2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính của cơng ty trong thời gian qua
2.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn Công ty
2.2.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn.
Hình 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty
0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Bảng 2.4: Phân tích tình hình nguồn vốn tại CTCP VSE dịch vụ kỹ thuật.
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu
31/12/2021 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch 2021-2020 Chênh lệch 2019-2020 Số
tiền Tỷ trọng tiền Số Tỷ trọng tiền Số Tỷ trọng tiền Số Tỷ lệ trọng Tỷ Số tiền Tỷ lệ trọng Tỷ A. Nợ phải trả 36.013 82,71% 27.065 78,67% 29.335 80,34% 8.948 33,06% 4,04% -2.270 -7,74% -1,67% 1. Phải trả người bán 33.862 94,03% 25.470 94,11% 7.358 25,08% 8.392 32,95% -0,08% 18.112 246,15% 69,02% 2. Người mua trả tiền trước - - - - 21.583 73,57% - - - -21.583 -100,00% - 73,57% 6. Vay và nợ thuê tài chính 1.757 4,88% 1.201 4,44% - - 556 46,29% 0,44% 1.201 - 4,44% 9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 393 1,09% 393 1,45% 393 1,34% 0 0,00% -0,36% 0 0,00% 0,11% B. Vốn chủ sở hữu 7.527 17,29% 7.338 21,33% 7.180 19,66% 189 2,58% -4,04% 158 2,20% 1,67% 1. Vốn cổ phần 9.900 131,53% 9.900 134,91% 9.900 137,88% 0 0,00% -3,39% 0 0,00% -2,97% 2 . Lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối
-2.372 -31,51% -2.562 -34,91% -2.720 -37,88% 190 -7,42% 3,40% 158 -5,81% 2,97%
TỔNG NGUỒN
VỐN 43.540 100,00% 34.403 100,00% 36.515 100,00% 9.137 26,56% 0,00% -2.112 -5,78% 0,00%
Qua bảng 2.4 và biểu đồ trên về tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp, ta nhận thấy tổng nguồn vốn của cơng ty đang có sự biến động trong giai đoạn năm 2019 - 2021. Cụ thể tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2019 là 36.515 triệu đồng, cuối năm 2020 là 34.403 triệu đồng đến cuối 2021 là 43.540 triệu đồng. Cuối năm 2021 so với cuối năm 2020, tổng nguồn vốn đã tăng 9.137 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 26,56%. Cuối năm 2020 so với cuối năm 2019, đã giảm 2.112 triệu đồng với tốc độ giảm là 5,87%. Cuối năm 2020 quy mô nguồn vốn của công ty giảm nhưng đến cuối năm 2021, quy mơ nguồn lực tài chính của cơng ty khá lớn và tăng cao, đây là cơ sở để tài trợ mở rộng quy mô kinh doanh cho doanh nghiệp.
Cơ cấu nguồn vốn chú trọng về huy động vốn nợ và xu hướng này càng tăng về cuối năm 2021 khi nợ phải trả tăng hơn 8.947 triệu đồng (33,6%) và tỷ trọng tăng 4,04% (tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cuối các năm 2019, 2020, 2021 lần lượt là: 80,34%, 78,67%, 82,71%), chính sách huy động vốn làm giảm khả năng tự chủ về tài chính, rủi ro tài chính tăng.
NỢ PHẢI TRẢ:
Nợ phải trả của công ty vào cuối năm 2021 là 36.013 triệu đồng, tăng 8.947 triệu đồng, tương đương 33,06% so với cuối năm 2020. Cơ cấu tỷ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cuối năm 2021 chiếm 82,71%, cuối năm 2020 chiếm 78,67% và cuối năm 2019 chiếm 80,34%. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của nợ phải trả trên chủ yếu do sự thay đổi của các chỉ tiêu sau: Nợ phải trả người bán chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là vay và nợ thuê tài chính. Các chỉ tiêu cịn lại chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ. Có thể thấy trong năm 2021 công ty đã tăng khoản vốn đi chiếm dụng, từ đó cũng làm tăng nghĩa vụ trả nợ của công. Vậy nên cơng ty cần theo dõi để thanh tốn kịp thời cho các nhà cung cấp các khoản nợ đến hạn, đảm bảo uy tín cho cơng ty.
cuối năm 2020 là 25.470 triệu đồng đến cuối năm 2021 là 33.862 triệu
đồng. Năm 2021 so với năm 2020 đã tăng 8.392 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 32,95%; cuối năm 2020 so với cuối năm 2019 đã tăng 18.112 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 69,02%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang có niềm tin từ khách hàng và các đối tác, đồng thời tận dụng nguồn vốn đang chiếm dụng với chi phí thấp. Phải trả cho người bán ngắn hạn giai đoạn 2019 -2021 tăng mạnh, chứng tỏ rằng các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
- Vay và nợ thuê tài chính cuối năm 2021 là 1.757 triệu đồng đã tăng 556 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 46,29% so với cuối năm 2020. Do sự tăng lên của chỉ tiêu này làm nguồn vồn chiếm dụng của doanh nghiệp giảm xuống, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
VỐN CHỦ SỞ HỮU:
Vốn chủ sở hữu của công ty vào cuối năm 2021 là 7.527 triệu đồng, tăng 189 triệu đồng (tăng 2,58%) so với cuối năm 2020, cuối năm 2020 là 7.338 triệu đồng đã tăng 158 triệu đồng so với đầu năm, cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu đã tăng qua các năm. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cuối năm 2019 là 19,66%, cuối năm 2020 là 21,33% (tăng1,67% so với đầu năm) đến cuối năm 2021 tỷ trọng giảm còn 17,29% ( giảm 4,04% so với đầu năm). Nợ phải trả chiếm gấp 4,8 lần (cuối năm 2021) so với nguồn vốn chủ sở hữu cho thấy doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, dẫn đến doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp sẽ càng gặp khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng đang ngày một tăng cao.
Kết Luận:
Quy mô vốn doanh nghiệp đã tăng lên và nó đang theo hướng huy động vốn bằng nguồn vốn vay, cho thấy công ty tiếp cận được nguồn vốn từ các Ngân hàng, cũng góp phần làm tăng áp lực thanh tốn. Nợ phải trả chiếm tỷ
trọng cao trong tổng nguồn vốn, vì vậy cơng ty cần theo dõi các khoản nợ chặt chẽ và đảm bảo trả nợ đúng hạn. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu giảm trong tổng nguồn vốn có thể làm tăng khả năng của ROE thơng qua việc sử dụng đòn bẩy tài chính, vì vậy các doanh nghiệp cần so sánh BEP với lãi suất cho vay để xem xét sử dụng địn bẩy.
2.2.2.2 Phân tích tình hình sử dụng vốn.
Hình 2.3 Cơ cấu tài sản của cơng ty.
Năm 2020
Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu
Hàng tồn kho Tài sản cố định
Tài sản khác
Năm 2021
Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu
Hàng tồn kho Tài sản cố định
Bảng 2.5: Phân tích tình hình tài chính của CTCP VSE dịch vụ kỹ thuật giai đoạn 2019 – 2021. ĐVT: Triệu đồng. CHỈ TIÊU 31/12/2021 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch 2021-2020 Chênh lệch 2020-2019 Số tiền trọng Tỷ Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ Trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ Trọng I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 17.837 41,0% 9.164 26,6% 8.323 22,8% 8.673 94,6% 14,3% 841 10,1% 3,8%
III. Các khoản phải thu 15.510 35,6% 17.812 51,8% 20.198 55,3% -2.302 -12,9% -16,2% -2.386 -11,8% -3,5%
1. Phải thu của khách hàng 4.217 27,2% 8.708 48,9% 3.194 15,8% -4.491 -51,6% -21,7% 5.514 172,6% 33,1% 2. Trả trước cho người bán 8.082 52,1% 6.028 33,8% 13.912 68,9% 2.054 34,1% 18,3% -7.884 -56,7% -35,0% 6. Phải thu khác 3.211 20,7% 3.076 17,3% 3.092 15,3% 135 4,4% 3,4% -16 -0,5% 2,0%
IV. Hàng tồn kho 8.106 18,6% 5.152 15,0% 6.224 17,0% 2.954 57,3% 3,6% -1.072 -17,2% -2,1%
V. Tài sản cố định 1.862 4,3% 2230 6,5% 1.608 4,4% -368 -16,5% -2,2% 622 38,7% 2,1%
- Nguyên giá 3.457 186% 3.457 155,0% 2977 185,1% 0 0,0% 30,6% 480 16,1% -30,1% - Giá trị hao mòn lũy kế -1.595 -86% -1.228 -55,1% -1369 -85,1% -367 29,9% -30,6% 141 -10,3% 30,1%
VIII. Tài sản khác 225 0,5% 45 0,1% 162 0,4% 180 400,0% 0,4% -117 -72,2% -0,3%
1. Thuế GTGT được khấu trừ 119 52,9% 1 1,7% 21 13,0% 118 15.916,2% 51,2% -20 -96,5% -11,3% 2. Tài sản khác 106 47,1% 44 97,8% 140 86,4% 62 140,9% -50,7% -96 -68,6% 11,4%
TỔNG TÀI SẢN 43.540 100,0% 34.403 100,0% 36.515 100,0% 9.137 26,6% 0,0% -2.112 -5,8% 0,0%
Từ bảng số liệu và hình 2.3 trên ta thấy, tổng tài sản của công ty cuối năm 2021 là 43.540 triệu đồng, cuối năm 2020 là 34.403 triệu đồng và cuối năm 2019 là 36.515 triệu đồng. Cuối năm 2021 so với cuối năm 2020 tổng tài sản có xu hướng tăng với tỷ lệ tăng là 26,6%, tuyệt đối tăng là 9.137 triệu đồng. Cuối năm 2020 so với cuối năm 2019 giảm 2.112 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm 5,8%. Mặc dù cuối năm 2020 có xu hướng giảm so đầu năm nhưng đến cuối năm 2021 đã tăng lên khá nhanh, điều này cho thấy quy mô vốn của doanh nghiệp đang được mở rộng. Việc gia tăng quy mô tài sản giúp công ty tạo dựng được niềm tin với các nhà đầu tư, gia tăng uy tín trên thị trường cũng như nâng cao cơ hội sinh lời cho doanh nghiệp. Tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn nên sự tăng lên của tổng tài sản chủ yếu do khoản mục này. Đối với doanh nghiệp thương mại dịch vụ, sự gia tăng về quy mô tài sản và sự thay đổi về cơ cấu tài sản của doanh nghiệp như trên cần đi sâu vào phân tích để chỉ rõ nguyên nhân:
- Khoản tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp vào cuối năm 2019 là 8.323 triệu đồng, cuối năm 2020 là 9.164 triệu đồng đến cuối năm 2021 là 17.837 triệu đồng. Cuối năm 2021 so với cuối năm 2020, đã tăng tuyệt đối là 8.673 triệu đồng với tỷ lệ tăng mạnh là 94,6% (cuối năm 2020 so với cuối năm 2019 chỉ tăng nhẹ 10,1%). Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng 41,0% trong tổng tài sản vào thời điểm cuối năm 2021 đã tăng tỷ trọng 14,3% so với cuối năm 2020 (chiếm tỷ trọng 22,8%). Cơng ty VSE dịch vụ kỹ thuật có mức tăng nợ phải trả là 33,06% vào cuối năm 2021 và chiếm dụng vốn cao và tăng, nên cần phải tăng dự trữ tiền để đảm bảo thanh toán chủ động. Các khoản tiền và tương đương tiền của công ty tăng cho thấy sự chủ động của doanh nghiệp trong việc nắm bắt các cơ hội cũng như khả năng thanh toán tăng cao.
- Các khoản phải thu cuối năm 2021 giảm 2.302 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 12,9% so với đầu năm 2021, chủ yếu do các khoản phải thu
ngắn hạn của khách hàng và khoản trả trước cho người bán giảm. Cụ thể, khoản phải thu của khách hàng cuối năm 2019 là 3.194 triệu đồng, cuối năm 2020 là 8.708 triệu đồng đến cuối năm 2021 là 4.217 triệu đồng. Cuối năm 2021 so với cuối năm 2020, phải thu của khách hàng giảm 4.491 triệu đồng (tỷ lệ giảm 51,6%). Cho thấy doanh nghiệp đang giảm phần vốn bị chiếm dụng, điều này tốt cho doanh nghiệp. Trả trước cho người bán cuối năm 2021, 2020 và cuối năm 2019 lần lượt chiếm tỷ trọng trong tổng các khoản phải thu là 52,1%, 33,8%, 68,9%. Cuối năm 2021 so với cuối năm 2020, đã tăng 2.054 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 34,1%. Quản lý các khoản phải thu và theo dõi khách hàng nào chưa thanh toán là rất quan trọng, bởi vì nó cung cấp thêm vốn để hỗ trợ hoạt động và giảm nợ rịng của cơng ty.
- Hàng tồn kho của doanh nghiệp cuối năm 2021 là 8.106 triệu đồng đã tăng 2.954 triệu đồng so với đầu năm 2021 ứng với tỷ lệ tăng là 57,3%. Hàng tồn kho trong năm 2021 tăng mạnh chủ yếu là do sự tăng lên của hàng hóa, đã tăng 2.955 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 67,4%. Sự tăng lên của hàng tồn kho là do cơng ty mua các sản phẩm cơ khí, tin học, điện tử và tự động hóa,... Do nhu cầu của công ty muốn phát triển hơn trên thị trường nên cần tăng hàng tồn kho để có nguồn kịp thời nắm bắt được các cơ hội và kí kết hợp đồng lớn. - Tài sản cố định cuối năm 2019 là 1.608 triệu đồng, cuối năm 2020 là 2.230 triệu đồng đến năm 2021 là 1.862 triệu đồng. Cuối năm 2021 so với cuối năm 2020 đã giảm 368 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 16,5%; tỷ trọng cũng có xu hướng giảm là 2,2% (cuối năm 2021 chiếm 4,3%, cuối năm 2020 chiếm 6,5%). Do VSE là công ty về thương mại dịch vụ nên khoản mục tài sản cố định sẽ không cần thiết tăng. Sự giảm xuống của tài sản cố định là điều hợp lý do hao mòn lũy kế giảm.
- Tài sản khác của doanh nghiệp cuối năm 2021 đã tăng 180 triệu đồng với tốc độ tăng mạnh là 400% so với cuối năm 2020. Chỉ tiêu này tăng do chi
phí trả trước tăng 62 triệu đồng (tỷ lệ tăng 141%), đây là khoản chi phí vẫn chưa được tính đầy đủ vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Công ty cũng cần lưu ý đến khoản mục này giúp giảm tối đa được chi phí giúp đem lại lợi nhuận tốt nhất cho doanh nghiệp.
Kết luận:
Từ phân tích trên, quy mô kinh doanh của công ty đang được mở rộng. Phần vốn chiếm dụng của công ty cũng đang được quản lý tốt cần được chú trọng phát huy hơn. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần khai thác năng lực kinh doanh và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Hàng tồn kho của công ty cũng cần được quản lý hợp lý tránh ứ đọng nhiều gây tổn thất tới công ty.