Phân tích liên kết vùng
Ý nghĩa
Phân tích tổng quát thực trạng liên kết giữa các địa phương trong vùng và liên kết các địa phương ở vùng này với vùng khác.
Cách thức vận hành công cụ
Bước 1: Tổng quan các chính sách phát triển nội vùng và thúc đẩy liên kết
vùng cả ở cấp vĩ mô và cấp vi mô; các cơ chế phân bổ nguồn lực của Trung ương đối với chương trình, dự án phục vụ phát triển vùng; cách thức xây dựng và điều phối chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trung và dài hạn của vùng và các địa phương; xác định các ưu tiên, các hạt nhân trong liên kết vùng, xác định và huy động các nguồn lực để thực hiện liên kết, chính sách Quỹ phát triển vùng; tổng quan các cơ chế phối hợp và liên kết vùng hiện tại cả chính thức và khơng chính thức, cơ chế liên kết vùng ở cấp độ doanh nghiệp và thị trường theo cụm ngành và theo chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu, các diễn đàn hợp tác phát triển vùng.
Bước 2: Rà soát các điều kiện, vướng mắc của liên kết vùng ở cấp quản lý
Trung ương và địa phương lẫn cấp độ doanh nghiệp và thị trường, các hạn chế trong xây dựng, hồn thiện và thực hiện chính sách của Trung ương và địa phương trong việc thúc đẩy liên kết vùng; nguyên nhân của các hạn chế.
Bước 3: Tổng hợp các nhu cầu thúc đẩy liên kết phát triển vùng từ các bên
liên quan tại địa phương; tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức gắn với bối cảnh động cả trong và ngoài.
Bước 4: Tổng hợp các giải pháp và hành động hợp tác, hỗ trợ, thúc đẩy liên
kết phát triển vùng của các bên liên quan, tổng hợp các điều kiện đảm bảo tính thực thi của các chính sách.
Kết quả
Thơng tin hiện trạng liên kết vùng làm nền tảng cho những thảo luận về định hướng giải quyết điểm nghẽn phát triển vùng và quốc gia, các giải pháp xây dựng hệ sinh thái các giá trị phát triển địa phương dựa trên nền tảng các lợi thế đặc thù của địa phương, liên kết và hợp tác nội vùng và liên vùng để phát triển.
Cơng cụ 4.2-8: Phân tích hệ sinh thái cụm ngành
Phân tích hệ sinh thái cụm ngành9
Ý nghĩa
Giúp nhìn nhận những điểm mạnh, điểm yếu trong việc hỗ trợ phát triển các ngành chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của địa phương; qua đó năng cao năng suất, hiệu quả; đổi mới và thương mại hóa của các ngành trọng điểm, mũi nhọn.
Cách thức vận hành công cụ
Bước 1: Vẽ sơ đồ hệ sinh thái cụm ngành hoàn chỉnh với đầy đủ các cấu
phần (dựa vào một cụm ngành phát triển trên thế giới). Các thành phần cấu thành của hệ sinh thái cụm ngành bao gồm:
(i) Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng;
(ii) Các ngành cung ứng đầu vào – đầu ra;
(iii) Các doanh nghiệp cung ứng chuyên biệt;
(iv) Các đơn vị cung cấp dịch vụ;
(v) Các ngành khác có chia sẻ về hoạt động sản xuất, cơng nghệ và quan hệ khách hàng;
(vi) Các định chế tài chính, giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng.
Bước 2: Phân tích nguồn gốc hình thành và sự phát triển cụm ngành. Hệ
sinh thái cụm ngành thường hình thành trên cơ sở lợi thế về: (i) Điều kiện tự nhiên và nhân tố sản xuất;
(ii) Điều kiện về cầu;
(iii) Sự phát triển của cụm ngành khác kề cận;
(iv) Sự hình thành của một hay nhiều doanh nghiệp chủ chốt; (v) Đầu tư của Nhà nước.
Bước 3: Phân tích bối cảnh và hiện trạng cụm ngành. Phân tích định lượng
các chỉ số kinh tế căn bản dựa trên thống kê địa phương (Cục Thống kê và các Sở ban ngành liên quan). Bước phân tích này xác định cấu trúc cụm ngành một cách tổng thể như giá trị sản xuất, tỷ trọng đóng góp của cụm ngành, giá trị xuất khẩu hàng hóa.
Bước 4: Xây dựng bản đồ vị trí các hoạt động kinh tế của cụm ngành. Xem
xét tính kết nối thị trường dựa trên việc phân tích hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hệ sinh thái phát triển kinh tế địa phương. Giới hạn việc phân tích tính kết nối với các lĩnh vực liên quan chủ yếu. Trong hệ thống cơ sở hạ tầng, kết nối giao thơng được phân tích kỹ lưỡng nhất, nhằm xác định điểm nghẽn tạo động lực đưa lĩnh vực tới thị trường.
Bước 5: Đánh giá hệ sinh thái cụm ngành theo các thành phần cấu thành của
hệ sinh thái cụm ngành:
(i) Bối cảnh chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp;
(ii) Những điều kiện nhân tố sản xuất;
(iii) Những điều kiện cầu;
(iv) Các ngành cơng nghiệp hỗ trợ và có liên quan.
Bước 6: Vẽ sơ đồ hiện trạng cụm ngành theo các thành phần cấu thành của
hệ sinh thái cụm ngành.
Kết quả
Điểm mạnh, điểm yếu của hệ sinh thái cụm ngành và gợi ý đề xuất chính sách.
Cơng cụ 4.2-9: Phân tích địn bẩy và hội nhập
Phân tích địn bẩy hội nhập Ý nghĩa
Bước phân tích kết hợp định lượng, định tính và tổng quan tư liệu để phân tích hiện trạng tận dụng địn bẩy hội nhập để giải quyết các điểm nghẽn cốt yếu nhất của phát triển kinh tế địa phương.
Cách thức vận hành cơng cụ Bước 1:
Phân tích hai xu thế hội nhập lớn của lĩnh vực đặc thù của địa phương như Bảng 4.2-1.
Bước 2:
Phân tích khả năng tăng cường hội nhập vào nền kinh tế quốc gia và quốc tế: khả năng dịch chuyển đi lên trong chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển các cấu phần kinh tế trên cơ sở đổi mới sáng tạo và tiếp cận cách mạng cơng nghệ 4.0 (ví dụ như dịch vụ du lịch trên nền tảng số - digital tourism, thương mại điện tử - e-commerce, đô thị thông minh - smart city).
Kết quả
Thông tin đầu vào về lĩnh vực và ngành để xây dựng những thảo luận định hướng phát triển: hiện trạng, sáng kiến và khả năng tận dụng cơ hội trong quá trình hội nhập (những xu thế lớn hiện nay ở cấp độ quốc gia và toàn cầu) để bứt phá phát triển địa phương. Xác định nguyên nhân vì sao cơ hội hội nhập chưa được tận dụng cho phát triển địa phương.
Bảng 4.2-1: Phân tích xu thế và hội nhập
Xu thế hội nhập Mục tiêu phân tích
Chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm cụ thể
Phân tích xác định vị trí của sản phẩm địa phương trong chuỗi giá trị, xác định các yếu tố ảnh hưởng tới sự dịch chuyển vị trí lên/xuống trong chuỗi giá trị tồn cầu.
Đổi mới sáng tạo và tiếp cận cách mạng cơng nghệ 4.0
Phân tích xác định thực trạng đổi mới sáng tạo và khả năng tiếp cận cách mạng công nghệ 4.0 đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lĩnh vực đặc thù địa phương
4.3 Các công cụ hỗ trợ lập chiến lược
Công tác lập chiến lược bao gồm hai nội dung chính: (1) Xác định tầm nhìn và mục tiêu phát triển, và (2) Lập định hướng và chiến lược cụ thể, chuẩn bị cho bước thực thi. Như đã nêu rõ ở Phần 1, chỉ có ở quy mơ địa phương, tầm nhìn mới phản ánh được mức độ phát triển của địa phương và các chiến lược mới được gắn liền với những đặc trưng, đặc thù của địa phương.
Tuy nhiên, để có được tầm nhìn và chiến lược phù hợp thì cơng tác lập chiến lược phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn cao, gắn liền với bối cảnh cụ thể trong và ngồi địa phương như đã phân tích ở Phần 4.2.
Để hỗ trợ công tác lập chiến lược địa phương, Sổ tay giới thiệu một số công cụ nổi bật ở các phần tiếp sau.
Công cụ 4.3-1: Xây dựng tầm nhìn
Xây dựng Tầm nhìn Ý nghĩa
Tầm nhìn là một trong những thành tố quan trọng nhất trong Chiến lược phát triển địa phương. Các mục tiêu, định hướng, chiến lược và kế hoạch thực hiện được xây dựng dựa trên tầm nhìn. Cũng chính vì vậy, việc xây dựng tầm nhìn phải dựa trên các căn cứ cụ thể, rõ ràng, song song với những mong muốn và kỳ vọng của những bên liên quan.
Công tác xây dựng Tầm nhìn sẽ phải đạt được các mục đích sau:
• Giúp lãnh đạo và tổ soạn thảo chiến lược rà soát và nhận định đúng tầm nhìn trong thời gian tới (10 năm) của địa phương;
• Xác định được rõ vai trị, tầm ảnh hưởng của các Sở, Ban ngành và các bên có liên quan (tổ chức xã hội, người dân, doanh nghiệp);
• Tăng cường sức ảnh hưởng của chính sách và chương trình hành động tới công chúng.
Cách thức vận hành công cụ
Bước 1: Phân tích Căn cứ, Mục tiêu và Yêu cầu cho chiến lược phát triển địa phương. Xác định vị thế hiện tại của địa phương và những chuyển biến KTXH giai đoạn phát triển gần nhất.
Bước 2: Tổ chức các diễn đàn, các hội thảo tham luận với sự góp mặt của các bên liên quan, bao gồm cả doanh nghiệp, người dân, và cán bộ nhằm mục đích thu thập ý tưởng, suy nghĩ và ý kiến các bên.
Bước 3: Tổ chức các buổi tham vấn với các nhóm cụ thể, như đại diện cộng
đồng, đại diện các đoàn thể và tổ chức trong và ngoài địa phương để thu thập các ý tưởng, suy nghĩ và các ý kiến chuyên sâu.
Bước 4: Phỏng vấn chuyên gia, các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu và các
bên tư vấn để bổ sung, làm rõ và sâu hơn các ý tưởng, suy nghĩ và ý kiến đã thu thập được.
Bước 5: Nhìn nhận lại các ý kiến đã được thảo luận. Trong nhiều trường
hợp, những ý kiến này vượt quá khả năng của địa phương hoặc đã khơng cịn phù hợp do tính thời điểm. Việc thảo luận (cá nhân và nhóm) dựa trên những câu hỏi chính sau đây:
• Nếu địa phương tiếp tục con đường phát triển hiện nay, họ sẽ mong muốn đi đến đâu trong thời gian tới? Các bên liên quan có đồng ý với mục tiêu phát triển đó khơng?
• Về các yếu tố tác động tới tầm nhìn: giá trị phát triển cốt lõi của địa phương; các chương trình, chính sách, các bên liên quan và các nguồn lực có hỗ trợ cho định hướng đó khơng; phân cấp ra quyết định; trình độ của đội ngũ cán bộ.
Bước 6: Tổng hợp các ý tưởng, suy nghĩ và ý kiến để xây dựng một tầm
nhìn mang tính phổ qt, bao trùm và có tính định hướng ở mức cao nhất.
Bước 7: Truyền thơng tầm nhìn và gây dựng đồng thuận về tầm nhìn đó.
Kết quả
Cơng cụ 4.3-2: Cụ thế hố tầm nhìn thành mục tiêu
Cụ thể hóa tầm nhìn thành mục tiêu phát triển
Ý nghĩa
Trong khi Tầm nhìn là một bức tranh tương lai thể hiện ước vọng của địa phương, Mục tiêu là những đích đến cụ thể, là các trụ cột chính cần đạt được để hiện thực hố được Tầm nhìn (Hình 4.3-1).
Ngồi ra, việc cụ thể hố Mục tiêu cịn nhằm khuyến khích sự sáng tạo, củng cố sự đồng thuận, tăng tính cơng khai minh bạch và đảm bảo sự đóng góp của các bên liên quan.
Hình 4.3-1: Tương quan giữa Mục tiêu và các cấu phần khác
Thời gian Ngân sách Dự án Giải pháp Mục tiêu Tầm nhìn Địa phương A 1 A I X y II Xx yy B III Xxx yyy 2 C IV Xxxx yyyy V Xxxxx yyyyy
Cách thức vận hành cơng cụ
Bước 1: Phân tích Tầm nhìn theo các trụ cột phân tích để xác định những đích
đến cụ thể cần thiết và phù hợp với Tầm nhìn. Ví dụ, nếu Tầm nhìn là “Thành phố Thơng minh”, thì cần xác định rõ các cấu phần của một thành phố thông minh về mặt kinh tế, xã hội và mơi trường. Mục đích của bước này là liệt kê được đầy đủ các cấu phần quan trọng của Tầm nhìn.
Bước 2: Thảo luận chi tiết về các cấu phần đó và mối quan hệ giữa chúng để
đưa ra các mục tiêu liên quan và để phân loại thành các cấp mục tiêu (tham khảo Hình 4.3-2)
Hình 4.3-2: Mơ hình Cây mục tiêu
Bước 3: Sử dụng biểu đồ đơn giản (như Biểu 4.3-1) gồm 2 cột để xác định động lực và cản lực cho việc thực hiện mục tiêu ở các cấp. Các động lực và cản lực này cần được xem xét trên các khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội, và pháp lý. Mỗi mục tiêu của chiến lược được đánh giá dựa trên các động lực và cản lực riêng để từ đó xác định tính khả thi, chi phí phát sinh và nguồn lực dự kiến sử dụng khi thực hiện.
Bước 4: Thảo luận các đầu vào trực tiếp cần thiết cho mỗi mục tiêu.
Bước 5: Thảo luận tổ chức phối hợp hành động giữa các bên liên quan.
Bước 6: Thống nhất một hệ thống mục tiêu phân cấp, cụ thể và có được sự
đồng thuận cao của các bên liên quan.
Bước 7: Điều chỉnh trong quá trình lập chiến lược để đảm bảo tính nhất qn
với Tầm nhìn và tính khả thi trong triển khai.
Kết quả
Danh mục mục tiêu cụ thể, có phân cấp, phân tầng để hiện thực hố được Tầm nhìn.
Biểu 4.3-1: Động lực và cản lực đối với mục tiêu phát triển
[Tên mục tiêu] Động lực --> <-- Cản lực …… …………………………… … ………………………………………… …
Cơng cụ 4.3-3: Phân tích kịch bản phát triển
Cơng cụ phân tích kịch bản phát triển10
Ý nghĩa
Vì xây dựng Chiến lược phát triển Địa phương là một cơng tác định hình, định vị Địa phương trong tương lai, việc phải chuẩn bị cho các yếu tố bất ngờ, các thay đổi, biến đổi có thể xảy ra là một phần tất yếu của công tác. Thiết lập và phân tích kịch bản đem lại bốn ý nghĩa then chốt, bao gồm thống nhất tổng quan các thông tin thực sự quan trọng về chiến lược phát triển địa phương, đưa ra được một cách miêu tả nhất quán và hợp lý về các kịch bản tương lai, đánh giá được tầm ảnh hưởng của các kịch bản đó đối với thực trạng địa phương và hỗ trợ lập các chiến lược hướng tới kịch bản phù hợp nhất.
Cách thức vận hành công cụ
Bước 1: Xác định khung nội dung kịch bản, thiết lập phạm vi không gian và
thời gian cho kịch bản, và nghiên cứu hiện trạng cũng như lịch sử gần đây của địa phương trong phạm vi khung kịch bản đã đặt ra để xác định các tác nhân dẫn đến thay đổi lớn tại địa phương.
Bước 2: Liệt kê các tác nhân được cho là quan trọng đối với địa phương, mà
ngoài tầm kiểm sốt của địa phương, theo các lĩnh vực chính như chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, công nghệ và chuỗi liên kết. Số lượng tác nhân nên vào khoảng 12, theo gợi ý của O’Brien (2004). Sắp xếp, phân loại các tác nhân này theo các chiều khác nhau, bao gồm độ biến động, khung thời gian biến động, độ ảnh hưởng tới địa phương. Các tiêu chí sắp xếp, phân loại có thể định lượng, định tính hoặc cả hai.
10 O’Brien, F.A., 2004. Scenario planning––lessons for practice from teaching and learning. European Journal of Operational Research, 152(3), pp.709-722.
Bước 3: Đánh giá môi trường kịch bản qua việc xác định rõ các bên liên
quan, các bên chịu ảnh hưởng hoặc hưởng lợi, các bên có ảnh hưởng, tác động đến các tác nhân chính.
Bước 4: Lựa chọn qua tham vấn rộng rãi từ 2 đến 4 chủ đề, xu thế phát triển
khác nhau mà có ảnh hưởng lớn đến các tác nhân đã xác định ở trên, ví dụ như “chiến tranh thương mại kéo dài trong năm tới” hoặc “CMCN 4.0 diễn ra ngày càng nhanh trong 10 năm tới”. Xác định rõ từng tác nhân sẽ thay đổi thế nào trong mỗi chủ đề, xu thế phát triển, và sẽ ảnh hưởng thế nào tới địa phương.
Bước 5: Xây dựng các kịch bản tương ứng với các chủ đề, xu thế phát triển,
trong khung nội dung và với các tác nhân biến động trong khung thời gian đã xác định ở trên.
Bước 6: Đánh giá tương quan (thuận/nghịch, mạnh/yếu) giữa các cặp tác