4 CÁC CÔNG CỤ NỔI BẬT PHỤC VỤ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
4.2 CÁC CƠNG CỤ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO
4.2.1 Các công cụ phục vụ phân tích trụ cột
Cơng cụ 4.2-1: Bảng hiển thị trực quan hiện trạng KTXH
Bảng hiển thị trực quan hiện trạng KTXH5
Ý nghĩa
Cơng cụ này giúp theo dõi tồn cảnh tình hình phát triển KTXH một cách cập nhật, kịp thời; là căn cứ về số liệu trực quan giúp phân tích, dự báo, cảnh báo và hỗ trợ xác định các giải pháp phát triển; đánh giá kết quả thực hiện chính sách; và qua đó khuyến nghị các biện pháp kịp thời để điều chỉnh chính sách và cân đối nguồn lực.
Cách thức vận hành công cụ
Bước 1: Xác định các chỉ tiêu được theo dõi. Các chỉ tiêu được ưu tiên đưa
vào Bảng hiển thị là các chỉ tiêu trong các kế hoạch phát triển KTXH trong các Nghị quyết của Chính phủ, của HĐND, các văn bản chỉ đạo điều hành của địa phương. Đây là chỉ số đã được theo dõi ổn định, trong thời gian dài bởi cơ quan thống kê hoặc các sở ngành, có tần suất cao, có khả năng so sánh với các địa phương khác trong nước.
Bước 2: Thu thập và xử lý thơng tin dữ liệu về tình hình kinh tế – xã hội của
địa phương. Nguồn thông tin, dữ liệu chủ yếu từ cơ quan thống kê; số liệu quản lý nhà nước của các cấp; số liệu điều tra, khảo sát của các tổ chức trong nước, quốc tế. Phương thức thu thập thông qua kết nối trực tiếp cổng giao tiếp (API); quét dữ liệu trên trang tin điện tử hoặc qua form báo cáo điện tử động (eform).
Hình 4.2-1: Ví dụ phân loại chỉ tiêu theo lớp
Bước 3: Phân loại các chỉ tiêu theo các nhóm vấn đề kinh tế, xã hội, môi
trường. Trực quan hóa hệ thống các chỉ tiêu dưới dạng biểu đồ theo các lớp; trong đó lớp đầu tiên bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp; các lớp sau thể hiện các chỉ tiêu đóng góp vào sự thay đổi của các chỉ tiêu tổng hợp ở các lớp trước. (Hình 4.2-1).
Bước 4: Sử dụng các cơng cụ được tích hợp sẵn để phân tích các nguyên
nhân dẫn đến sự thay đổi bất thường trong xu thế phát triển của các chỉ tiêu. Phân tích về mức độ hồn thành kế hoạch. So sánh tương quan kết quả phát triển KTXH của địa phương với các địa phương khác trong vùng và giữa các địa phương cấp dưới. Dự báo về xu thế biến động của các chỉ tiêu phát triển trong tương lai (Hình 4.2-2).
Bước 5: Phần mềm đưa ra bản báo cáo tóm tắt các xu hướng biến động
KTXH trên địa bàn địa phương theo thời kỳ (Hình 4.2-3).
Kết quả dự kiến
Hình 4.2-2: Ví dụ dự báo biến động các chỉ tiêu
Hình 4.2-3: Ví dụ báo cáo tóm tắt xu thế biến động
Cơng cụ 4.2-2: Phân tích mơi trường kinh doanh
Phân tích mơi trường kinh doanh chung
Ý nghĩa:
• Nhận định rõ được những điểm hạn chế, yếu kém của môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang phải đối mặt tại địa phương
• Nắm bắt được các mong muốn, kỳ vọng của nhà đầu tư, doanh nghiệp về các thay đổi cần có mà địa phương cần thực hiện.
• Tạo ra được sự thay đổi lớn, thực chất tại địa phương và tạo ra liên minh chính quyền – doanh nghiệp trong cải thiện môi trường kinh doanh.
Cách thức vận hành công cụ:
Bước 1: Chẩn đốn các vấn đề chung của mơi trường kinh doanh
• Phân tích các dữ liệu điều tra PCI của VCCI tiến hành trong thời gian vừa qua cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.
• Tổ chức các đối thoại, diễn đàn để thu thập các khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải.
• Làm việc với hiệp hội doanh nghiệp để hệ thống các vấn đề chính, nổi cộm.
• Xác định các vấn đề nổi cộm đưa vào chương trình cải thiện hàng năm.
Bước 2: Ban hành chương trình hành động cụ thể để cải thiện môi trường
kinh doanh của địa phương
• Các nhóm nhiệm vụ của chương trình hành động này nên tập trung vào các lĩnh vực mà địa phương bị đánh giá thấp trong PCI.
chương trình hành động này. Tổ chức một số cuộc họp có sự tham gia của doanh nghiệp để tham vấn về chương trình hành động này.
• Phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các cơ quan báo chí cơng bố cơng khai chương trình cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mơi trường kinh doanh này. Đây vừa là giải pháp công khai để giám sát các cơ quan nhà nước thực hiện và là cách thức để quảng bá về nỗ lực, kế hoạch cải cách môi trường kinh doanh của tỉnh nhà đối với các doanh nghiệp.
• Chương trình hành động cần đảm bảo các mục tiêu: i. Có các nhóm cơng việc cụ thể.
ii. Rõ cơ quan phụ trách để gắn trách nhiệm cụ thể. iii. Rõ về kết quả cuối cùng.
iv. Công bố công khai để doanh nghiệp và các cơ quan khác giám sát.
Bước 3: Tổ chức các khoá đào tạo cho lãnh đạo các sở ngành, huyện thị…
để nâng cao nhận thức và các giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh.
• Tỉnh có thể giao cho hiệp hội, sở ngành phụ trách và các đối tác liên quan tổ chức các chương trình đào tạo để thúc đẩy chuyển biến nhận thức của lãnh đạo các cấp của tỉnh về các nội dung mới như định hướng của Chính phủ trong cải cách thủ tục hành chính, các kiến thức, kinh nghiệm trong quản trị cơng…
• Tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng cho cán bộ các văn phòng tiếp xúc doanh nghiệp, người dân.
Bước 4: Phối hợp với hiệp hội doanh nghiệp để tổ chức các chương trình đối
thoại, gặp gỡ doanh nghiệp.
• Yêu cầu các sở, ngành, huyện thị trong tỉnh phải tổ chức đối thoại gặp mặt doanh nghiệp hàng q.
• Cần có báo cáo nội dung chi tiết nội dung các cuộc gặp gỡ, đối thoại doanh nghiệp. Cần có 2 báo cáo: từ phía cơ quan Nhà nước và từ phía hiệp hội doanh nghiệp. Nêu rõ các vấn đề, các cam kết giải quyết, lộ trình giải quyết.
• Tổng kết lại để tổ chức hội nghị gặp gỡ đối thoại lớn của tỉnh vào dịp cuối năm.
Bước 5: Chọn ra một số lĩnh vực điểm nghẽn lớn, cần ưu tiên cải cách.
Chẳng hạn như rà sốt đánh giá lại quy trình thủ tục hành chính liên ngành khi thực hiện dự án đầu tư tại tỉnh trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, mơi trường…
• Khảo sát các dự án vừa hồn thành, mơ tả lại quy trình thực tế.
• Đưa ra kế hoạch cải cách
• Ban hành văn bản cải cách.
Kết quả dự kiến:
• Thu thập đủ các thông tin cần thiết để cải thiện môi trường kinh doanh.
• Có các chương trình cải thiện mơi trường kinh doanh cụ thể.
• Thay đổi nhận thức của bộ máy chính quyền.
• Huy động sự tham gia tích cực của doanh nghiệp vào q trình cải cách mơi trường kinh doanh và xố bỏ định kiến sẵn có.
• Tạo ra văn hố đối thoại doanh nghiệp và chính quyền.
Cơng cụ 4.2-3: Chẩn đốn tăng trưởng HRV
Chẩn đoán Tăng trưởng Hausman-Rodrik-Velasco6
Ý nghĩa
Chẩn đoán tăng trưởng là một công cụ hỗ trợ xác định các rào cản mà khi dỡ bỏ sẽ có các tác động tích cực nhất đối với tăng trưởng kinh tế địa phương.
Các bước vận hành công cụ Bước 1: Xây dựng Cây Vấn đề
Cây Vấn đề được xây dựng để định hình và sắp xếp các câu hỏi chính sách liên quan đến phát triển. Từ một vấn đề lớn trong nền kinh tế, ví dụ như đầu tư tư nhân thấp, câu hỏi chính sách được đặt ra là “Tại sao đầu tư tư nhân thấp, do lợi tức kinh tế thấp hay chi phí tài chính cao?” Các câu hỏi logic tương tự sẽ được phát triển tự nhiên để hoàn thiện Cây vấn đề, ví dụ như “Tại sao chi phí tài chính cao, do khả năng tiếp cận tài chính kém hay hệ thống tài chính yếu kém?”
Cây Vấn đề được hoàn thiện khi đi tới được các yếu tố kinh doanh sản xuất cơ bản nhất nhằm trả lời được câu hỏi đầu tiên đặt ra. Ví dụ trong trường hợp đầu tư tư nhân thấp, các yếu tố cơ bản bao gồm vốn con người thấp, bộ máy chính quyền kém hiệu quả, khả năng bảo đảm thực thi hợp đồng kém và một số yếu tố khác (Hình 4.2-5).
Bước 2: Xác định rào cản
Xác định, đánh giá và phân tích các doanh nghiệp thâm dụng và không sử dụng yếu tố đang bàn. Dựa vào kết quả đạt được để xác định yếu tố đó có phải là rào cản hay khơng.
6 Hausmann, R., Rodrik, D. and Velasco, A., 2008. Growth diagnostics. The Washington
consensus reconsidered: Towards a new global governance, pp.324-355.
Tham khảo thêm: Hausmann, R., Trần, NA., 2017. Chẩn đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông.
Bước 3: Xác định giá kinh tế của rào cản
Với mỗi yếu tố rào cản xác định được ở trên, xác định giá kinh tế hay giá bóng (shadow price) của yếu tố đó, bao gồm cả giá chính thức và phi chính thức.
Bước 4: Xác định tác động của rào cản
Đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá kinh tế nói trên đến sự gia tăng đầu tư và tăng trưởng của doanh nghiệp.
Bước 5: Xác định giải pháp gỡ bỏ rào cản
Xác định và phân tích những giải pháp (nếu có) mà các chủ thể kinh tế tự đưa ra để hạ thấp chi phí giá kinh tế nói trên.
Kết quả
Xác định được các rào cản lớn nhất trong nền kinh tế.
Công cụ 4.2-4: Xác định điểm nghẽn trong phát triển
Xác định điểm nghẽn trong phát triển Ý nghĩa
Nguồn lực kinh tế, năng lực của hệ thống hành chính, và vốn chính trị của mỗi địa phương ln hữu hạn, do vậy nỗ lực phát triển chỉ có thể đạt hiệu quả cao nhất khi được hướng dẫn bởi một thứ tự ưu tiên rõ ràng, nhất quán với tầm nhìn và chiến lược dài hạn. Ưu tiên hàng đầu của chiến lược phát triển là phải nhận dạng, hiểu rõ bản chất, từ đó khai thơng được những nút thắt phát triển quan trọng nhất.
Thực tế và lý thuyết đều khẳng định rằng khơng có một “đơn thuốc phát triển” duy nhất cho mọi địa phương. Trái lại, sự thành công hay thất bại của những chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh cụ thể của mỗi địa phương, tất nhiên là trong mối quan hệ hữu cơ với kinh tế vùng, quốc gia, thậm chí cả quốc tế. Vì vậy, để xác định điểm nghẽn, từ đó đưa ra khuyến nghị chính sách một cách hiệu quả và khả thi địi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về hồn cảnh đặc thù của địa phương. Mỗi địa phương, trong từng giai đoạn phát triển phải tự mình xác định các điểm nghẽn của mình. Các điểm nghẽn này có thể mang tính hệ thống (giống nhau giữa các địa phương, chẳng hạn do cùng chịu sự chi phối của thể chế quốc gia) hoặc có tính đặc thù (khác nhau giữa các địa phương do hoàn cảnh cá biệt đem lại).
Cách thức vận hành cơng cụ
Bước 1: Định hình bức tranh tồn cảnh về địa phương
Điểm nghẽn là nơi hội tụ của các khó khăn. Vì vậy, trước khi xác
định điểm nghẽn phát triển cần phải thống kê và phân tích hiện trạng KTXH, đánh giá sự kết nối và tác động của chiến lược quốc gia và tình hình thế giới,
sự kết nối và tác động của chiến lược liên kết vùng, phân tích SWOT, phân tích mơi trường kinh doanh v.v.
Bước 2: Tiến hành tham vấn với các bên hữu quan
Hoạt động tham vấn này cần được thực hiện một cách hệ thống và phải bao gồm các bên hữu quan quan trọng nhất, thường là lãnh đạo cao nhất của địa phương, các sở - ban - ngành, hiệp hội, các doanh nghiệp quan trọng của địa phương, và đại diện của người dân (bao gồm nông dân, đặc biệt là ở các tỉnh có tỷ trọng nông nghiệp cao).
Để giúp xác định điểm nghẽn qua các cuộc tham vấn này, các câu hỏi thường được đặt ra là:
• Tại sao địa phương vốn có điểm mạnh S nhưng trên thực tế đóng góp của nó (về GDP, ngân sách, việc làm, xuất khẩu, giá trị sản xuất v.v.) lại không phản ánh điểm mạnh này. Đâu là những yếu tố quan trọng nhất cản trở việc khai thác tối đa những điểm mạnh này?
• Tại sao địa phương có điểm yếu W? Đâu là nguyên nhân gốc rễ của điểm yếu này?
• Địa phương thường xác định O là cơ hội phát triển của tỉnh, thế
nhưng tại sao đến nay cơ hội này vẫn chưa được hiện thực hóa (thể hiện qua những số liệu có thể đo lường và quan sát được như GDP, ngân sách, việc làm, xuất khẩu, giá trị sản xuất v.v.)? Đâu là những yếu tố quan trọng nhất cản trở việc tận dụng tối đa những cơ hội này?
• Địa phương đã xác định T là thách thức quan trọng, vậy đâu là những điều kiện tiền đề để hạn chế tác động, thậm chí là để vượt qua các thách thức này? Hiện nay những điều kiện tiền đề này đã có chưa? Nếu chưa thì đâu là những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này?
Bước 3: Xác định điểm nghẽn – là nơi hội tụ của những khó khăn
Từ bức tranh tổng hợp của Bước 1, phối hợp với cái nhìn cận cảnh của Bước 2 có thể giúp xác định những nút thắt hội tụ các khó khăn của địa phương. Cụ thể là chúng phải được đề cập (dưới dạng các từ khóa hoặc các hiện tượng rõ rệt) trong hầu hết các buổi tham vấn với các đối tượng khác nhau.
Tuy nhiên, cần lưu ý là ý kiến của các bên có thể bị “biến dạng” do họ bị chi phối bởi lợi ích cục bộ, hoặc đơn giản chỉ là do quán tính trong tư duy. Vì vậy, để xác định đúng điểm nghẽn thực sự, cần có một cái nhìn phản biện, khách quan, và tỉnh táo, dựa trên số liệu, bằng chứng, và được kiểm định trực tiếp thông qua khảo sát thực tế trên hiện trường.
Kết quả
• Xác định được một danh sách ngắn các điểm nghẽn quan trọng nhất
• Xác định được sơ đồ hội tụ của những khó khăn kết thành điểm nghẽn, để từ đó “gỡ rối” bằng các khuyến nghị chính sách sau này.
Cơng cụ 4.2-5: Dự báo chỉ tiêu tổng hợp
Dự báo chỉ tiêu tổng hợp
trong xây dựng chiến lược phát triển KTXH7
Ý nghĩa
Công cụ này giúp đánh giá xu hướng vận động của các chỉ tiêu phát triển chủ yếu trong tương lai; xây dựng các phương án phát triển; đánh giá tính khả thi của các mục tiêu đề ra; đồng thời tạo cơ sở theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu đề ra.
Cách thức vận hành công cụ
Bước 1: Xác định các chỉ tiêu dự kiến tiến hành dự báo. Một số các chỉ tiêu
thường xuyên được sử dụng để dự báo như:
• Chỉ tiêu tổng hợp về phát triển kinh tế là GDP, theo con số cụ thể hoặc theo tương quan với các kỳ kế hoạch trước.
• Tỷ lệ tăng dân số hoặc số tuyệt đối về dân số của năm cuối kỳ kế hoạch.
• Chỉ tiêu tiến bộ cơng nghệ có thể cụ thể hố bằng hệ số vốn ICOR. Đó là hệ số cho biết để tăng một đơn vị đầu ra là GDP thì cần phải sử dụng bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư để làm đầu vào.
• Chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế đặt ra là tỷ lệ cơ cấu cụ thể đối với ngành nông nghiệp (bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp) hoặc công nghiệp (bao gồm công nghiệp và xây dựng) cuối kỳ kế hoạch.
Bước 2: Dự báo các chỉ tiêu tổng hợp trong xây dựng chiến lược là tính tốn
các con số tương lai, khác với ngành thống kê tính tốn các con số đã thực hiện trong q khứ hay hiện tại. Vì vậy, để tính tốn xây dựng các chỉ tiêu