2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty
2.1.3. Thực trạng về công tác tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ tại Công
ty Cổ phần cơng trình giao thơng Điện Biên trong một số năm gần đây: 2.1.3.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2009 và năm 2010:
BANG 01. CƠ CẤU VỐN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 Chênh lệch
Số tiền T.trọng% Số tiền T.trọng% Số tiền Tỷ lệ% T.trọng A. Vốn kinh doanh. 119,762,124,070 192,526,844,683 72,764,720,613 61 I. Vốn lưu động. 90,824,665,455 76 134,760,129,704 70 43,935,464,249 48 -6 II. Vốn cố định. 28,630,874,320 24 57,766,714,979 30 29,135,840,659 102 6 B. Nguồn vốn. 119,762,124,070 192,526,844,683 72,764,720,613 61 I. Nợ phải trả. 101,927,886,989 85 170,174,309,621 88 68,246,422,632 67 3 1. Nợ ngắn hạn. 91,494,097,155 90 153,571,065,106 89 62,076,967,951 68 -1 2. Nợ dài hạn. 10,433,789,834 10 18,532,415,958 11 8,098,626,124 78 1 II. Vốn CSH. 17,834,237,081 15 22,352,535,062 12 4,518,297,981 25 -3 .
Trước khi xem xét cụ thể về tình hình vốn lưu động của Cơng ty, ta xem xét một cách tổng quát về tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của Công ty thông qua bảng 01:
- Tổng vốn kinh doanh của Công ty Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 72,764,720,613 đồng với tỷ lệ tăng 61%, song chủ yếu là do tăng tài sản cố định, đặc biệt là tài sản cố định hữu hình tăng 21,394,741,975 đồng với tỷ lệ tăng 75%. Còn vốn lưu động tăng 43,935,464,249 đồng với tỷ lệ tăng 48% ,là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng 25,635,779,074 đồng với tỷ lệ tăng 57 %, trong khi đó thì các khoản khác có giảm nhưng giảm ít hoặc chiếm tỷ trọng nhỏ trong vốn lưu động ,nên làm vốn lưu động tăng. Như vậy vốn kinh doanh của Công ty tăng chủ yếu là do tăng tài sản cố định hữu hình.
Xem xét tỷ trọng của từng loại vốn ta thấy: vốn lưu động chiếm phần lớn trong tổng vốn kinh doanh (năm 2010 chiếm 70%, năm 2009 chiếm 76%). Còn vốn cố định chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh (năm 2010 chiếm 30%, năm 2009 chiếm 24%). Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do đặc thù của ngành nghề, Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, mà chủ yếu là xây dựng các cơng trình nhỏ trong thời gian ngắn nên thu lại vốn nhanh. Đây chính là nguyên nhân làm cho vốn lưu động nhiều và tăng bởi việc vốn lưu động chuyển sang tài sản cố định: Cơng trình Đường Na Pheo-Si pha phìn,Đường Lai Châu-Mường Te..., từ đó làm vốn cố định ngày càng tăng. Mặt khác, ta thấy tài sản cố định của Cơng ty có tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vơ hình chiếm tỷ trọng rất lớn 50,592,063,643 đồng với tỷ trọng 88%
- Về nguồn vốn kinh doanh, tương ứng với sự gia tăng của tổng vốn kinh doanh, nguồn vốn năm 2010 so với năm 2009 cũng tăng 72,764,720,613 đồng với tỷ lệ tăng 61%. Công ty đã chú trọng huy động vốn từ hai nguồn là Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, tuy nhiên trong cả hai năm nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Cụ thể ta sẽ đi xem xét sự biến động của từng nguồn.
Nợ phải trả tăng 68,246,422,632 đồng với tỷ lệ tăng 67%, trong đó nợ ngắn hạn tăng 62,076,967,951 đồng với tỷ lệ tăng 68%, nợ dài hạn tăng 8,098,626,124 đồng với tỷ lệ tăng 78%, tỷ trọng của nợ ngắn hạn giảm 1% so với năm 2009, trong khi đó thì tỷ trọng của nợ dài hạn tăng 1% so với năm 2009. Điều này là do khoản vay ngắn hạn đến hạn trả chuyển sang nợ dài hạn 4,229,648,820 đồng, và trong năm số tiền vay phát sinh thêm là 7,985,372,663 đồng. Như vậy nợ phải trả tăng xuất phát từ việc Công ty tăng cường huy động các khoản nợ dài hạn là chủ yếu.
Vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2010 tăng so với năm 2009 là 4,518,297,981 đồng với tỷ lệ tăng 25%. Tuy vốn chủ sở hữu tăng với tỷ lệ cao hơn nợ phải trả, nhưng về mặt giá trị tuyệt đối thì vốn chủ sở hữu nhỏ hơn nhiều so với nợ phải trả nên tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn giảm 3% (từ 15% năm 2009 xuống còn 12% năm 2010 ). Điều này cho thấy Công ty đã cố gắng tăng nguồn vốn tự có song vẫn cịn phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Điều này chứa đựng nguy cơ rủi ro cho Cơng ty trong việc thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn, nhưng đồng thời nó sẽ có tác dụng đối với Công ty trong việc gia tăng mức độ sử dụng địn bẩy tài chính, giúp Cơng ty phát huy tác dụng của lá chắn thuế từ lãi vay nếu Cơng ty vẫn thực hiện thanh tốn tốt các khoản nợ.