1.2.1 .1PT tình hình Nguồn vốn của doanh nghiệp
1.2.3 PT Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thơng qua phân tích, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước) dựa vào việc so sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước). Đồng thời, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dung các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt chú ý đến sự biến động của doanh thu thuần, tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đồng thời giải trình tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng hay giảm là do những nhân tố nào (bởi đây là bộ phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn và quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp) dựa vào công thức:
LN = DT - GV + (Dtc - Ctc) - CB – CQ Trong đó:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
LN: Lợi nhuận kinh doanh DT: Doanh thu thuần bán hàng GV: Giá vốn hàng bán
Dtc: Doanh thu tài chính Ctc: Chi phí tài chính CB: Chi phí bán hàng
CQ:Chi phí quản lý doanh nghiệp
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động
(1) Hệ số sinh lời ròng của hoạt động: Phản ánh trong 1 đồng luân chuyển thuần thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Hệ số sinh lời ròng =
Lợi nhuận sau thuế Luân chuyển thuần
(2) Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế (lợi nhuận kế toán): Cho biết trong 1 đồng tổng luân chuyển thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán.
Hệ số sinh lời hoạt động trước
thuế =
Lợi nhuận trước thuế Luân chuyển thuần
(3) Hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh: Cho biết một đồng tạo ra từ hoạt động chính của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng lợi nhuận
Hệ số sinh lời hoạt động kinh
doanh =
Lợi nhuận thuần HĐKD Doanh thu thuần HĐKD
(4) Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng: Cho biết trong 1 đồng doanh thu thuần bán hàng có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hệ số sinh lời hoạt động bán
hàng =
Lợi nhuận bán hàng
Doanh thu thuần bán hàng
Các hệ số sinh lời hoạt động càng cao thì hiệu quả hoạt động chung toàn doanh nghiệp, hiệu quả từng hoạt động trong doanh nghiệp càng cao. * Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị chi phí:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
(1) Hệ số chi phí:
Hệ số chi phí =
Tổng chi phí (CP)
Tổng lưu chuyển thuần (LCT)
Để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có lãi. Lãi hay lỗ của doanh nghiệp được xem xét thông qua mối quan hệ cân đối của doanh thu và tổng chi phí. Trong q crình hoạt động mỗi doanh nghiệp tổ chức kinh doanh với mục tiêu mỗi đồng chi phí chi ra phải mang lại nhiều hơn 1 đồng doanh thu. Mối quan hệ chi phí, kết quả trong hoạt động kinh doanh được phản anh thông qua chỉ tiêu hệ số chi phí. Hcp cho biết để thu về một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Hệ số chi phí càng nhỏ hơn 1 thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao và đó chính là cơ sở để doanh nghiệp phát triển bền vững. Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp mới đảm bảo được sự cân đối cần thiết trong từng chu kỳ hoạt động. Quy mơ và trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh trong mỗi thời kỳ, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. (2) Hệ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng trị giá vốn hàng bán. Hệ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.
Hệ số giá vốn hàng bán = Giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần bán hàng
(3)Hệ số chi phí bán hàng trên doanh thu thuần
Hệ số chi phí bán hàng =
Chi phí bán hàng
Doanh thu thuần bán hàng
Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Hệ số chi phí bán hàng càng nhỏ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bán hàng và kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại.
(4) Hệ số chi phí quản lý trên doanh thu thuần.
Hệ số chi phí quản lý doanh
nghiệp =
Chi phí quản lý doanh nghiệp Doanh thu thuần bán hàng
Chỉ tiêu này cho biết để thu được 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải chi bao nhiêu đồng chi phí quản lý. Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản trị doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Phương pháp phân tích: Để phân tích khái quát kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp, sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu hệ số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối. Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động chung toàn doanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực hoạt động để kịp thời phát hiện lĩnh vực nào hiệu quả hoặc kém hiệu quả, khâu quản lý nào trong quy trình hoạt động cần điều chỉnh để tăng năng lực cạnh tranh và khả năng tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.