Phân tích tình hình tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích hình hình tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng 18 hà nam (Trang 29 - 31)

7. Kết cấu của đề tài

1.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.2. Phân tích tình hình tài sản

a. Mục đích phân tích

Phân tích tình hình tài sản là để đánh giá đánh giá quy mô tài sản của doanh nghiệp, mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh nói chung cũng như từng lĩnh vực hoạt động, từng loại tài sản nói riêng. Thơng qua quy mô và sự biến động quy mô của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản ta sẽ thấy sự biến động về mức độ đầu tư, quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp, cũng như việc sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào. Thông qua cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ta thấy được chính sách đầu tư đã và đang thực hiện của doanh nghiệp, sự biến động về cơ cấu tài sản cho thấy sự thay đổi trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp.

b. Chỉ tiêu phân tích

- Các chỉ tiêu phản ánh quy mô, sự biến động của tài sản: Tổng tài sản, từng loại tài sản trên Bảng cân đối kế tốn.

Nội dung, phương pháp phân tích tình hình tài sản của doanh nghiệp:

Thứ nhất: Phân tích quy mơ, sự biến động tài sản:

So sánh tổng tài sản ũng như từng chỉ tiêu tài sản giữa cuối kỳ với đầu kỳ, hoặc với cuối các kỳ trước cả số tuyệt đối và số tương đối. Thông qua quy mô tổng tài sản, từng chỉ tiêu tài sản, ta thấy được số vốn được phân bổ cho từng lĩnh vực hoạt động, từng loại, chỉ tiêu tài sản. Thông qua sự biến động của tổng tài sản, từng chỉ tiêu tài sản ta thấy sự biến động về mức độ đầu tư cho từng lĩnh vực hoạt động, cho từng loại, chỉ tiêu tài sản có hợp lý hay khơng?

Sự biến động của tổng tài sản thể hiện sự biến động về quy mô vốn đầu tư của doanh nghiệp, về năng lực sản xuất kinh danh, về khả năng tài chính của doanh nghiệp. Sự biến động của từng loại tài sản vừa thể hiện mức độ đầu tư của doanh nghiệp vào từng lĩnh vực hoạt động, từng loại tài sản như thế nào, đồng thời cũng cho thấy ảnh hưởng của sự biến động của từng loại tài sản đến HĐKD, tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó thấy được chính sách đầu tư, việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay khơng. Vì vậy, khi xem xét sự biến động từng loại cần đánh giá cụ thể đến tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chẳng hạn:

- Sự biến động của tiền và các khoản tương đương tiền (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi dưới 3 tháng) ảnh hưởng đến khả năng ứng phó của doanh nghiệp với các khoản nợ đến hạn.

- Quy mô và sự biến động của các khoản đầu tư tài chính cho thấy doanh nghiệp đã phân bổ vốn vào lĩnh vực này như thế nào, thấp hay cao, chiều hướng biến động…

- Quy mô và sự biến động của các khoản phải thu thể hiện mức độ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều hay ít, tăng hay giảm, trình độ quản trị

Tỷ trọng từng loại tài sản = 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑐ủ𝑎 𝑡ừ𝑛𝑔 𝑙𝑜ạ𝑖 𝑇𝑆

công nợ phải thu, chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp đối với khách hàng, nhà cung cấp ra sao.

- Quy mô và sự biến động của hàng tồn kho có phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh, tính chất ngành nghề kinh doanh, trình độ quản lý sử dụng vốn dự trữ của doanh nghiệp, đồng thời cũng thể hiện mức độ đầu tư của doanh nghiệp đối với tài sản lưu động thuộc lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Quy mô và sự biến động của tài sản cố định vừa cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ đầu tư cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự biến động của các chỉ tiêu tài sản phụ thuộc vào:

✓ Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh, thị trường đầu vào, thị trường đầu ra…

✓ Trình độ quản lý của doanh nghiệp, chính sách đầu tư và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp…

Thứ hai: Phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động về cơ cấu tài sản:

Xác định tỷ trọng từng loại tài sản và so sánh tỷ trọng từng loại tài sản giữa cuối kỳ này với cuối các kỳ trước. Qua đó thấy được chính sách đầu tư, tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, đồng thời thơng qua sự biến động về cơ cấu tài sản mà thấy được sự thay đổi chính sách của doanh nghiệp trong từng kỳ. Thấy được mức độ đầu tư cho HĐKD, cho từng lĩnh vực và cho từng loại tài sản có hợp lý khơng.

Cơ cấu tài sản của một DN phụ thuộc vào đặc trưng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm…

Một phần của tài liệu Phân tích hình hình tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng 18 hà nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)