7. Kết cấu của đề tài
3.1. Bối cảnh và định hướng phát triển của CÔNG TY TNHH XÂY
3.1.1. Bối cảnh kinh tế
a. Tăng trưởng GDP 2020 phục hồi tốt hơn kỳ vọng:
Kinh tế Việt Nam đã phục hồi tốt hơn kỳ vọng trong nửa cuối năm và là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới ghi nhận mức tăng trưởng GDP dương tính đến thời điểm hiện tại. Việc kiểm sốt tốt dịch bệnh đồng thời tận dụng được các yếu tố nội tại (tiêu dùng nội địa và đầu tư công) và lợi thế nằm trong chuỗi giá trị (xuất khẩu) là nhân tố giúp Việt Nam trở thành điểm sáng trong khu vực và thế giới (Biểu đồ 1).
Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng GDP 9 tháng 2020 của Việt Nam và các nước đối tác lớn (%)
Nguồn: số liệu từ Tổng cục Thống kê Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (TCTK), GDP 2020 ước tính tăng 2.9% YoY, mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Mặc dù vậy, tính riêng theo Quý, tăng trưởng GDP Quý 4 đạt 4.5%, tích cực hơn kỳ vọng và tăng mạnh so với mức tăng 0.4% và 2.7% lần lượt vào Quý 2 và Quý 3
Biểu đồ 3.2: Tăng trưởng GDP theo quý (%)
Nguồn: TTCK, KBSV b. Lạm phát được chính phủ nỗ lực kiểm sốt
Lạm phát đã được kiểm soát tương đối tốt trong năm 2020 nhờ các biện pháp kiểm sốt chặt chẽ của Chính phủ mặc dù áp lực gia tăng do giá thực phẩm tăng mạnh. Chỉ số CPI bình quân 2020 tăng 3.2% YoY, thấp hơn tương đối nhiều so với mức trần 4.0% của Chính phủ. Lạm phát cơ bản cũng có xu hướng giảm dần, với tốc độ chậm hơn. Lạm phát cơ bản bình quân 2020 đạt 2.3%, nằm trong khoảng cho phép 2.0% - 2.5% của Chính phủ.
Biểu đồ 3.3: Lạm phát và lạm phát cơ bản (%YoY)
Nguồn: TTCK, KBSV Trong năm 2020, các yếu tố chính tác động tới CPI bao gồm:
● Giá nhóm thực phẩm tăng 12.3% YoY, chủ yếu do giá thịt lợn đã tăng 57.2% YoY, làm CPI chung tăng 2.6%;
● Giá nhóm lương thực tăng 4.5%, do giá gạo xuất khẩu tăng 5.1% và
làm CPI chung tăng 0.2%;
● Giá nhóm giao thơng giảm 11.2% do giá xăng dầu giảm 23.0%, giúp
CPI chung giảm 0.8%.
c. Chính sách tiền tệ: Mang xu hướng nới lỏng có kiểm sốt
Để đối phó với dịch Covid-19 và kích cầu tín dụng, NHNN quyết định
hạ lãi suất điều hành 3 lần liên tiếp vào tháng 3, tháng 5 và 10 với tổng mức giảm là 150 bps đối với lãi suất tái cấp vốn, cũng như hạ trần lãi suất huy động dưới 6 tháng từ 80- 100bps. Bên cạnh đó, NHNN hỗn siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn thêm 1 năm để cho các ngân hàng không bị chịu áp lực cơ cấu lại nguồn vốn trong bối cảnh các NHTM phải hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt thanh khoản, thông qua việc giảm lãi suất cho vay, giãn nợ và cơ cấu lại nợ.
Xét về tổng thể, các chính sách tiền tệ nhằm đối phó với dịch Covid-19
của NHNN vẫn ở mức nhẹ hơn so với các nước trong khu vực và chủ yếu sử dụng nguồn lực từ các NHTM, do vậy mức tác động đến cung tiền là không nhiều như các quốc gia khác. Đây là những chính sách tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế của NHNN, mang tính chất nới lỏng có kiểm sốt nhằm tránh những hệ lụy về sau như nợ xấu và bong bóng giá tài sản như giai đoạn 2009 –
2011.
Thanh khoản dư thừa khiến lãi suất liên ngân hàng và lợi suất trái phiếu
kho bạc xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm qua d. Tỷ giá USD/VND: Duy trì ổn định
Tỷ giá ổn định trong năm 2020 trong khi NEER và REER giảm mạnh và xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua
Tỷ giá USD/VND sau khi biến động mạnh trong 2 tuần cuối của tháng 3 đã quay trở lại trạng thái ổn định với xu hướng giảm các tháng còn lại trong
lượt giảm 0.1% và 0.3% so với cuối năm ngoái. Tuy nhiên, khi xem xét đến tỷ
giá danh nghĩa đa phương (NEER) và tỷ giá thực đa phương (REER), xu hướng
giảm của đường NEER và REER trở nên rõ rệt hơn trong 6 tháng cuối năm. Đường NEER hiện đã giảm xuống mức tương đương giai đoạn năm 2017, đồng nghĩa với việc VND đã giảm giá tương đối so với rổ tiền tệ. Đây là tín hiệu tốt cho hoạt động xuất khẩu, nhưng cũng tạo áp lực điều hành cho NHNN khi VND đã bị đánh giá thao túng tiền tệ.