7. Kết cấu của đề tài
1.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.3. Phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
Đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hàng thơng qua phân tích, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả
việc so sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu giữa kì này với kì trước (năm nay với năm trước). Đồng thời, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt chú ý đến sự biến động của doanh thu thuần, tổng lợi nhuận sau thuế đồng thời giải trình tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng hay giảm là do những nhân tố nào (bởi đây là bộ phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn và quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp) dựa vào công thức:
LN = DT – GV + (Dtc – Ctc) – CB – CQ
Trong đó:
LN: Lợi nhuận kinh doanh.
DT: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ GV: Trị giá vốn của hàng bán.
Dtc: Doanh thu tài chính. Ctc: Chi phí tài chính CB: Chi phí bán hàng
CQ: Chi phí quản lý kinh doanh.
- Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh.
Sau khi tiến hành phân tích số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta tiếp tục đi tính tốn, phân tích khái qt các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động
(1) Hệ số sinh lời ròng của hoạt động: Phản ánh trong 1 đồng luân chuyển
thuần thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Hệ số sinh lời ròng = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
(2) Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế (lợi nhuận kế toán): Cho biết trong 1
đồng tổng luân chuyển thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận kế tốn. Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế
𝐿𝑢â𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
(3) Hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh: Cho biết trong 1 đồng doanh thu thuần tạo ra từ hoạt động chính của doanh nghiệp (hoạt động bán hàng và tài
chính) có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝐻Đ𝐾𝐷 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝐻Đ𝐾𝐷
(4) Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng: Cho biết trong 1 đồng doanh thu thuần
bán hàng có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔
Trong đó: Lợi nhuận bán hàng = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Các hệ số sinh lời hoạt động càng cao thì hiệu quả hoạt động chung toàn doanh nghiệp, hiệu quả từng hoạt động trong doanh nghiệp càng cao.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị chi phí:
(1) Hệ số chi phí = Tổng chi phí
Luân chuyển thuần
(2) Hệ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1
đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng trị giá
vốn hàng bán. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.
Hệ số giá vốn hàng bán = Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần bán hàng
Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Hệ số chi phí bán hàng càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bán hàng và kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại.
(4) Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần.
Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp = Chi phí quản lý doanh nghiệp Doanh thu thuần bán hàng
Chỉ tiêu này cho biết để thu được 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải chi
ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý
các chi phí quản trị doanh nghiệp càng cao và ngược lại. ❖ Phương pháp phân tích:
Để phân tích khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh,
các chỉ tiêu hệ số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, xác định chênh lệch tuyệt đối và
tương đối. Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động chung toàn doanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực hoạt động để kịp thời phát hiện lĩnh vực nào hiệu quả hoặc
kém hiệu quả, khâu quản lý nào trong quy trình hoạt động cần điều chỉnh để tăng
năng lực cạnh tranh và khả năng thanh tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.