4 CÁC CÔNG CỤ NỔI BẬT PHỤC VỤ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
4.1 CÁC CÔNG CỤ HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
Mục tiêu
● Thảo luận để có được sự đồng thuận và tăng cường sự tham gia của các bên liên quan ở tất cả các khâu: Mục tiêu của Chiến lược là gì? Làm thế nào để điều chỉnh mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh thực tế? Giám sát thực hiện Chiến lược như thế nào? Chiến lược sẽ được chia thành các quy trình, nhiệm vụ và kế hoạch cụ thể như thế nào?
Quy trình tiến hành
● Hội nghị Lãnh đạo địa phương và các sở, ban, ngành thảo luận và thành lập Ban Chỉ đạo Xây dựng Chiến lược, dự kiến các chuyên gia hoặc nhóm tham vấn cho q trình lập chiến lược.
○ Thiết lập Tiểu ban soạn thảo Chiến lược cùng bảng phân công nhiệm vụ cụ thể có thời hạn kèm theo cho các thành viên; ○ Xây dựng danh sách kèm phân công nhiệm vụ đối với các sở,
ban, ngành có liên quan cần tham vấn cho Chiến lược;
○ Xây dựng danh sách chuyên gia, nhóm tham vấn khác dự kiến được mời đóng góp ý kiến phản biện trong q trình soạn thảo.
● Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan và tạo sự đồng thuận về Quy trình và xây dựng chiến lược truyền thông.
Kết quả dự kiến
● Thành lập Ban Chỉ đạo Xây dựng Chiến lược, dự kiến các chuyên gia hoặc nhóm tham vấn cho quá trình lập chiến lược.
● Xây dựng Chiến lược Truyền thơng, có sự cam kết và phân cơng nhiệm vụ rõ ràng giữa các cá nhân và ban, ngành, đơn vị có liên quan.
Cơng cụ 4.1-1: Huy động sự tham gia và kiến tạo đồng thuận
Huy động sự tham gia của các bên liên quan nhằm kiến tạo sự đồng thuận
Ý nghĩa
Công cụ này giúp đảm bảo Quy trình có được sự cân bằng giữa các yêu cầu và tiếng nói chung từ nhiều bên liên quan từ đó tăng cường sự ủng hộ và kiến tạo sự đồng thuận cho Quy trình. Cụ thể, cần có kế hoạch tham vấn các bên liên quan chủ chốt của Chiến lược phát triển. Đảm bảo cho từng nhóm chủ chốt có tiếng nói, quyền hạn nhất định, có sự ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng, giúp nâng cao sự tham gia và kiến tạo sự đồng thuận, từ đó giúp Chiến lược được đón nhận và thuận lợi trong cơng tác thực thi.
Cách thức vận hành công cụ
Bước 1: Xác định các bên liên quan chủ chốt của Chiến lược phát triển địa
phương. Cần xác định thứ tự các mối quan tâm và quyền hạn, tầm ảnh hưởng của những đại diện này (Hình 4.1-1). Từ đó lập sơ đồ ảnh hưởng giữa các bên liên quan nhằm hình dung mối tương quan qua lại giữa các chủ thể (Hình 4.1-2). Đây là nền tảng để xác lập cho mỗi bên liên quan các phương thức tham gia theo cấp độ tăng dần phù hợp trong công tác xây dựng chiến lược. (Hình 4.1-3).
Hình 4.1-1: Xác định các bên liên quan và tầm ảnh hưởng
Hình 4.1-3: Cấp độ tham gia của các bên liên quan
Bước 2: Rà sốt từng chương trình hành động đang có hiệu lực để tổng quan
các quy định hiện hành, xác định chức năng, mong muốn và khả năng hợp tác trong hoạt động xây dựng chiến lược. Trả lời câu hỏi then chốt: trong 10 năm nữa, địa phương mong muốn có mức độ phát triển thế nào?
Bước 3: Tổng hợp tư liệu và tham vấn các bên liên quan về các luật, quy
định sắp triển khai về xây dựng Chiến lược và yêu cầu, mong muốn, nguyện vọng cho sự phát triển của giai đoạn tới.
Biểu 4.1-1: Chức năng nhiệm vụ của các bên tham gia
Chương trình hoạt động, chính sách, dự án Quy định hiện hành Chức năng, nguyện vọng, mong muốn Khả năng hợp tác (xung đột, sắp chấm dứt, không phù hợp, rất hù hợp)
Bước 4: Thực hiện Bảng liệt kê xác định nhóm tham gia để thảo luận những
ý kiến ủng hộ, ý kiến phản đối, với động cơ gì, giải pháp duy trì nâng cao sự ủng hộ và giảm thiểu/ứng phó với sự phản đối. (4.1-2)
Biểu 4.1-2: Ý kiến ủng hộ và phản đối
Nhóm tham gia Ý kiến ủng hộ Ý kiến phản đối, với động cơ gì
Giải pháp duy trì nâng cao sự ủng hộ và giảm thiểu/ứng phó với sự phản đối
Bước 5: Đưa ra kết luận các phương hướng điều chỉnh và các giải pháp cụ
thể trên tinh thần thoả hiệp giữa các nhóm tham gia.
Kết quả dự kiến
Báo cáo tổng hợp đầy đủ và cập nhật về các quy định và yêu cầu mà địa phương cần phải tuân thủ và cân nhắc, bao gồm cả (1) luật, quy định đang có hiệu lực, (2) những yêu cầu, mong muốn, nguyện vọng của các bên có liên quan, (3) sự hợp tác dựa trên việc xác định rõ ràng các chức năng nhiệm vụ (cực kỳ cần thiết, cịn phù hợp, khơng cịn phù hợp, xung đột với các bên). Đi đến một sự thống nhất, đồng thuận về Quy trình và phương thức giải quyết mâu thuẫn trong q trình thực hiện.
Cơng cụ 4.1-2: Chiến lược Truyền thông cho Địa phương
Chiến lược Truyền thông cho Phát triển Địa phương
Ý nghĩa
Chiến lược Truyền thông cho Phát triển Địa phương tập trung vào việc gây hiệu ứng lôi kéo sự quan tâm, sự đồng thuận và sự tham gia của đại diện các bên liên quan, tới đông đảo bộ phân dân cư.
Cách thức vận hành công cụ
Bước 1: Xác định các bên tham gia, nhóm cơng chúng mục tiêu, những
nhóm lãnh đạo dư luận. Đặc biệt sự tham gia của cộng đồng là những đại diện tinh hoa mang tinh thần lãnh đạo, có trình độ, có thơng tin, ví dụ Chủ tịch các Hiệp hội Doanh nghiệp, Chủ tịch các nhóm nịng cốt mặt trận xã hội.
Bước 2: Xây dựng Thông điệp truyền thông phát triển. Bao gồm các thông
điệp và chuẩn bị sẵn sàng cho việc truyền tải Tầm nhìn, Mục tiêu, Định hướng và các kế hoạch hành động được xây dựng sau này. Những thông điệp và chiến lược truyền thông cần phải xây dựng cho truyền thông nội bộ các Sở ban ngành và truyền thơng ra bên ngồi; truyền thơng trực tiếp và truyền thông gián tiếp; truyền thông giữa các cá nhân, nhóm và đại chúng; và truyền thông truyền thống và truyền thông hiện đại.
Bước 3: Thực hiện công chúng truyền thông với sự phân chia các nhóm
truyền thông nhỏ hơn, đặc biệt lưu ý tới những người lãnh đạo quan điểm công chúng để có sức lan tỏa thơng điệp mạnh mẽ và gây hiệu ứng đồng thuận cao.
Bước 4: Thu thập và nghiên cứu ý kiến cơng chúng thành các nhóm ý kiến
Kết quả
Một chiến lược truyền thơng tổng quan, xun suốt q trình lập chiến lược, đảm bảo công bố thông tin rộng rãi, có quy trình, bài bản và có tính khoa học cao trên khía cạnh tạo hiệu ứng lơi kéo sự quan tâm, sự tham gia và sự đồng thuận của các bên liên quan.
Hình 4.1-4: Chiến lược truyền thơng cho Địa phương
Nhiễu thông tin