Phân tích khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần VSE dịch vụ kỹ thuật (Trang 82)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ

Lợi nhuận trước thuế và

lãi vay (EBIT) Triệu đồng 234 158 76 48,1%

Tổng luân chuyển thuần

(LCT) Triệu đồng 37.302 40.689 -3.387 -8,3%

Vốn kinh doanh bình

quân (Skd) Triệu đồng 38.972 35.459 3.513 9,9%

1. Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP) Lần 0,0060 0,0045 0,0016 34,8% 2. Hskd Lần 0,957 1,147 -0,190 -16,6% 3. Hhđ Lần 0,0063 0,0039 0,0024 61,5% MĐAH của Hskd đến BEP Lần -0,0007 MĐAH của Hhđ đến BEP Lần 0,0023

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC CTCP VSE dịch vụ kỹ thuật năm 2020-2021).

Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP) năm 2020 là 0,0045 lần đến năm 2021 là 0,006 lần đã tăng 0,0016 lần ứng với tỷ lệ tăng là 34,8%. Chỉ tiêu này phản ánh bình quân 1 đồng vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,0045 đồng lợi nhuận vào năm 2020 và tạo ra 0,006 đồng lợi nhuận vào năm 2021, khơng tính đến ảnh hưởng của nguồn vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh tăng lên do ảnh hưởng của 2 nhân tố là hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và hệ số sinh lời hoạt động trước lãi vay và thuế. Đi sâu để phân tích cụ thể:

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2021 so với năm 2020 giảm 0,19 lần ứng với tỷ lệ giảm là 16,6%. Sự giảm sút của Hskd làm BEP giảm 0,0007 lần. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giảm, đánh giá một cách khái quát công tác phân bổ cũng như quản lý và sử dụng vốn của công ty năm 2021 chưa hiệu quả. Do chính sách của cơng ty đang gia tăng thêm nguồn vốn nhằm tăng quy mô, tuy nhiên ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn là khá nhỏ nên không quá lo ngại.

Hệ số sinh lời hoạt động trước lãi vay và thuế năm 2020 là 0,0039 lần đến năm 2021 là 0,0063 lần đã tăng 0,0024 lần ứng với tỷ lệ tăng là 61,5%. Hhđ tăng làm cho BEP tăng 0,0023 lần, đây cũng là yếu tố quan trọng giúp hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh tăng trong năm 2021. Do trong năm hoạt động kinh doanh của công ty tốt hơn, lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng khá cao, cụ thể năm 2021 đã tăng tuyệt đối 76 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 48,1%. Đây là sự bứt phá đáng kể của cơng ty so với năm 202 và vì đang trong tình hình dịch bệnh khá phức tạp ở Việt Nam.

Như vậy, trong cả 2 năm, BEP đều lớn hơn 0 nhưng vẫn còn ở mức rất thấp cho thấy doanh thu mà công ty tạo ra vừa đủ bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh chưa tính tới lãi vay. BEP có xu hướng tăng cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty tốt lên, tuy nhiên mức tăng vẫn ở mức chưa cao nên trước tiên công ty cần có biện pháp duy trì, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong tương lai để đạt lợi nhuận tốt nhất.

Bảng 2.14: Phân tích khả năng sinh lời rịng của vốn kinh doanh.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ

Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 234 158 76 48,1%

Vốn kinh doanh bình quân

(Skd) Triệu đồng 38.972 35.459 3.513 9,9% Vốn lưu động bình quân (Slđ) Triệu đồng 36.926 33.540 3.386 10,1% LCT Triệu đồng 37.302 40.689 -3.387 -8,3% 1. ROA Lần 0,006 0,004 0,002 34,8% 2. Hskd Lần 0,957 1,147 -0,190 -16,6% 3. ROS Lần 0,006 0,004 0,002 61,5%

MĐAH của Hskd đến ROA Lần -0,0007

MĐAH của ROS đến ROA Lần 0,0023

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC CTCP VSE dịch vụ kỹ thuật năm 2020-2021).

Khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA) năm 2021 là 0,006 lần, năm 2020 là 0,004 lần. Năm 2021 so với năm 2020 khả năng sinh lời vốn kinh doanh tăng 0,002 lần ứng với tỷ lệ tăng là 34,8%. Tức là trong năm 2020 bình quân 1 đồng vốn kinh doanh tham gia vào hoạt động kinh doanh thì cơng ty tạo ra 0,004 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2021 thì bình quân 1 đồng vốn tham gia vào quá trình kinh doanh thì tạo ra 0,006 đồng lợi nhuận sau thuế. ROA trong cả 2 năm đều lớn hơn 0 phản ánh doanh nghiệp làm ăn có lãi.

Hệ số sinh lời vốn kinh doanh tăng lên do ảnh hưởng của 2 nhân tố là hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và hệ số sinh lời hoạt động sau thuế. Đi sâu vào phân tích các nhân tố:

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giảm từ 1,147 lần xuống 0,957 lần từ đó làm cho hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh giảm 0,0007 lần. Năm

2021 so với năm 2020 Hskd giảm 0,19 lần ứng với tỷ lệ giảm là 16,6%. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2021 nhỏ hơn năm 2020 cho thấy hiệu suất kinh doanh của cơng ty chưa tốt và đang có dấu hiệu đi xuống. Từ đó, nhà quản lý cần xem xét, quản lý nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vốn và tiết kiệm vốn trong quá trình hoạt động.

Hệ số sinh lời hoạt động sau thuế, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số sinh lời hoạt động sau thuế năm 2021 so với năm 2020 tăng 0,002 lần ứng với tỷ lệ tăng 61,5% làm cho khả năng sinh lời vốn kinh doanh tăng 0,0023 lần. Năm 2020, khi thực hiện 1 đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp thu được 0,004 đồng lợi nhuận, năm 2021 khi thực hiện 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp thu được 0,006 đồng lợi nhuận. Cả hai năm đều dương (năm 2021 là 0,006 lần, năm 2020 là 0,004 lần) tức là doanh nghiệp đó làm ăn có lãi (do lợi nhuận sau thuế dương sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí). Mặt khác, khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) tăng cũng chứng tỏ doanh nghiệp đang tối ưu được các khoản chi phí. Việc giảm được các khoản chi phí trong một cơng ty cũng đang là mối quan tâm của rất nhiều người làm chủ. Thực tế, hai nhân tố trên đều tồn tại bên nhau như hai mặt đối lập trong doanh nghiệp. Nếu hiệu suất sử dụng vốn thấp thì thường có hệ số sinh lời hoạt động cao và dẫn tới khả năng sinh lời kinh tế luôn dao động quanh xung quanh hệ số sinh lời bình quân của thị trường. Là doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thì giá trị gia tăng trong sản phẩm dịch vụ thấp nên khả năng sinh lời hoạt động thấp. Khi hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giảm, hệ số sinh lời hoạt động cịn khá thấp khơng có nghĩa là khả năng sinh lời của vốn kinh doanh sẽ thấp và vấn đề còn tùy thuộc vào các biện pháp kết hợp sự tác động của các nhân tố đến khả năng sinh lời của vốn kinh doanh của các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp, đó là: Đầu tư vốn, quản trị vốn, quản trị chi phí để phân bổ vốn hợp lý, tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tăng hệ

số sinh lời hoạt động bằng cách giảm hệ số chi phí.

Khả năng sinh lời ròng vốn kinh doanh năm 2021 so với năm 2020 tăng

chủ yếu là do hệ số sinh lời hoạt động sau thuế tăng. Nhìn một cách bao quát, ta thấy được cơng ty đang có kết quả hoạt động kinh doanh tốt so với năm trước. Mặc dù hệ số sinh lời hoạt dộng sau thuế tăng nhưng vẫn ở mức thấp vậy nên cơng ty cần có các biện pháp quản lý chi phí để tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2.2.7.2 Phân tích khả năng sinh lời tài chính của cơng ty.

Bảng 2.15: Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ

Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 234 158 76 48,1%

VCSH bình quân Triệu đồng 7.432 7.258 174 2,4%

Tài sản bình quân Triệu đồng 38.972 35.459 3.513 9,9% Vốn lưu động bình quân (Slđ) Triệu đồng 36.926 33.540 3.386 10,1% LCT Triệu đồng 37.302 40.689 -3.387 -8,3% 1. ROE Lần 0,032 0,022 0,010 44,7% 2. Ht Lần 0,191 0,205 -0,014 -6,8% 3. Hskd Lần 0,957 1,147 -0,190 -16,6% 4. ROS Lần 0,006 0,004 0,002 61,5%

MĐAH của Ht đến ROE Lần 0,002

MĐAH của Hskd đến ROE Lần -0,004

MĐAH của ROS đến ROE Lần 0,012

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC CTCP VSE dịch vụ kỹ thuật năm 2020-2021).

Qua bảng phân tích trên, cho thấy trong năm 2020 bình quân sử dụng 1 đồng vốn chủ sở hữu thì cơng ty thu được 0,022 đồng lợi nhuận sau thuế, trong năm 2021 bình quân sử dụng 1 đồng vốn chủ sở hữu thì cơng ty thu được 0,032 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2021 so với năm 2020 tỷ suất sinh

lời vốn chủ sở hữu đã tăng 0,01 đồng, ROE năm 2021 tăng do ảnh hưởng của 3 nhân tố: hệ số tự tài trợ, hiệu suất sử dụng vốn, hệ số sinh lời hoạt động sau thuế. Đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng:

- Do hệ số tự tài trợ (Ht): Chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập tài chính doanh nghiệp. Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi hệ số tự tài trợ năm 2020 là 0,205 lần đến năm 2021 là 0,191 lần đã giảm 0,014 lần ứng với tỷ lệ giảm là 6,8%. Ht giảm làm cho ROE tăng 0,002 lần. Khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp năm 2021 giảm thì mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp cũng giảm đáng kể. Trong cả hai năm nghiên cứu thì hệ số tự tài trợ của cơng ty đều khá thấp nên tiềm ẩn nguy cơ rủi ro khá cao, khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu cũng giảm. Mặt khác cần xác định rõ sự tác động của địn bẩy tài chính đến ROE để đánh giá xác đáng hơn, từ đó có biện pháp can thiệp hợp lý. Hệ số tự tài trợ cũng là chỉ tiêu giúp tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn, khi đó nhà đầu tư cũng sẽ dự đoán ROE những năm tiếp theo sẽ cao hơn và đánh giá cổ phiếu sẽ có bước tiến triển hơn và ngược lại.

- Như phần trên đã phân tích, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2021 giảm 0,19 lần (-16,6%) đã làm ROE giảm 0,004 lần. Sự ảnh hưởng này làm giảm khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, có thể được xem như một dấu hiệu cho thấy vốn chưa được sử dụng hiệu quả. Tuy ảnh hưởng này cón khá thấp nhưng công ty vẫn cần xem xét quản lý để cơng ty và các cổ đơng có được lợi nhuận hợp lý nhất.

- Hệ số sinh lời hoạt động (ROS): trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, ROS tăng 0,002 lần (61,5%) đã làm ROE tăng 0,012 lần, đây là nhân tố tác động tích cực nhất đến ROE. Vốn lưu động bình quân giảm đã làm giảm hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp. Công ty cần tăng tốc độ

luân chuyển vốn lưu động trên cơ sở phân bổ quản trị từng loại vốn: nhất là vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho hợp lý và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do hệ số sinh lời hoạt động tăng. Bên cạnh đó là do sự tăng lên khá nhỏ của hệ số tài trợ, cả hai chỉ tiêu (ROS và Ht) giúp cho ROE có mức tăng với tỷ lệ khá cao 44,7%. Điều này chứng tỏ công ty đã quản lý tốt và sử dụng tiết kiệm các khoản chi phí hơn so với năm 2020. Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng thể hiện kinh doanh có lãi và giúp cơng ty có giá trị hơn đối với các nhà đầu tư.

2.3 Đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại Cơng ty cổ phần VSE dịch vụ kỹ thuật. dịch vụ kỹ thuật.

Qua những phân tích, đánh giá về tình hình tài chính của Cơng ty cổ phần VSE dịch vụ kỹ thuật ta có thể đưa ra những kết luận sau.

2.3.1 Những kết quả đạt được.

Công ty thành lập từ năm 2008 đến nay đã được hơn 10 năm, nhìn chung cơng ty đã đi vào quỹ đạo tương đối ổn định và phần nào đạt được kết quả khả quan.

Thứ nhất, trong năm 2021 tổng tài sản và nguồn vốn đều tăng lên đáng kể cho thấy công ty đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh giúp tăng uy tín hơn trên thị trường.

Thứ hai, các khoản phải trả tại thời điểm cuối năm 2021 nhiều hơn các khoản phải thu cho thấy khoản vốn đi chiếm dụng của công ty nhiều hơn khoản vốn bị chiếm dụng. Đây là một diễn biến theo chiều hướng tốt đối với công ty, giúp làm giảm chi phí huy động vốn cho cơng ty.

Thứ ba, tuy doanh thu thuần của cơng ty giảm nhưng lợi nhuận rịng sau thuế trong giai đoạn 2020 – 2021 của doanh nghiệp ln dương và có xu

hướng tăng lên, theo mức giảm đáng kể của giá vốn hàng bán. Điều này có nghĩa là hoạt động kinh doanh vẫn tạo ra lợi nhuận, đảm bảo việc làm và cuộc sống ổn định cho công ty.

Thứ tư, khả năng sinh lời của vốn kinh doanh vẫn tăng lên cho thấy hoạt động vốn kinh doanh bỏ ra vào sản xuất kinh doanh vẫn đem lại được mức sinh lời nhất định cho doanh nghiệp.

Thứ năm, các hệ số trong nhóm hiệu quả hoạt động đều lớn hơn 0 và có xu hướng tăng cho thấy cơng ty hoạt động có lãi, hiệu suất hoạt động tốt và tình hình tài chính của cơng ty đang được ổn định.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân.

Nhìn chung hoạt động của cơng ty có những chuyển biến rõ rệt trong những năm gần đây. Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong 2 năm vừa qua, cơng ty vẫn cịn tồn tại một số hạn chế:

- Nguồn vốn nợ chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của công ty, cho thấy công ty bị hạn chế tự chủ về mặt tài chính, cơng ty bị phụ thuộc vào các khoản vốn đi vay nhiều hơn.

- Hiệu quả của công ty tăng, tuy nhiên công ty vẫn cần phải xem xét kỹ lại tình hình của cơng ty để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơng ty vì hầu hết các chỉ tiêu trên đều cịn thấp.

- Tuy năm 2021 lợi nhuận sau thuế của công ty tăng nhưng tăng với tốc độ chậm, tổng doanh thu giảm xuống dẫn đến kết quả kinh doanh chưa cao.

- Hiệu suất của công ty trong năm 2021 chưa được hiệu quả, dẫn tới kết quả kinh doanh sụt giảm so với năm 2020.

❖ Những hạn chế nêu trên do những nguyên nhân cơ bản sau:

- Khó khăn về thị trường: Đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau hiện nay thị trường có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp lắp đặt máy móc thiết bị.

- Khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn cịn ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình kinh tế nước ta nên cơng ty có mấy tháng phải ngừng hoạt động đẫn tới hiệu quả kinh doanh chưa cao. Chi phí trong các tháng phải đóng cửa vẫn có làm ảnh hưởng đến doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty.

- Khó khăn về nguồn vốn: Do nhu cầu về vốn của công ty khá lớn và ngày càng có chiều hướng gia tăng. Nếu doanh nghiệp sử dụng hình thức vay ngân hàng thì chi phí sử dụng vốn là khá lớn nên đây sẽ là một khó khăn khơng nhỏ đối với công ty trong thời gian tới khi mà chuẩn bị có nhiều dự án đầu tư cũng như lãi suất ngân hàng ngày càng tăng cao.

- Mặt khác một số khâu trong hoạt động kinh doanh chưa được quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn cịn lãng phí kém hiệu quả.

Tóm lại qua tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua và một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ta thấy: Nhìn chung tình hình sử dụng vốn của công ty tương đối hiệu quả tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một số mặt hạn chế do hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa thật sự cao. Trong

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần VSE dịch vụ kỹ thuật (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)