Chỉ tiêu Thực hiện 2020 Thực hiện 2021 Kế hoạch 2022 Kế hoạch 2023 Kế hoạch 2024 So sánh tỷ lệ kế hoạch 2022 với thực hiện 2021 - Vốn điều lệ 6 tỷ 6 tỷ 7 tỷ 8,5 tỷ 10 tỷ 1,0 tỷ 16,7% - Doanh thu 19 tỷ 9 tỷ 12 tỷ 15,5 tỷ 19 tỷ 3,0 tỷ 33,3% - LNTT 2 tỷ 1,2 tỷ 2,5 tỷ 4 tỷ 6 tỷ 1,3 tỷ 108,3% - LNST 1,6 tỷ 0,9 tỷ 1,5 tỷ 2,5 tỷ 4,5 tỷ 0,6 tỷ 66,7% - Thu nhập (triệu đồng/người/tháng) 5 6 7,5 8 9 1,5 25,0%
Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC 2020, 2021 và kế hoạch 2022-2024 của công ty
Trên đây là một vài nét chính về định hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2022 – 2024, đã được Ban giám đốc thông qua ngày
3.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Cơng ty TNHH Xây dựng 18 Hà Nam Hà Nam
3.2.1. Giải pháp tài chính
3.2.1.1. Cần xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý
a. Giải pháp về huy động vốn
Từ phân tích ở chương 2 ta thấy chính sách huy động vốn của cơng ty tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, trong thời gian tới với định hướng công ty trong năm 2022 sẽ là 7 tỷ, công ty cần huy động vốn một cách hiệu quả hơn. Muốn vậy, trước khi huy động vốn, công ty cần lập kế hoạch tài chính cho quá trinh hoạt động của mình. Trên cơ sở đó cơng ty sẽ lập kế hoạch huy động và lựa chọn nguồn vốn huy động mang lại hiệu quả cao.
Kế hoạch về sử dụng và phương thức huy động vốn phải được xây dựng trên cơ sở thực tế về hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo, do đó địi hỏi phải đúng, toàn diện và đồng bộ để tạo cơ sở cho việc tổ chức công tác sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Để đảm bảo yêu cầu của công tác lập kế hoạch, khi tiến hành thực hiện, công ty cần chú trọng một số vấn đề sau:
- Thứ nhất, xác định chính sách nhu cầu về vốn tối thiếu cần thiết đáo ứng
cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo q trình kinh doanh của cơng ty được thường xuyên, liên tục và khơng bị gián đoạn. Trong đó, phải xác định được như cầu tăng đột biến trong thời điểm biến động thuận lợi của giá cả hàng hóa trên thị trường để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Từ đó, đưa ra các biện pháp huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh dư thừa, lãng phí và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Thứ hai, từ cơ sở nhu cầu vốn đã lập, xây dựng kế hoạch cụ thể về huy
động vốn, xác định khả năng vốn hiện có, số vốn cịn thiếu để lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp với chi phí vốn thấp nhất có thể. Để tăng cường nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cơng ty có thể thực hiện một số biện pháp:
+ Khai thác triệt để các nguồn vốn của công ty, cố gắng phát huy tốt nhất nguồn vốn từ bên trong vì có chi phí sử dụng vốn thấp nhất mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
+ Tăng cường công tác huy động vốn ngắn hạn để tài trợ cho các nhu cầu trước mắt về VLĐ. Tuy nhiên cần chú ý cân đối nguồn vốn công ty đi chiếm dụng với nguồn vốn công ty bị chiếm dụng sao cho cơng ty khơng bị thua thiệt và có thể đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cơng ty có thể thực hiện một số biện pháp sau liên quan đến công tác huy động vốn:
+ Huy động từ nguồn vốn tín dụng thương mại: Công ty cần tăng cường huy động các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các nhu cầu trước mắt về vốn huy động, tận dụng tối đa các nguồn tài trợ ngắn hạn chưa đến hạn thanh tốn như: lương chi trả cho cơng nhân viên, thuế chưa đến hạn nộp… Nguồn vốn tín dụng thương mại chính là vốn chiếm dụng của các nhà cung cấp hàng hóa. Huy động nguồn vốn tín dụng thương mại được thể hiện dưới hình thức hàng hóa với ưu điểm là thủ tục nhanh gọn đáp ứng được nhu cầu vốn ngắn hạn cho công ty. Tuy công ty không thể coi nguồn vốn chiếm dụng là nguồn vốn huy động chính nhưng khi sử dụng nguồn vốn này sẽ có lợi thể lớn là khơng phải trả chi phí sử dụng. Cơng ty nên tiếp cận mạnh hơn với nguồn vốn tạm thời chiếm dụng từ nhà cung cấp, nhà thầu… Hiện nay, nguồn vốn tín dụng thương mại của công ty chiếm tỷ trọng không lớn, điều này chứng tỏ việc khai thác nguồn vốn này của công ty chưa thật sự tốt. Đây là nguồn vốn huy động mà công ty công phải trả lãi, đáp ứng được lượng nguồn hàng hóa khá lớn do đó cơng ty cần phải đảm bảo đúng doanh số đã cam kết với nhà cung cấp, đảm bảo về đúng hạn mức công nợ đã ký kết. Từ đó tạo dự tin tưởng nhà cung cấp, nâng cao uy tín cơng ty và ngày càng huy động được nguồn vốn tín dụng thương mại nhiều hơn từ nhà cung cấp.
+ Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng: Tín dụng ngân hàng là hình thức cơng ty vay vốn từ ngân hàng thương mại với các kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Từ nguồn vốn vay này có thể huy động được một lượng vốn lớn. Đối với tín dụng ngân hàng thfi cơng ty phải tạo uy tín, kiên trì đàm phán và phải chịu những điều kiện ngặt nghèo. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để cơng ty có thể
tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng ngân hàng nhiều hơn với những chính sách cho vay ưu đãi nhất. Gắn với tình tình kinh doanh hiện tại của cơng ty, em đưa ra hai biện pháp. Đầu tiên là tiếp tục huy động vốn cũ từ các ngân hàng. Khi quan hệ tín dụng đã được thiết lập thì việc huy động vốn từ nguồn này sẽ giảm được chi phí vay và thời gian để thực hiện cũng sẽ ngắn hơn. Công ty cần trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn để khẳng định uy tín và niềm tin đối với ngân hàng. Tạo dựng hình ảnh về năng lực tài chính của cơng ty để ngân hàng đưa ra quyết định cho công ty vay nhiều hay ít. Ngồi ra, cơng ty cần phải đảm bảo kinh doanh có lãi, mang lại lợi nhuận cao thông qua báo cáo tài chính để các ngân hàng quyết định việc hco vay bởi không một ngân hàng nào muốn cho một cơng ty có hiệu quả kinh doanh kém vay vốn. Thứ hai là huy động từ nguồn vốn mới. Mỗi ngân hàng khác nhau thì chính sách và thủ tục vay cũng sẽ khác nhau. Do vậy, việc khải thác triệt để việc huy động nguồn huy động cũ thì cơng ty cũng cần phải tìm kiếm nguồn huy động từ các ngân hàng mới nếu thủ tục và chính sách cho vay của họ ưu đãi hơn, đơn giản hơn các ngân hàng công ty đã từng vay.
b. Giải pháp về đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ
Từ chương 2 ta thấy tốc độ luân chuyển VLĐ của Công ty TNHH Xây
dựng 18 Hà Nam năm 2021 chậm hơn so với năm 2020, hiệu quả sử dụng VLĐ thấp đã ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của vốn. Do đó, để đẩy nhanh tốc độ ln chuyển VLĐ thì cơng ty cần tập trung vào một số biện pháp như sau:
❖ Thứ nhất là đẩy nhanh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu:
- Tổ chức theo dõi, quản lý khách hàng theo từng đối tượng, thời hạn hợp đồng, chính sách thương mại, tín dụng nhằm nắm rõ tình hình thanh tốn và thu hồi nợ.
- Tổ chức đánh giá, nghiệm thu cơng trình từng phần để thu theo mức độ hồn thành cơng trình, thu hồi vốn kịp thời. Do đó, Cơng ty cần thành lập đội nghiệm thu để đánh giá mức độ hoàn thành các cơng trình một cách hiệu quả nhất.
- Trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh khốc liệu thì chinh sách bán chịu là một trong những chính sách mà cơn gty hướng đến. Tuy nhiên, cơng ty cần xác định chính sách bán hàng phù hợp với đối tượng khách hàng. Trước khi tiến
hành ký hợp đồng với khách hàng, cơng ty cần tiến hành phân tích xem xét khả năng của bên đối tác như thế nào nhằm chọn ra những khách hàng có tiềm năng nhất. Đồng thời để đạt được hiệu quả trong thu hồi nợ thì cần có chính sách thu hồi nợ tích cực, đơn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Thống nhất với khách hàng về điều khoản thanh toán như quy định rõ thời hạn trả tiền, phương thức thanh toán, điều khoản vi phạm hợp đồng một cách cụ thể. Nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì bên đó phải chịu hồn tồn trách nhiệm bồi thường và thực hiện đầy đủ các khoản theo như cam kết trong hợp đồng.
- Xây dựng bộ phận chuyên trách về quản lý và thu hồi nợ sẽ giúp công ty theo dõi sát sao các khoản nợ phải thu theo từng đối tượng khách hàng, theo thời hạn nợ, có trách nhiệm đóc thúc khách hàng trả nợ đúng hạn, từ đó, cơng ty ln chủ động và có hành động kịp thời nhất. Đối với các khoản nợ trong hạn và đến hạn, công ty nên chủ đọng liên hệ với khách hàng để thông báo nhắc nợ, đối chiếu công nợ nhanh nhất thay vì chờ đến ngày đến hạn thanh toán, điều này giúp công ty quản lý tốt các khoản phải thu đồng thời giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng. Khi đến hạn thanh tốn cần thơng báo nợ đến hạn cho khách hàng, chuẩn bị hợp đồng, giấy tờ, chứng từ thanh toán. Đối với các khoản nợ quá hạn thanh tốn mà khách hàng khơng trả nợ, cần gửi thư nhắc nợ với các mốc thời gian cụ thể cho khách hàng có tuổi nợ cao hơn thời gian cho phép đồng thời tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao khách hàng chậm thanh tốn, u cầu khách hàng chứng minh khả năng trả nợ bằng thu nhập trong tương lai, bằng tài sản… và thỏa thuận thời điểm trả nợ tiếp theo. Tùy vào mức độ và mối quan hệ với khách hàng, công ty áp dụng các biện pháp như gia hạn nợ, giãn nợ, xử lý tài sản đảm bảo (nếu có), giảm nợ, bán lại nợ hoặc yêu cầu sự can thiệp của pháp luật nếu khách hàng mất khả năng thanh tốn nợ.
- Cơng ty cần đầu tư, đồi dưỡng và đào tạo cho cán bộ quản lý tài chính về cơng tác quản lý nợ, huân sluyeenj các kỹ năng chuyên môn về quản lý nợ, các kỹ năng đánh giá, phân tích tài chính, phân loại nợ, kỹ thuật xử lý nợ…
- Công ty cần đề ra những biện pháp đối với nhũng khách hàng khơng có khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn đã được gia hạn thanh toán mà chưa thanh toán được. Trong trường hợp khách hàng khơng có khả năng thanh tốn trả lại hàng hóa đã mua thì cơng ty phải có hình thức xử phạt nhất định.
- Công ty nên đầu tư phần mềm kế tốn có module hỗ trợ quản lý cơng nợ như eCatstocck, Sales & Inventory Controls… Những phần mềm này có thể đưa ra được các báo cáo tổng hợp cũng như báo cáo công nợ đến khashc hàng theo các tiêu chí quản trị, giúp tiết kiệm thời gian, nâng coa hiệu quả công việc của
nhân viên thu nợ.
❖ Thứ hai, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho:
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2021 đã chậm hơn so với năm 2020. Công ty cần quan tâm đến công tác quản lý hàng tồn kho như công tác dự trữ HTK hợp lý, thực hiện tốt công tác dự báo thị trường, phân tích và tính tốn những biến động về giá nguyên vật liệu trên thị trường. Cụ thể công ty cần lập kế hoạch dự trữ chi tiết, bám sát với thực tế để hạn chế mức thấp nhất số vốn dự trữ đồng thời xác đinh thời điểm dự trữ hàng tốt nhất. Ngồi ra, cơng ty cũng cần tiến hành kiểm kê, đối chiếu tình hình nhập – xuất của nguyên vật liệu định kỳ làm cơ sở cho việc xác định mức dự trữ cần thiết cho kỳ tiếp theo.
c. Giải pháp tăng cường công tác quản trị công nợ
➢ Đối với công nợ phải thu
Muốn quản trị tốt các khoản phải thu, cơng ty phải có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng này liên quan đến mức độ, chất lượng và độ rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố như: tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu… Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó địi. Vì thế, khi cơng ty quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, giữa lợi nhuận mà cơng ty có thể thu được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp.
Năm 2021, các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tài sản ngắn hạn chiếm 35.84%. Hầu hết các khoản phải thu này đều là ngắn hạn và chưa đến hạn thanh tốn qua đó thấy được nguồn vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng vẫn còn rất lớn và làm giảm vòng quay
của tổng vốn từ đó làm giảm hiệu suất hoạt động của cơng ty. Do đó để quản lý tốt cơng tác thu hồi nợ tránh vốn bị ứ đọng quá lâu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cơng ty cần có một số biện pháp như:
+ Trong hợp đồng công ty ký với chủ đầu tư phải ghi rõ ràng, ghi rõ thời gian, phương tiện thanh toán và các điều khoản về thanh toán, quy định thời hạn trả tiền cụ thể, hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng.
+ Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản nợ phải thu theo tuổi. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nợ nào sắp đến hạn để có biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh tốn, tránh tình trạng để các khoản nợ phải thu rơi vào nợ khó địi.
+ Cơng ty cần phải trích lập dự phịng phải thu khó địi và cuối năm cần xem lại mức trích lập sao cho cân đối, phù hợp với tình hình thực tế khơng để tình trạng khoản trích lập này là rất nhỏ trong khi nợ phải thu ngắn hạn lại rất lớn và ngược lại.
+ Tổ chức đánh giá, nghiệm thu từng phần đối với các cơng trình có vốn đầu tư Nhà nước để thu theo mức độ hoàn thành cơng trình, thu hồi vốn kịp thời. Do đó, cơng ty cần thành lập được đội ngũ nghiệm thu chất lượng, đánh giá được mức độ hồn thành các cơng trình một cách hiệu quả nhất.
+ Đối với các cơng trình xây dựng dân dụng cho tư nhân trước khi ký kết hợp đồng công ty cần xem xét đến khả năng thanh toán và thái độ của khách hàng, bên cạnh đó cơng ty cũng nên thực hiện chính sách chiết chấu thanh tốn đối với các khách hàng thanh toán sớm. Tuy nhiên nếu vì một lý do khách quan nào đó mà khách hàng chưa có khả năng thanh tốn được ngay khoản nợ thì cơng ty cũng nên xem xét cụ thể để đưa ra được cách giải quyết hợp tình, hợp lý.
➢ Đối với công nợ phải trả