Tổ chức nguồn tài trợ vốn lưu động hợp lý

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp (Trang 72 - 77)

3.2. Một số giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử

3.2.1. Tổ chức nguồn tài trợ vốn lưu động hợp lý

Xác định nhu cầu vốn lưu động đóng vai trị rất quan trọng, khi Công ty chủ động được nhu cầu vốn lưu động và tìm được nguồn tài trợ thích hợp sẽ giúp Cơng ty chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh, phát huy toàn bộ năng lực của đồng vốn, kịp thời ứng phó với những biến động của thị trường, nắm bắt được cơ hội kinh doanh trong nền kinh tế hội nhập ngày nay.

Xây dựng kế hoạch và biện pháp huy động vốn, sử dụng vốn lưu động là hoạt động nhằm hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của Cơng ty và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất. Để khơng ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cần tiến hành:

- Lập kế hoạch vốn lưu động và việc xác định nhu cầu vốn lưu động trong kỳ kế hoạch cần thiết cho kinh doanh để sử dụng nguồn vốn lưu động đủ đảm bảo.

- Cơng ty phải có kế hoạch tìm kiếm thêm nguồn huy động vốn lưu động khi nhu cầu vốn lưu động tăng và sử dụng vốn lưu động dư thừa.

- Cơng ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ.

- Khi lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thơng qua việc phân tích, tính tốn các chỉ tiêu kinh tế, khả năng của sự tăng trưởng trong năm tới.

Việc xác định nhu cầu vốn lưu động của Cơng ty trong năm vừa qua cịn chưa được chính xác, nhu cầu vốn lưu động mà Cơng ty dự tính đã dư thừa so với thực tế phát sinh là gần 7 tỷ với tỷ lệ 7%. Điều này có thể do Cơng ty áp dụng phương pháp tính tốn mà nhược điểm của phương pháp này là độ chính xác khơng cao. Cơng ty có thể khắc phục bằng cách áp dụng phương pháp trực tiếp, đây là phương pháp cho độ chính xác cao nhất, tuy nhiên phương pháp này tính tốn lại phức tạp, khối lượng tính tốn nhiều làm mất thời gian. Vì vậy Cơng ty có thể áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu, đây là phương pháp đơn giản thường được áp dụng đối với các Cơng ty có doanh thu tăng đều qua các năm, gồm các bước như sau:

- Xác định số dư bình quân các khoản vốn trên bảng cân đối kế tốn của năm 2010.

- Tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục chịu sự tác động trực tiếp và có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu trong năm 2010.

- Lấy doanh thu dự kiến đạt được trong năm 2010 nhân với tỷ lệ phần trăm trên doanh thu tính được ở trên để xác định nhu cầu vốn lưu động cần bổ sung thêm năm 2010.

Sau đây ta sẽ áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu để xác định nhu cầu vốn lưu động năm 2010 cho Công ty.

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 là 70,037,125,459 đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 là 1,2%.

Doanh thu dự kiến năm 2010 là 90 tỷ đồng.

Thông qua bảng 15(tr 72) ta thấy cứ 100 đồng doanh thu tăng thêm Công ty cần bổ sung thêm 149,96 đồng tài sản và đồng thời Công ty cũng chiếm dụng được 123,64 đồng vốn để tài trợ bổ sung cho tài sản.

Như vậy, thực chất 100 đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng thêm thì chỉ cần bổ sung 25,82 đồng vốn cho tài sản ngắn hạn.

Vậy theo dự tính thì năm tới Cơng ty chỉ cần giảm số vốn lưu động Vốn lưu động cần bổ sung = 90,000,000,000 - 70,037,125,459 x 25,82% % = 5,154,414,209 đồng Vốn lưu động cần bổ sung = Doanh thu thuần kỳ kế

hoạch - Doanh thu kỳ gốc x so với doanh thu% nhu cầu VLĐ

BẢNG 15. TỶ LỆ % CÁC KHOẢN MỤC CÓ QUAN HỆ ĐẾN DOANH THU

Đơn vị tính: Đồng.

Chỉ tiêu Số dư bình qn Tỷ lệ % trên doanh thu.

I. Tài sản 104,676,641,631 149.46

1. Tiền và tương đương tiền. 961,992,065 1.374

2. Các khoản phải thu. 58,086,346,063 82.94

3. Hàng tồn kho. 45,628,303,503 65.15

II. Nguồn vốn. 86,593,296,342 123.64

1. Phải trả người bán. 11,411,999,006 16.29

2. Người mua trả tiền trước. 56,615,633,395 80.84 3. Thuế và các khoản phải nộp

nhà nước. 1,238,873,284 1.77

4. Phải trả người lao động. 3,102,200,934 4.43 5. Phải trả phải nộp khác. 14,224,589,723 20.31 Chênh lệch (I - II).

25, 82

3.2.2.Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng một cách hợp lý và linh hoạt.

Việc huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là điều mà bất kỳ một Công ty nào cũng phải chú ý tới. Đặc biệt là các Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì càng địi hỏi một lượng vốn lớn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình để có thể cạnh tranh được. Nhưng huy động vốn từ nguồn nào, huy động nhiều hay ít để đảm bảo vừa đủ vốn hoạt động, đồng thời vẫn tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn lại là điều khó khăn.

Năm 2010, ta thấy việc huy động vốn của Cơng ty Cổ phần cơng trình giao thơng Điện Biên cịn nhiều hạn chế. Công ty đã dùng một phần tài sản ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, làm mất cân bằng tài chính. Cơng ty đã huy động vốn từ cả hai nguồn: Bên trong và bên ngoài. Vốn chủ sở hữu tăng do trong năm các thành viên góp vốn, Cơng ty vay của ngân hàng và các cá nhân, song vốn huy động chủ yếu là từ nguồn vốn bên ngoài. Nguồn vốn ngắn hạn mà Cơng ty có thể huy động để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động là vay ngắn hạn ngân hàng, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động.

- Đối với nguồn vay ngân hàng thì Cơng ty chủ yếu vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại nhà nước với lãi suất từ 8,5-10%/năm. Trong năm tới Công ty nên xem xét tỷ trọng của nguồn vay này để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động một cách linh hoạt. Vì vay vốn ngân hàng rất phù hợp với yêu cầu cung ứng vốn kịp thời cho các giai đoạn thi công hay việc thi công theo thời vụ của Công ty. Điều này đối với Công ty khơng phải là khó vì Cơng ty đã hoạt động được nhiều năm trên địa bàn và đã có uy tín với các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng Nơng nghiệp & Phát triển nông thôn.

- Đối với khoản vay của các cá nhân thì trong năm qua Cơng ty đã vay của các cá nhân với lãi suất từ 1%- 1,05%/tháng để phục vụ sản xuất kinh doanh. Các cá nhân này thường là người thân quen của Công ty nên việc hỗn trả khi gặp khó khăn sẽ dễ dàng hơn. Mặt khác, tuy lãi suất vay cá nhân cao hơn vay ngân hàng

từ 1.5 -2.6%/năm nhưng thủ tục vay ngân hàng nhiều và mất thời gian, vay cá nhân sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn và nắm bắt được cơ hội kinh doanh.Vì vậy trong năm tới Cơng ty nên duy trì và tăng tỷ trọng của nguồn này.

- Đối với nguồn vốn chiếm dụng, trong năm 2010 Công ty đã chiếm dụng được khá cao nguồn vốn này và chiếm tới 59% vốn lưu động tạm thời của Cơng ty. Trong đó, người mua trả tiền trước chiếm tỷ trọng 61% trong tổng số tiền chiếm dụng. Vì vậy Cơng ty cần phải tận dụng triệt để nguồn vốn chiếm dụng này để phục vụ sản xuất kinh doanh. Để làm được điều này Cơng ty cần phải duy trì và nâng cao uy tín của mình đối với nhà cung cấp và khách hàng. Cơng ty cần duy trì ổn định mối quan hệ với nhà cung cấp, thanh tốn đúng hạn. Đồng thời Cơng ty phải nâng cao chất lượng cơng trình nhằm nâng cao uy tín để các chủ đầu tư sẵn sàng trả tiền trước, nhận thêm nhiều cơng trình mới để có được nguồn vốn này. Do đặc điểm của ngành xây dựng là lượng tiền và thời gian đầu tư vào cơng trình là rất lớn nên việc chiếm dụng lượng vốn này đã làm giảm gánh nặng về chi phí sử dụng vốn tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn của Công ty

- Đối với các khoản chiếm dụng khác, Công ty cũng nên tận dung triệt để nhằm bổ sung vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)