Phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần VSE dịch vụ kỹ thuật (Trang 27 - 33)

1.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.2.5 Phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

nghiệp với các bên có liên quan thơng qua phương tiện giao dịch, trao đổi thực tế bằng tiền.

Khi phân tích lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các hoạt động sử dụng chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này ở mỗi doanh nghiệp xảy ra 1 trong 3 khả năng: Dương, âm, bằng 0.

b. Chỉ tiêu phân tích.

Khi phân tích tình hình lưu chuyển tiền của cơng ty trong mối quan hệ với các hoạt động ta sử dụng các chỉ tiêu: Tổng dòng tiền thu vào, tổng dòng tiền chi ra và tổng dòng tiền thuần.

c. Phương pháp phân tích.

Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá xu hướng biến động của dòng lưu chuyển tiền. Xác định tác động của dòng tiền vào, dòng tiền ra trong từng hoạt động đến dòng lưu chuyển tiền của tồn cơng ty, tìm ra nguyên nhân khiến cho dòng lưu chuyển tiền của công ty dương hay âm, tăng hay giảm.

1.2.5 Phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. nghiệp.

1.2.5.1 Phân tích tình hình cơng nợ. a. Mục đích phân tích.

Thông qua phân tích tình hình cơng nợ của doanh nghiệp sẽ đánh giá được vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng như thế nào và doanh nghiệp đã đi chiếm dụng vốn ra sao. Trong trường hợp các khoản công nợ phải thu lớn hơn các khoản cơng nợ phải trả thì khi đó doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, trong trường hợp các khoản công nợ phải thu nhỏ hơn các khoản cơng nợ phải trả thì khi đó doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn. Việc các chủ thể trong nền kinh tế chiếm dụng vốn lẫn nhau là hoạt động hết sức bình thường và mang tính thường xuyên, tuy nhiên doanh nghiệp cần phải cẩn

trọng trong việc xem xét đến vấn đề này để đảm bảo khả năng thanh toán cũng như uy tín của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để phân tích tình hình cơng nợ ta đi so sánh giữa các khoản đi chiếm dụng và các khoản bị chiếm dụng cuối kỳ so với đầu kỳ về cả số tuyệt đối và số tương đối.

b. Chỉ tiêu phân tích.

Có 2 nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình cơng nợ: - Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ:

+ Chỉ tiêu các khoản phải thu và các khoản phải trả trên bảng cân đối kế toán

+ Tổng các khoản phải thu và tổng các khoản phải trả

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ, trình độ quản trị nợ gồm: Hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ, hệ số hoàn trả nợ, kỳ trả nợ.

Các chỉ tiêu trên được xác định như sau: + Hệ số các khoản phải thu:

Hệ số các khoản phải thu= Các khoản phải thu/ Tổng Tài sản

Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng.

+ Hệ số các khoản phải trả:

Hệ số các khoản phải trả = Các khoản phải trả/ Tổng Tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng.

Hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả =

Các khoản phải thu Các khoản phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng. Nếu hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng.

- Hệ số thu hồi nợ (số vòng thu hồi nợ):

Hệ số thu hồi nợ = Doanh thu thuần từ BH&CCDV Các khoản phải thu bình quân

Hệ số này cho biết trong kỳ các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vịng.

- Kỳ thu hồi nợ bình qn:

Kỳ thu hồi nợ bình quân = Thời gian trong kỳ báo cáo/ Hệ số thu hồi nợ Trong đó, thời gian trong kỳ báo cáo có thể là 30 ngày (kỳ báo cáo theo tháng), 90 ngày (kỳ báo cáo theo quý), 360 ngày (kỳ báo cáo theo năm).

Kỳ thu nợ cho biết trung bình sau bao nhiêu ngày thì doanh nghiệp thu được nợ.

Hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu, khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp trong kỳ. Hệ số thu hồi nợ càng cao, thời hạn thu nợ càng ngắn và tốc độ luân chuyển các khoản phải thu, khả năng thu được nợ của doanh nghiệp càng cao.

- Hệ số hoàn trả nợ:

Hệ số hoàn trả nợ = GVHB/ Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân Chỉ tiêu này cho biết bình qn trong kỳ, DN hồn trả được bao nhiêu lần vốn đi chiếm dụng trong khâu thanh toán cho các bên liên quan.

Kỳ trả nợ bình quân = Thời gian trong kỳ báo cáo/ Hệ số hoàn trả nợ Chỉ tiêu này phản ánh bình quân kỳ trả nợ chiếm dụng trong thanh toán của DN là bao nhiêu ngày

Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu và trình độ quản trị nợ có thể chi tiết theo yêu cầu quản trị: Chẳng hạn có thể chi tiết theo thời gian, theo đối tượng nợ,... c. Phương pháp phân tích.

Khi phân tích tình hình cơng nợ, sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu quy mô, hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả giữa cuối kỳ với đầu kỳ, so sánh các chỉ tiêu hệ số thu hồi nợ, thời hạn thu hồi nợ bình quân giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước). Đồng thời căn cứ vào trị sô từng chỉ tiêu, kết quả so sánh, tình hình thực tế của doanh nghiệp, của ngành để đánh giá tình hình cơng nợ của doanh nghiệp trong kỳ.

1.2.5.2 Phân tích tình hình khả năng thanh tốn. a. Mục đích phân tích.

Khả năng thanh toán là khả năng sử dụng các nguồn lực của DN để ứng phó đối với các khoản nợ phải trả của DN theo thời hạn phù hợp. Thông qua phân tích khả năng thanh tốn có thể đánh giá thực trạng khả năng thanh toán các khoản nợ của DN, từ đó có thể đánh giá tình hình hình tài chính của DN, thấy được tiềm năng cũng như nguy cơ trong hoạt động huy động và hoàn trả nợ của DN để có biện pháp quản lý kịp thời.

b. Chỉ tiêu phân tích.

Khi phân tích khả năng thanh tốn của DN, sử dụng các chỉ tiêu sau: - Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (tổng quát):

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =

Tổng tài sản Nợ phải trả

lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả (gồm cả nợ ngắn hạn và dài hạn), phản ánh một đồng vay nợ có mấy đồng tài sản đảm bảo.

Thơng thường, khi hệ số này thấp (đặc biệt là khi nhỏ hơn 1) thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn, nhưng việc sử dụng địn bẩy tài chính của công ty sẽ kém hiệu quả. Vậy nên để đánh giá một cách chính xác cần xem xét thêm tình hình doanh nghiệp.

- Hệ số khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn:

Hệ số KNTT nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu cho thấy những dấu hiệu mạo hiểm về tài chính vì mất cân bằng tài chính, cơng ty đã dùng 1 phần nguồn vốn nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng

thanh toán nhanh =

Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền. Đây là chỉ tiêu mà chủ nợ quan tâm để đánh giá tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không, chủ nợ thấy yên tâm hơn nếu chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp ln có khả năng phản ứng nhanh và đảm bảo được hầu hết các hoạt động ngắn hạn tuy nhiên không phải khoản nợ nào cũng cần phải thanh tốn ngay tại điểm phân tích khi đó những khoản nợ q hạn đến hạn

thì chủ động quan tâm đến khả năng thanh tốn ngay tức thì những những khoản nợ đến hạn.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Hệ số khả năng

thanh toán tức thời =

Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ quá hạn, đến hạn

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh tốn ngay bao nhiêu lần nợ quá hạn, đến hạn và các khoản tiền và tương đương tiền hiện có, đồng thời chỉ tiêu này thể hiện chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp với chủ nợ.

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số khả năng

thanh toán lãi vay =

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) Chi phí lãi vay

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Hệ số này càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh tốn lãi vay của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. Điều này buộc doanh nghiệp phải xem xét thật thận trọng đến chi phí sử dụng vốn vay cũng như hiệu quả sử dụng vốn của mình. Việc phân tích, đánh giá hệ số này cũng khơng đơn giản vì nó liên quan trực tiếp đến khả năng độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.

- Hệ số khả năng chi trả bằng tiền: Hệ số khả năng chi

trả bằng tiền =

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động KD Nợ ngắn hạn cuối kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh: Bằng dòng tiền thuần tạo ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể hồn trả được bao nhiêu lần tổng dư nợ ngắn hạn cuối kỳ. Nếu trong mỗi kỳ lưu chuyển tiền thuần dương sẽ gia tăng thêm dự trữ tiền cho kỳ sau, nếu lượng tiền gia tăng này đủ để hoàn trả tổng dư nợ

ngắn hạn bình qn tức là khả năng thanh tốn thực của doanh nghiệp rất cao và an toàn cho chủ nợ, ngược lại nếu lưu chuyển tiền thuần âm thì sẽ gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp khi ứng phó với nhu cầu thanh toán ngắn hạn do lượng tiền dự trữ cuối kỳ suy giảm, tình trạng lưu chuyển tiền thuần âm là dấu hiệu không tốt với khả năng thanh tốn.

c. Phương pháp phân tích.

Sử dụng phương pháp so sánh để tiến hành so sánh các chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán giữa cuối kỳ với đầu kỳ (hoặc cuối các kỳ trước), kỳ này với kỳ trước hoặc với bình quân ngành…căn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu, kết quả so sánh, tình hình thực tế của doanh nghiệp, của ngành để đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần VSE dịch vụ kỹ thuật (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)