Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần VSE dịch vụ kỹ thuật (Trang 41 - 45)

1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.

❖ Chất lượng thông tin sử dụng.

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính, bởi một khi thơng tin sử dụng khơng chính xác, khơng phù hợp thì kết quả mà phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, khơng có ý nghĩa gì. Vì vậy, có thể nói thơng tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính.

Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngồi liên quan đến mơi trường hoạt động của doanh nghiệp. người phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai.

Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động, tác động hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, tiền lại có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hơm nay có giá trị khác một đồng tiền trong tương lai. Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đốn là đặc điểm cần thiết làm nên sự phù hợp của thông tin. Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thơng tin khơng cịn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp.

Có được thơng tin phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lý thơng tin đó như thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều không đơn giản. Từ các thơng tin thu thập được, các cán bộ phân tích phải tính tốn các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽ khơng nói lên điều gì. Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chi tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tích tài chính địi hỏi cán bộ phận tích phải có trình độ chun.

❖ Lựa chọn phương pháp phân tích trong doanh nghiệp.

Với nguồn thông tin đã thu thập được, cán bộ phân tích tài chính sẽ phải lựa chọn một phương pháp phân tích phù hợp nhất đối với doanh nghiệp của mình. Để có được chất lượng cơng tác phân tích đạt hiệu quả cao thì việc lựa chọn phương pháp phân tích hợp lý là điều cần thiết nhất. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thơng tin, khoa học kỹ thuật thì các phương pháp phân tích tài chính cũng ngày càng hồn thiện hơn. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào phân tích tài chính đã góp phần nâng cao chất lượng cơng tác phân tích: kết quả phân tích chính xác hơn, tồn diện hơn, tốn ít thời gian, cơng sức và tiền của.

❖ Đặc điểm, đặc thù trong doanh nghiệp.

Tất cả các doanh nghiệp đều có những tính chất, đặc điểm và đặc thù kinh doanh riêng thể hiện trong đầu tư, cơng nghệ, rủi ro, đa dạng hóa sản phẩm và nhiều lĩnh vực khác. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần thiết lập một tiêu chuẩn cho nó sau khi đã đưa các yếu tố này vào xem xét. Vì vậy chuẩn mực để đánh giá các doanh nghiệp trong những ngành kinh doanh khác nhau là hoàn toàn khác nhau. Cho nên, việc phân tích tài chính ở các doanh nghiệp khác nhau ít nhiều cũng có sự khác nhau.

1.3.2 Các nhân tố bên ngồi doanh nghiệp.

❖ Mơi trường kinh tế.

Hiện nay đất nước đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực trạng nền kinh tế và xu hưởng trong tương lai có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp. Nhân tố chủ yếu mà doanh nghiệp thường phân tích là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh tế, dân số, tỷ lệ thất nghiệp,... Vì các yếu tố này tương đối rộng và mức độ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cũng khác nhau nên các doanh nghiệp cũng phải dự kiến, đánh giá được mức độ tác động của từng yếu tố đến doanh nghiệp mình. Mỗi yếu tố có thể là cơ hội, có thể là nguy cơ nên doanh nghiệp phải có phương án chủ động đối phó khi tình huống xảy ra.

❖ Hệ thống pháp lý.

Hệ thống pháp lý có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên cơng tác phân tích tài chính doanh nghiệp, khuyến khích hay hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện cho các nhà phân tích có thể lựa chọn phương pháp phân tích tải chính phù hợp. Ngược lại, nếu hệ thống pháp lý không ổn định, thống nhất sẽ làm cho q trình phân tích, dự báo bị sai lệch, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong q trình phân tích.

❖ Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành.

Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chi tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngảnh. Thơng qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá được thực trạng tái chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày khái qt những lí thuyết cơ bản về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, đưa ra một số phương pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp. Nội dung chương 1 là cơ sở để thực hiện phân tích hệ thống số liệu của Công ty Cổ phần VSE kỹ thuật dịch vụ trong chương 2.

Trên thực tế, chương 2 sẽ phân tích thực trạng tình hình tài chính, tình hình tài sản – nguồn vốn, doanh thu – lợi nhuận cũng như các chỉ tiêu tài chính của Cơng ty Cổ phần VSE kỹ thuật dịch vụ để làm rõ ưu điểm và hạn chế của Công ty trong giai đoạn 2020 – 2021.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CƠNG TY CỔ PHẦN VSE DỊCH VỤ KỸ THUẬT.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần VSE dịch vụ kỹ thuật (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)