Diễn biến ngành năm 2021 và triển vọng 2022

Một phần của tài liệu Phân tích hình hình tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng 18 hà nam (Trang 104 - 109)

7. Kết cấu của đề tài

3.1. Bối cảnh và định hướng phát triển của CÔNG TY TNHH XÂY

3.1.2. Diễn biến ngành năm 2021 và triển vọng 2022

3.1.2.1. Diễn biến ngành năm 2021

Cụ thể, Tổng cục Thống kê cho biết, đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến phức tạp trong năm 2021 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xây dựng nói riêng. Việc giãn cách xã hội theo chỉ thị số

16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 kéo dài đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp

trong tìm kiếm hợp đồng xây dựng mới. Bên cạnh đó, giá một số loại vật liệu xây dựng trong năm 2021 tăng mạnh làm chậm tiến độ các dự án đang và sắp khởi công. Tuy nhiên, đến đầu quý IV/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số

128/NQ-CP, ngày 11/10/2021 về ban hành quy định tạm thời “thích ứng an tồn,

linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19” áp dụng trên toàn quốc đã tạo động lực tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ cơ chế cho phép các cơng trình xây dựng thực hiện trở lại.

Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2021 theo giá hiện hành phân theo loại hình sở hữu (nghìn tỷ đồng)

Nguồn: Số liệu GSO Tính chung năm 2021, giá trị sản xuất xây dựng theo giá hiện hành ước đạt hơn 1938,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,1% so với năm 2020; trong đó khu vực ngồi nhà nước ước đạt 1255,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2020 và đây cũng là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ước đạt 59,8 nghìn tỷ đồng, giảm 4,2%, khu vực doanh nghiệp nhà nước ước đạt gần 55 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7%. Theo loại cơng trình, giá trị sản xuất cơng trình nhà các loại ước đạt 1126,5 nghìn tỷ đồng tăng 4,8% so với năm trước, cơng trình kỹ thuật dân dụng ước đạt gần 571 nghìn tỷ đồng tăng 9,7 %, giá trị hoạt động xây dựng chuyên dụng ước đạt 241,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3%.

Theo Tổng cục Thống kê, hoạt động của ngành xây dựng trong năm 2021 có một số thuận lợi, như: Các đơn vị trong ngành xây dựng có nguồn cơng việc ổn định do có nhiều cơng trình chuyển tiếp từ năm 2020 sang có tổng mức đầu tư lớn; Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơng trình kỹ thuật dân dụng có xu hướng tăng cùng với sự “ấm” lên của thị trường bất động sản tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khải các dự án, cơng trình.

Bên cạnh những khó khăn do dịch Covid-19 trong năm 2021, ngành xây dựng cũng gặp phải khó khăn như: Nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí phân bổ vốn đầu tư cho các dự án cịn ít so với khối lượng đã thi cơng; Cơng tác quy hoạch chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao; năng lực tài chính của một số chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng còn hạn chế; Một số dự án bất động sản đã ký nhưng không được triển khai hoặc triển khai chậm; Lãi vay ngân hàng và việc chậm

Nguồn: Số liệu GSO Điểm nhấn đặc biệt là tỷ lệ đóng góp của ngành xây dựng vào GDP cả nước năm 2020 ở mức cao bậc nhất 6,19%GDP, chỉ thấp hơn năm 2011 (6,41%GDP). Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động mạnh của dịch Covid, các đợt giãn cách xã hội, thị trường bất động sản chỉ tăng 0,31%... ngành xây dựng vẫn duy trì được tăng trưởng liên tục kể từ quý 1/2020.

Giới chuyên môn ngành xây dựng đánh giá, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rõ rệt tới nền kinh tế nói chung cũng như thị trường xây dựng nói riêng, đặc biệt là xây dựng bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên khu vực bất động sản công nghiệp tăng trưởng tốt cùng chính sách đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2020 đã giúp bức tranh phát triển của ngành có nhiều điểm sáng.

Các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng được cứu cánh với hàng loạt các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, các cơng trình cơng nghiệp quy mơ lớn. Các doanh nghiệp xây dựng dân dụng nhờ mảng xây dựng khu công nghiệp bù đắp được phần nào sự sụt giảm của mảng xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng…

❖ Những ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến ngành vật liệu xây dựng Theo thống kê 3 tháng đầu tiên của Bộ Xây dựng với các nước bị ảnh hưởng dịch Covid, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực bất động sản không ổn định đã gây ra nhiều phiền toái cho ngành vật liệu xây dựng 2021.

Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, đầu năm 2020, nguồn cung trong quý I trên thị trường Bất động sản đạt 52.000 sản phẩm gồm 18.000 sản phẩm mới nhưng chỉ bán được 14%. Trường hợp này được đánh giá là đáng báo động bởi lượng cung, giao dịch, tỷ lệ hấp thụ ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.

3.1.2.2. Triển vọng tăng trưởng ngành và dự báo phát triển trong năm 2022 trở đi

Trong điều kiện dịch bệnh ảnh hưởng lớn nhưng hầu hết các chỉ tiêu quản lý ngành đều đạt và vượt kế hoạch. Công tác xây dựng thể chế được tập trung thực hiện và đạt được kết quả nổi bật vào cuối năm 2020.

Các hoạt động quy hoạch - kiến trúc và quản lý phát triển đô thị tiếp tục được quan tâm, thực hiện có hiệu quả. Cơng tác quản lý đầu tư xây dựng có những chuyển biến quan trọng; chất lượng công trình cơ bản được kiểm sốt, đảm bảo an tồn cơng trình.

Bộ Xây dựng đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi, kiểm soát chặt chẽ diễn biến thị trường bất động sản, nhất là những thời điểm thị trường bất động sản có biến động bất thường; chủ động đề xuất với Chính phủ và triển khai các giải pháp góp phần duy trì sự ổn định và tăng trưởng của thị trường bất động sản…

Năm 2021 hy vọng giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng ước tính tăng

thị, hạ tầng đô thị đạt được nhiều kết quả quan trọng: tỷ lệ đơ thị hóa tồn quốc ước đạt 40,5%; tỷ lệ dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung ước đạt 92% (tăng 2% so với năm 2020); tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch giảm còn 17,2% (giảm 0,8% so với năm 2020). Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, năm 2021, sản lượng xi măng tiêu thụ ước đạt 105,6 triệu tấn (tăng 2% so với năm 2020); kính xây dựng đạt khoảng 186 triệu m2 (tăng khoảng 24%); sứ vệ sinh khoảng 16 triệu sản phẩm, (tăng khoảng 7%)…

Về cơng tác tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh những lĩnh vực bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Bộ Xây dựng đã kiểm tra công trường xây dựng bệnh viện dã chiến, địa phương có dịch, cơ sở hỏa táng, cơ sở cách ly, thu dung, cơ sở chữa bệnh nhân Covid-19 tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An...; xây dựng và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các địa phương về cơng tác phịng, chống dịch trên công trường xây dựng trong dịch bệnh.

Năm 2021, ngành Xây dựng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất xây dựng ước 4,96 - 5,56%; diện tích nhà ở bình qn cả nước phấn đấu đạt 25,5 m2/người; tỷ lệ đơ thị hóa tồn quốc đạt 41,5-42% (Chỉ tiêu được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 32/2021/QH15); tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trên 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch giảm dưới 16,5%; tỷ lệ tổng lượng nước thải được thu gom và xử lý đạt 16%.

Để hoàn thành mục tiêu đó, ngành sẽ tập trung thực hiện 3 khâu đột phá: Hoàn thiện thể chế pháp luật về xây dựng để tăng cường công tác quản lý nhà nước đồng thời tạo mơi trường thuận lợi, thơng thống, phân cấp mạnh cho địa phương; tập trung cho công tác quy hoạch, quản lý phát triển đô thị; đẩy mạnh công tác quản lý phát triển nhà ở, thị trường bất động sản.

Năm 2021 sẽ tiếp tục có thuận lợi nhưng khó khăn, thách thức đặt ra cho ngành Xây dựng là rất lớn. Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Xây dựng sẽ nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất đi đôi với siết chặt kỷ cương, kỷ luật công tác, đạo đức công vụ, nâng

cao tinh thần trách nhiệm, đổi mới tư duy, tận tụy với cơng việc để hồn thành thắng lợi các nhiệm vụ công tác năm 2022.

Việc tuyển dụng lao động có tay nghề cao ln là thách thức của ngành xây dựng nói riêng và với cơng ty xây dựng 18 Hà Nam nói chung. Số lượng lao động rời khỏi ngành Xây dựng được dự báo vào khoảng 33% trong vòng 10 năm tới. Tuy công ty vẫn nỗ lực tuyển dụng nhưng vấn đề hiện nay số lượng công nhân lành nghề nghỉ việc ngày càng tăng, trong khi lực lượng lao động trẻ lại heo hút. Trước tình trạng lao động thiếu số lượng, yếu chất lượng công ty xây dựng sẽ phải tăng cường nỗ lực tìm kiếm, đào tạo và giữ chân những công nhân lành nghề để đáp ứng nhu cầu hoạt động.

Dự báo giá vật liệu xây dựng tăng vọt: Một câu chuyện lớn khác trong ngành xây dựng năm trước là giá vật liệu xây dựng khơng ngừng tăng mạnh. Chi phí một số vật liệu như xi măng, gạch lót nền, cát xây dựng tăng khoảng 20 – 30%, riêng mặt hàng thép đã tăng 100% chỉ trong vòng 1 năm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với cơng ty nói chung và ngành xây dựng nói riêng, tiêu hao nhiên liệu nhiều cho máy móc gây tốn kém nhiều chi phí hơn so với năm trước khi giá vật liệu chưa tăng mạnh.

Trong khi toàn ngành nổi tiếng là chậm áp dụng và đầu tư vào công nghệ, thế nhưng nhờ đại dịch một số cơng ty đã có thời gian đưa cơng nghệ vào bộ máy vận hành và hoạt động kinh doanh của mình. Việc phát triển cơng nghệ xây dựng sẽ giải quyết một số vấn đề chính của ngành, như an tồn, năng suất và tình trạng thiếu lao động

Một phần của tài liệu Phân tích hình hình tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng 18 hà nam (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)