản lý

Trung ương và địa phương lẫn cấp độ doanh nghiệp và thị trường, các hạn chế trong xây dựng, hồn thiện và thực hiện chính sách của Trung ương và địa phương trong việc thúc đẩy liên kết vùng; nguyên nhân của các hạn chế.

Bước 3: Tổng hợp các nhu cầu thúc đẩy liên kết phát triển vùng từ các bên

liên quan tại địa phương; tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức gắn với bối cảnh động cả trong và ngoài.

Bước 4: Tổng hợp các giải pháp và hành động hợp tác, hỗ trợ, thúc đẩy liên

kết phát triển vùng của các bên liên quan, tổng hợp các điều kiện đảm bảo tính thực thi của các chính sách.

Kết quả

Thơng tin hiện trạng liên kết vùng làm nền tảng cho những thảo luận về định hướng giải quyết điểm nghẽn phát triển vùng và quốc gia, các giải pháp xây dựng hệ sinh thái các giá trị phát triển địa phương dựa trên nền tảng các lợi thế đặc thù của địa phương, liên kết và hợp tác nội vùng và liên vùng để phát triển.

Cơng cụ 4.2-8: Phân tích hệ sinh thái cụm ngành

Phân tích hệ sinh thái cụm ngành9

Ý nghĩa

Giúp nhìn nhận những điểm mạnh, điểm yếu trong việc hỗ trợ phát triển các ngành chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của địa phương; qua đó năng cao năng suất, hiệu quả; đổi mới và thương mại hóa của các ngành trọng điểm, mũi nhọn.

Cách thức vận hành công cụ

Bước 1: Vẽ sơ đồ hệ sinh thái cụm ngành hoàn chỉnh với đầy đủ các cấu

phần (dựa vào một cụm ngành phát triển trên thế giới). Các thành phần cấu thành của hệ sinh thái cụm ngành bao gồm:

(i) Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng;

(ii) Các ngành cung ứng đầu vào – đầu ra;

(iii) Các doanh nghiệp cung ứng chuyên biệt;

(iv) Các đơn vị cung cấp dịch vụ;

(v) Các ngành khác có chia sẻ về hoạt động sản xuất, công nghệ và quan hệ khách hàng;

(vi) Các định chế tài chính, giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng.

Bước 2: Phân tích nguồn gốc hình thành và sự phát triển cụm ngành. Hệ

sinh thái cụm ngành thường hình thành trên cơ sở lợi thế về: (i) Điều kiện tự nhiên và nhân tố sản xuất;

(ii) Điều kiện về cầu;

(iii) Sự phát triển của cụm ngành khác kề cận;

(iv) Sự hình thành của một hay nhiều doanh nghiệp chủ chốt; (v) Đầu tư của Nhà nước.

Bước 3: Phân tích bối cảnh và hiện trạng cụm ngành. Phân tích định lượng

các chỉ số kinh tế căn bản dựa trên thống kê địa phương (Cục Thống kê và các Sở ban ngành liên quan). Bước phân tích này xác định cấu trúc cụm ngành một cách tổng thể như giá trị sản xuất, tỷ trọng đóng góp của cụm ngành, giá trị xuất khẩu hàng hóa.

Bước 4: Xây dựng bản đồ vị trí các hoạt động kinh tế của cụm ngành. Xem

xét tính kết nối thị trường dựa trên việc phân tích hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hệ sinh thái phát triển kinh tế địa phương. Giới hạn việc phân tích tính kết nối với các lĩnh vực liên quan chủ yếu. Trong hệ thống cơ sở hạ tầng, kết nối giao thơng được phân tích kỹ lưỡng nhất, nhằm xác định điểm nghẽn tạo động lực đưa lĩnh vực tới thị trường.

Bước 5: Đánh giá hệ sinh thái cụm ngành theo các thành phần cấu thành của

hệ sinh thái cụm ngành:

(i) Bối cảnh chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp;

(ii) Những điều kiện nhân tố sản xuất;

(iii) Những điều kiện cầu;

(iv) Các ngành cơng nghiệp hỗ trợ và có liên quan.

Bước 6: Vẽ sơ đồ hiện trạng cụm ngành theo các thành phần cấu thành của

hệ sinh thái cụm ngành.

Kết quả

Điểm mạnh, điểm yếu của hệ sinh thái cụm ngành và gợi ý đề xuất chính sách.

Cơng cụ 4.2-9: Phân tích địn bẩy và hội nhập

Phân tích địn bẩy hội nhập Ý nghĩa

Bước phân tích kết hợp định lượng, định tính và tổng quan tư liệu để phân tích hiện trạng tận dụng đòn bẩy hội nhập để giải quyết các điểm nghẽn cốt yếu nhất của phát triển kinh tế địa phương.

Cách thức vận hành công cụ Bước 1:

Phân tích hai xu thế hội nhập lớn của lĩnh vực đặc thù của địa phương như Bảng 4.2-1.

Bước 2:

Phân tích khả năng tăng cường hội nhập vào nền kinh tế quốc gia và quốc tế: khả năng dịch chuyển đi lên trong chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển các cấu phần kinh tế trên cơ sở đổi mới sáng tạo và tiếp cận cách mạng cơng nghệ 4.0 (ví dụ như dịch vụ du lịch trên nền tảng số - digital tourism, thương mại điện tử - e-commerce, đô thị thông minh - smart city).

Kết quả

Thông tin đầu vào về lĩnh vực và ngành để xây dựng những thảo luận định hướng phát triển: hiện trạng, sáng kiến và khả năng tận dụng cơ hội trong quá trình hội nhập (những xu thế lớn hiện nay ở cấp độ quốc gia và toàn cầu) để bứt phá phát triển địa phương. Xác định nguyên nhân vì sao cơ hội hội nhập chưa được tận dụng cho phát triển địa phương.

Bảng 4.2-1: Phân tích xu thế và hội nhập

Xu thế hội nhập Mục tiêu phân tích

Chuỗi giá trị tồn cầu của sản phẩm cụ thể

Phân tích xác định vị trí của sản phẩm địa phương trong chuỗi giá trị, xác định các yếu tố ảnh hưởng tới sự dịch chuyển vị trí lên/xuống trong chuỗi giá trị tồn cầu.

Đổi mới sáng tạo và tiếp cận cách mạng công nghệ 4.0

Phân tích xác định thực trạng đổi mới sáng tạo và khả năng tiếp cận cách mạng công nghệ 4.0 đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lĩnh vực đặc thù địa phương

Một phần của tài liệu 4_ 191000_ VNL_Guideline on local strategic planning (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)