Mục tiêu và định hướng phát triển công ty trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật mobifone (Trang 108 - 112)

1.2.1 .1PT tình hình Nguồn vốn của doanh nghiệp

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển công ty trong thời gian tới

3.1.1 Bối cảnh kinh tế-xã hội

Bối cảnh thế giới năm 2021:

Kinh tế thế giới bước sang năm 2021 trong một trạng thái “tơi tả”. Cú sốc mà Covid-19 gây ra đã khiến thế giới rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái 1930. Nhờ một loạt vaccine ngừa Covid-19 được phê chuẩn và triển khai trên toàn cầu, các nền kinh tế đã mở cửa trở lại và hồi phục. Tuy nhiên, đại dịch vẫn diễn biến khó lường khi các biến chủng mới của Covid xuất hiện, mỗi lần có biến chủng mới xuất hiện, triển vọng kinh tế thế giới lại bị che mờ.

Chuỗi cung ứng toàn cầu đã rơi vào tình trạng “trở tay khơng kịp” khi nền kinh tế thế giới phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Nhu cầu hàng hoá tăng vọt trong khi hoạt động sản xuất và vận tải không phục hồi với tốc độ tương ứng, khiến toàn bộ chuỗi cung ứng bị thắt lại ở nhiều điểm. Đại dịch bùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á trong quý 3 buộc các nhà máy tại khu vực này phải đóng cửa hàng loạt. Một số cảng biển lớn ở Trung Quốc tắc cứng vì các biện pháp kiểm sốt Covid ngặt nghèo. Khủng hoảng thiếu con chip do nhu cầu bùng nổ thiết bị công nghệ, rồi khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc, thiếu container, thiếu tàu chở hàng, thiếu tài xế xe tải… tất cả đều khiến chuỗi cung ứng toàn cầu đã rối càng thêm rối.

Phục hồi thương mại tồn cầu có xu hướng chậm dần. Giá cả và lạm phát có xu hướng tăng. Lạm phát tăng do chính sách tiền tệ và tài khố siêu lỏng lẻo của các quốc gia nhằm vực dậy nền kinh tế trong đại dịch. Bên cạnh sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu tiêu dùng, giá lương thực-thực phẩm và giá nhiên

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

liệu tăng chóng mặt cũng là những lý do quan trọng khác đẩy giá cả nói chung đi lên.

Thị trường tài chính có thể biến động do tâm lý nhà đầu tư thay đổi nhanh chóng trước những tin tức bất lợi về đại dịch hoặc diễn biến chính sách.

Leo thang căng thẳng thương mại và công nghệ, đặc biệt là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, có thể ảnh hưởng đến đầu tư và tăng trưởng năng suất, gây thêm những trở ngại cho phục hồi kinh tế. Mối quan hệ giữa hai cường quốc tiếp tục căng thẳng âm ỉ: chiến tranh thương mại vẫn “treo” lơ lửng với thuế quan được áp lên hàng trăm tỷ USD hàng hố của nhau, Mỹ khơng ngừng đưa thêm các doanh nghiệp và tổ chức Trung Quốc vào “danh sách đen” để áp các biện pháp trừng phạt. Đặc biệt, do lệnh cấm vận công nghệ của Mỹ, tập đồn cơng nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc tụt hạng mạnh về thị phần smartphone toàn cầu

Bối cảnh trong nước năm 2021

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế năm 2021 chỉ đạt mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%. Khu vực cơng nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,37%, đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Năm 2021, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn, chỉ số giá tiêu dùng giảm làm giảm nguồn thu cho nền kinh tế. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Giá vàng trong nước biến động trái chiều với giá vàng thế giới, bình quân giá vàng thế giới năm 2021 giảm so với năm 2020 trong khi đó trong nước giá vàng lại tăng 8.67% so với năm 2020.

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành lãi suất phù hợp, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 lần thứ tư khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo báo cáo của Cục Đăng ký kinh doanh, trong năm 2021 có 116.839 doanh nghiệp đăng ký mới, giảm 13,4% so với năm 2020, là mức thấp nhất kể từ năm 2017 đến nay. Mặt khác, dịch bệnh kéo dài “bào mòn” sức lực của nhiều doanh nghiệp trong nước, Trong đó có nhiều doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, có tới 54.960 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh (chiếm 45,9%). Bên cạnh đó có những điểm sáng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Năm 2021 là một năm đầy biến động đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Nhưng, nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, sự nỗ lực chủ động vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xúc tiến thương mại đã giúp duy trì sản xuất và xuất khẩu, với tổng kim ngạch kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020

3.1.2 Định hướng phát triển cơng ty trong thời gian tới

Với tầm nhìn hướng tới là đơn vị quen thuộc, tin cậy, thân thiện trong tổ chức và cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho người dùng thiết bị di động cũng như với sứ mệnh làm cho cuộc sống thuận tiện hơn, hướng tới sự hài lịng của khách hàng, do đó tác giả đưa ra một số định hướng cụ thể trong thời gian tới:

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

3.1.2.1 Trong ngắn hạn

Khơng ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty. Nâng cao hiệu suất, hiệu quả hoạt động của người lao động, có chính sách khen thưởng, phạt rõ ràng, cơng minh, chính xác.

Có biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Ứng dụng các công nghệ khoa học tân tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty.

Kinh doanh có lãi, thực hiện đầy đủ chính sách của Nhà nước, nâng cao đời sống và thu nhập cho người lao động.

Liên tục nghiên cứu và cập nhận những công nghệ mới, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với định hướng chuyển đổi số của cơng ty.

Nâng cao tính cạnh tranh về giá, chất lượng dịch vụ, các dịch vụ cốt lõi để mở rộng thị trường, tìm kiếm các khách hàng mới.

3.1.2.2 Trong dài hạn

Mở rộng mối quan hệ, thị trường hoạt động hơn nữa.

Phát triển công tác huy động vốn, sử dụng vốn. Đảm bảo mức lợi nhuận tái đầu tư, tăng cường hiệu quả các hệ số tài chính. Trong thời gian tới cơng ty chủ động gia tăng nguồn vốn vốn chủ sở hữu, đồng thời giảm hệ số nợ nhằm tận dụng ưu thế của nguồn vốn này. Ngồi ra cơng ty cịn có biện pháp quản lý lượng tiền mặt dự trữ nhằm tránh ứ đọng vốn, mặt khác nâng cao khả năng thanh toán, giảm thiểu rủi ro tài chính.

Đào tạo chuyên sâu, đào tạo về đạo đức trong kinh doanh và lòng trung thành của nhân viên. Công ty tiếp tục nâng cao bồi dưỡng trình độ chun mơn cho các lao động trong công ty, giúp nhân viên cập nhật tri thức thông tin để nâng cao trình độ. Cùng với đó là các chính sách xã hội, bảo trợ người lao động, xây dựng và công khai các quỹ tiền lương, quỹ phúc lợi.

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Đặt mục tiêu xây dựng thương hiệu bằng các sản phẩm “Make in MobiFone Service, giải pháp tổng đàu OCCC đa kênh, ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường cho lĩnh vực giáo dục, du lịch

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật mobifone (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)