Bối cảnh kinh tế xã hội và mục tiêu, định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần VSE dịch vụ kỹ thuật (Trang 92 - 97)

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội.

Bối cảnh kinh tế - xã hội thế giới.

Kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi nhưng tăng trưởng không đồng đều giữa các khu vực.

Đại dịch COVID-19 kéo dài đã đẩy kinh tế thế giới rơi vào trạng thái

khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ năm 1930, kéo tăng trưởng xuống mức âm 3,1% năm 2020 do gián đoạn chuỗi cung ứng, các biện pháp phòng vệ trước dịch bệnh và ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế trên quy mơ tồn cầu. Đứng trước bối cảnh đó, các quốc gia đã có những nỗ lực để phục hồi nền kinh tế và bảo đảm sức khỏe, an sinh xã hội đối với người dân.

Hiệu quả của các nỗ lực này được thể hiện khi năm 2021 kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng trở lại. Kinh tế – xã hội năm 2021 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi khi các nước đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vắc – xin phịng chống dịch Covid-19 nhưng sự xuất hiện các biến chủng mới khiến quá trình phục hồi kinh tế có dấu hiệu chậm lại. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 5,9% vào năm 2021. Tuy nhiên, giữa các khu vực trên thế giới sự phục hồi không đồng đều. Các quốc gia phát triển trên thế giới được dự báo có mức tăng trở lại cao, như Mỹ với 5,9%, Trung Quốc với mức 8,0%. Khu vực Liên minh châu Âu (EU) cũng được dự báo tăng trưởng trở lại. Trong khi đó các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á chỉ được dự báo tăng trưởng ở mức 3,0%. Quỹ đạo tăng trưởng quay trở lại nhờ các biện pháp can thiệp khác nhau vào nền kinh tế của từng khu vực. Tính đến hết tháng 10-2021, các gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ toàn cầu là 18.272 tỷ USD, tương đương với 16,4% tổng sản phẩm quốc nội

(GDP) tồn cầu, trong đó các nước phát triển có quy mơ hỗ trợ trung bình đạt 19,4% GDP; các nước đang phát triển và mới nổi là 7,51% GDP, trong khi các nước thu nhập thấp quy mơ các gói chỉ trung bình là 4,3% GDP. Việc can thiệp với quy mô khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh của mỗi quốc gia là nguyên nhân dẫn đến việc tăng trưởng không đồng đều giữa các khu vực và điều này tạo ra những lo ngại về việc các quốc gia thu nhập thấp có khả năng “lỡ nhịp” so với sự phục hồi của thế giới.

Đại dịch Covid-19 gây ra nhiều lo ngại đối với tỷ lệ lạm phát tăng cao bởi các nguyên nhân chính sau:

- Các biện pháp can thiệp của chính phủ các quốc gia trong chính sách tài khóa và tiền tệ làm gia tăng các hoạt động kinh tế hoặc thu hẹp các khoảng cách đối với các sản phẩm đầu ra nhằm giải phóng nhu cầu bị dồn nén và tiết kiệm tích lũy trong thời gian bị ngưng trệ bởi đại dịch

- Giá hàng hóa thế giới tăng nhanh đối với một số mặt hàng thiết yếu và nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong sản xuất do gián đoạn chuỗi cung ứng hoặc do chi phí vận tải gia tăng

- Sự thiếu hụt cả đầu vào và đầu ra trong chuỗi cung ứng khi các quốc gia thực hiện các biện pháp giãn cách, hạn chế các hoạt động kinh tế. Theo đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo nền kinh tế toàn cầu năm 2021 nhiều khả năng sẽ chịu mức lạm phát 3,5% (cao hơn 2% so với lạm phát năm 2020).

Giá nhiều mặt hàng tăng mạnh so với năm 2020, lạm phát gia tăng nhưng nhìn chung vẫn được kiểm sốt trên tồn thế giới. Bên cạnh đó, đại dịch đã gây tắc nghẽn trong chuỗi giá trị toàn cầu làm tăng giá nguyên liệu sản xuất là thách thức không nhỏ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các quốc gia.

Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam.

chủng mới có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các địa phương kinh tế trọng điểm như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ… đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, an toàn của người dân và phát triển kinh tế – xã hội. Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo thống nhất của cả hệ thống chính trị và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành những quyết sách kịp thời để phòng, chống dịch và phát triển kinh tế – xã hội.

Theo thông tin điện tử Tổng cục Thống kê, ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%). Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, năng suất của phần lớn cây trồng đạt khá so với năm trước, chăn nuôi tăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu một số nông sản năm 2021 tăng cao góp phần duy trì nhịp tăng trưởng của cả khu vực. Ngành nơng nghiệp tăng 3,18%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,88%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 1,73%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm.

Trong khu vực cơng nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,37%, đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm. Ngành khai khống giảm 6,21%, làm giảm 0,23 điểm phần trăm do sản lượng dầu mỏ thô khai thác giảm 5,7% và khí đốt thiên nhiên

dạng khí giảm 19,4%. Ngành xây dựng tăng 0,63%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng Tư đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế. Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 0,21% so với năm trước, làm giảm 0,02 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành vận tải kho bãi giảm 5,02%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm mạnh 20,81%, làm giảm 0,51 điểm phần trăm. Ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 42,75%, đóng góp 0,55 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,42%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm; ngành thơng tin và truyền thơng tăng 5,97%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86%; khu vực dịch vụ chiếm 40,95%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,83%. Về sử dụng GDP năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 2,09% so với năm 2020; tích lũy tài sản tăng 3,96%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,01%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16,16%.

Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2021 ước tính đạt 171,3 triệu đồng/lao động (tương đương 7.398 USD/lao động, tăng 538 USD so với năm 2020). Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2021 tăng 4,71% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2021 đạt 26,1%, cao hơn mức 25,3% của năm 2020).

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển.

Mục tiêu chủ yếu trong những năm tới:

- Kinh doanh có lãi, bảo tồn và phát triển vốn của các cổ đông đã đầu tư vào Cơng ty, hồn thành các nhiệm vụ đã được Đại hội đồng Cổ đông thông qua. - Tối đa hóa hiệu quả hoạt động chung của Cơng ty.

- VCSH tăng thêm ít nhất 10% so với năm 2021.

- Lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh tăng trong năm tới ít nhất 10% so với năm 2020.

- Trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp lắp đặt máy móc thiết bị, sản phẩm cơ khí, tin học, tự động hóa, ……

Định hướng phát triển công ty:

- Nâng cao uy tín hơn nữa, phấn đấu trở thành đối tác tin cậy nhất của các doanh nghiệp.

- Đào tạo và nâng cao năng lực điều hành quản lý, năng lực khoa học kỹ thuật, năng lực ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, … cho cán bộ công nhân viên, hướng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ tốt hơn cho khách hàng.

- Đầu tư trang thiết bị nhằm hiện đại hoá trung tâm sản xuất, lắp ráp và dịch vụ bảo hành, nâng cao năng suất cũng như khả năng phục vụ khách hàng.

- Xây dựng doanh nghiệp vững mạnh thơng qua các chính sách ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống và gia tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, củng cố tinh thần đồn kết, tinh thần xây dựng, lịng nhiệt tình sáng tạo, “đặt nhân viên lên hàng đầu để khách hàng thật sự là thượng đế” theo triết lý kinh doanh của Rosenbluth.

- Tăng cường phát triển nguồn nhân lực, bước vào năm 2022 để thỏa mãn nhu cầu của nền kinh tế tri thức, chất lượng của nguồn nhân lực được

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần VSE dịch vụ kỹ thuật (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)