Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật mobifone (Trang 43)

1.2.1 .1PT tình hình Nguồn vốn của doanh nghiệp

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Nhân tố chủ quan

Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp

-Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức tài chính doanh nghiệp như: Phương thức hình thành và huy động vốn, việc tổ chức quản lý sử dụng vốn, việc chuyển nhượng vốn, phân phối lợi nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với khoản nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, khi phân tích đánh giá và lựa chọn các quyết định tài chính thì nhà quản trị tài chính khơng thể bỏ qua hình thức pháp lý của doanh nghiệp

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thường được thực hiện trong một hoặc một số ngành kinh doanh nhất định. Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh tế- kỹ thuật riêng có ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp.

- Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũng nhanh hơn so với các ngành nông nghiệp, công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng. Ở các ngành này, vốn cố định chiềm tỷ lệ cao hơn vốn lưu động, thời gian thu hồi vốn cũng chậm hơn.

- Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ thong năm thường khơng có biến động lớn, doang nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó có thể dễ dàng đảm bảo cân đối giữa thu và chi tiền mặt, cũng như bảo đảm nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh. Ngược lại, những doanh nghiệp sản xuất ra các loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra lượng vốn lưu động lớn hơn, nhu cầu về vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm có chênh lệch lớn, giữa thu và chi bằng tiền có sự khơng ăn khớp nhau về thời gian. Đó

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

là điều phải tính đến trong việc tổ chức tài chính nhằm đảm bảo cân đối giữa thu và chi bằng tiền.

1.3.2 Nhân tố khách quan

- Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: nếu cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, ...) thì sẽ giảm bớt nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong kinh doanh.

- Tình trạng của nền kinh tế: một nền kinh tế đang trong q trình tăng trưởng thì có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, từ đó địi hỏi hoanh nghiệp phải tích cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu vốn đầu tư. Ngược lại, nền kinh tế đang trong tình trạng suy thối thì doanh nghiệp khó có thể tìm được cơ hội tốt để đầu tư.

-Lãi suất thị trường: lãi xuất thị trường là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Lãi xuất thị trường ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư, đến chi phí sử dụng vốn cố định và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp. Mặt khác, lãi suất thị tường còn ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Khi lãi suất thị trường tăng cao thì người ta có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng, điều đó ảnh hưởng khơng tốt tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

- Lạm phát: khi nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp căng thẳng. Nếu doanh nghiệp khơng áp dụng các biện pháp tích cực thì có thể cịn bị thất thốt vốn kinh doanh. Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và dẫn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khơng ổn định.

- Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp: như các chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách thuế; chính sách xuất khẩu,

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

nhập khẩu; chế độ khấu hao tài sản cố định... đây là yếu tố tác động lớn đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.

- Mức độ cạnh tranh: nếu doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có mức độ cạnh tranh cao địi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm ...

- Thị trường tài chính và hệ thống trung gian tài chính:

Sự phát triển của thị trường làm đa dạng hóa các cơng cụ và các hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như sự xuất hiện và phát triển của các hình thức th tài chính, sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán...

Sự phát triển lớn mạnh của các trung gian tài chính sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính ngày càng phong phú , đa dạng hơn cho doanh nghiệp, như sự phát triển của các ngân hàng thương mại đã làm đa dạng hóa các hình thức thanh tốn như thanh tốn qua chuyển khoản, thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử... Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trung gian tài chính tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng nguồn tín dụng với chi phí thấp hơn.

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản về phân tích tình hình tài chính bao gồm: khái niệm tài chính doanh nghiệm và nêu ra các quyết định tài chính doanh nghiệp, khái niệm và mục tiêu phân tích tài chính đồng thời đề cập đến nội dung phân tích tình hình tài chính, phương pháp phân tích, trình tự phân tích và nguồn thơng tin sử dụng cho phân tích tài chính. Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp giúp cho ta nắm vững lý thuyết về tình hình tài chính doanh nghiệp, từ các khái niệm cho đến ý nghĩa, phương pháp và nội dung phân tích, đi sâu nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, vai trị của các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính trong việc cung cấp thơng tin. Chúng ta có thể vận dụng lý thuyết kết hợp với kiến thức do thầy cơ truyền đạt để có thể phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp một cách chặt chẽ và hiệu quả nhất.

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT MOBIFONE 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật MobiFone

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT MOBIFONE (tiền thân là Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật và Hạ tầng mạng thông tin di động (MOBITECHS)

-Tên tiếng anh: MobifoneService JSC -Tên viết tắt: MobifoneService

-Mã chứng khoán: MFS -Năm thành lập: 28/01/2008

-Giấy phép kinh doanh: 0103021688

-Người công bố thông tin: Mr Vũ Quang Hải -Mã số thuế: 0103021688

-Vốn điều lệ: 70,629,790,000 VNĐ -Nhân sự: Trên 1000 CBNV

-Trụ sở chính: Tầng 3 tịa nhà TTC - Số 19 - Phố Duy Tân - P.Dịch Vọng Hậu - Q.Cầu Giấy - Tp.Hà Nội

-Fax: (84.24) 3772 6989

-Email: info@mobifoneservice.com.vn -Website: www.mobifoneservice.com.vn

Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật MobiFone được thành lập ngày 28/01/2008 với mục đích tập trung sức mạnh nguồn vốn huy động được từ các cổ đông sáng lập để kinh doanh các dịch vụ thuộc lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin.

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Năm Thành tựu

Năm 2008 Thành lập Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật và Hạ tầng mạng thông tin di động, cung cấp dịch vụ Hạ tầng – Viễn thơng.

Hồn thành xây dựng 150 trạm BTS

Năm 2009 Thành lập 02 Chi nhánh tại Hải Phòng và Cần Thơ. Cung cấp dịch vụ Chăm sóc khách hàng

Năm 2010 Thành lập Đài Inbound, Đài Outbound cung cấp dịch vụ Chăm sóc khách hàng tại Hà Nội.

Thành lập 03 Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Đồng Nai.

Cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng thiết bị di động

Năm 2011 Cung cấp dịch vụ Funring cho Mobifone, các dịch vụ nội dung trên đầu số 6x38, 7x15, 19003235, 19003383

Cung cấp dịch vụ Phân phối mã thẻ, Airtime, thẻ cào và dịch vụ Thanh toán điện tử.

PreviousNext

Năm 2012 Thành lập tổng đài 9080 chuyên cung cấp dịch vụ giải đáp thông tin kinh tế - xã hội.

Hợp tác với ngân hàng HSBC trong lĩnh vực gọi ra chào bán sản phẩm dịch vụ tài chính

Năm 2013 Triển khai hệ thống Contact Center tập trung (IPCC) tại 2 node Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Năm 2014 Đổi tên thành Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật MobiFone Cung cấp dịch vụ hỗ trợ văn phòng

Cung cấp hạ tầng hệ thống Call center cho Prudential với hơn 100 bàn ĐTV

Năm 2015 -Đầu tư 410 Viba cho thuê

-Đưa tổng đài chăm sóc khách hàng bằng tiếng đồng bào -Phát triển dịch vụ giá trị gia tăng mới như Mbook,các chương trình khuyên mại

-Cải tạo môi trường làm việc văn minh hiện đại, văn phịng cơng ty, văn phòng chi nhánh

-Triển khai mới 76 bản điện thoại cho dự án Prudential Năm 2016 -Thành lập Trung tâm xử lý khủng hoảng truyền thơng

-Nghiên cứu thử nghiệm hệ thống chăm sóc khách hàng AVB, AUTO SMS

-Di dời FMS Đồng Nai về Thành phố Hồ Chí Minh -Nghiên cứu hệ thoomgs dự án Metro cáp quang -Cung cấp dịch vụ đấu trường tri thức cho Vinaphone Năm 2017 -Triển khai và nâng cấp hoàn thiện xử lý hệ thống khủng

hoảng truyền thông

-Thử nghiệm triển khai các giải pháp mới: AVB,SIP Trunk,…

-Đẩy mạnh công tác truyền thông giới thiệu sản phẩm dịch vụ Call center

Năm 2018 -Hồn thành kí kết hợp đồng, triển khai dịch vụ chăm sóc khách hàng trên các diễn đàn, mạng xã hội

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

-Hồn thành triển khai cung cấp thiết bị quang với công ty TNHH sản xuất thiết bị viễn thông

-Triển khai dịch vụ lắp đặt nâng cao chất lượng phủ sóng cho cơng ty VNPT technology

-Kí kết hợp đồng dịch vụ với công ty bia Heniken và Vinaphone

Năm 2019 - MobiFone triển khai cung cấp 51 sản phẩm, dịch vụ mới, gồm 29 dịch vụ cho khách hàng cá nhân, 2 dịch vụ cho hộ gia đình và 20 dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp. -MobiFone cũng triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả quản lý thuê bao trả trước, các quy định khuyến mại đối với thuê bao trả trước, hướng tới phát triển thuê bao trả sau

Năm 2020 -Triển khai cung cấp dịch vụ lao động, dịch vụ Vận hành ứng cứu thông tin cho MobiFone

-Bắt đầu 1 số dịch vụ: ứng tiền, các chương trình khuyến mại mới

2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty

Theo giấy chứng nhận Đăng kí kinh doanh số 0103021688 do Sở KH &ĐT thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 28/01/2008, Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật MobiFone là công ty hoạt động trong các lĩnh vực sau:

*Dịch vụ hạ tầng viễn thơng

-Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính Chi tiết: Sản xuất vật tư, máy móc thiết bị tin học;

-Sửa chữa máy móc, thiết bị

Chi tiết: - Bảo dưỡng thiết bị truyền dẫn mạng viễn thông; - Sửa chữa bảo dưỡng hệ thống báo cháy, phòng chữa cháy tự động, các hệ thống cảnh báo, giám sát điều khiển; - Bảo dưỡng các thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin; -Lắp đặt máy móc và thiết bị cơng nghiệp, xây dựng nhà trạm BTS, cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thơng.

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

-Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông

Chi tiết: Mua bán các thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin; -Đo kiểm trong lĩnh vực viễn thơng

-Bán bn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

*Dịch vụ Gía trị gia tăng

Chi tiết: - Dịch vụ gọi tự do; - Dịch vụ gọi giá cao; - Dịch vụ ứng dụng tin nhắn ngắn; - Các dịch vụ điện thoại và nhắn tin khác trên mạng viễn thông di động; - Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng; - Đo kiểm trong lĩnh vực viễn thơng bao gồm: cơng trình kỹ thuật chun ngành viễn thơng, dịch vụ viễn thông, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, Internet; - Dịch vụ tư vấn đo kiểm mạng thông tin di động; - Dịch vụ tối ưu hóa mạng viễn thơng; - Đại lý dịch vụ viễn thông; - Cung cấp truy cập internet thông qua các mạng kết nối giữa khách hàng và ISP nhưng không do ISP sở hữu và vận hành, như truy cập internet quay số (dial up). - Cung cấp dịch vụ viễn thông qua các kết nối viễn thơng hiện có như VOIP (điện thoại internet). - Bán lại hạ tầng viễn thông, mạng cung cấp (mà không thực hiện cung cấp dịch vụ). - Kinh doanh dịch vụ viễn thông, kinh doanh hàng hóa viễn thơng, thiết lập mạng cơng cộng, thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất trong phạm vi tồn quốc

*Dịch vụ Chăm sóc khách hàng

-Hoạt động dịch vụ liên quan đến các cuộc gọi

Chi tiết: Dịch vụ giải đáp, chăm sóc khách hàng qua điện thoại; Telesales, hỗ trợ văn phòng… cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục…

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý

Tổ chức bộ máy bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội Đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng Giám đốc và Các phịng ban thuộc cơng ty có chức năng trách nhiệm tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Dịch vụ và Kỹ thuật MobiFone

*Nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty:

Đại hội đồng cổ đơng

Là cơ quan có quyền lực cao nhất của cơng ty. ĐHĐCĐ có nhiệm vụ thơng qua các báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động kinh doanh, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư, bổ sung sửa đổi điều lệ của công ty

Hội đồng quản trị

Gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ không quá 5 năm do ĐHĐCĐ bầu rra, là cơ quan lãnh đạo cao nhất của cơng ty, có tồn quyền nhân danh Cơng ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích quyền lợi của cơng ty ngoại trừ những quyền thuộc ĐHĐCĐ

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIẢM ĐỐC BAN KIỂM SỐT P.TỔ CHỨC- HÀNH CHÍNH P. TÀI CHÍNH P. KẾ TỐN P.KẾ HOẠCH- KINH DOANH P.CƠNG NGHỆ- THƠNG TIN P.HẠ TẦNG- VIỄN THƠNG

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Ban kiểm soát

Do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 4 thành viên thay mặt cổ đơng để kiểm sốt mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty

Ban Tổng giám đốc

Do HĐQT bổ nhiệm có nhiệm kỳ tối đa 5 năm, gồm Tổng giám đốc, 2 Phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người điều hành công ty, trực tiếp chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc quản lý, điều hành doanh nghiệp hàng ngày, thi hành các quyết định của Hội đồng quản trị

Các phịng ban thuộc cơng ty có chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm tham mưu giúp Tổng giám đốc của công ty:

 Tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện tồn diện các lĩnh vực cơng tác được giao thống nhất trong tồn cơng ty

 Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Công ty thực hiện những nhiệm vụ được giao theo sự phân công của tổng giám đốc

 Xây dựng soạn thảo văn bản theo chị thị, quyết định của Tổng giám đốc

Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban

Phòng tổ chức-Hành chính

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật mobifone (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)