2.2. Thực trạng về tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu
2.2.1.2. Nguồn tài trợ vốn lưu động
Bảng 03:Nguồn tài trợ vốn lưu động của công ty(tr 36).
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, vốn là yếu tố khơng thể thiếu, nó là
điều kiện để xem xét một doanh nghiệp có kinh doanh được hay khơng. Một doanh nghiệp đang hoạt động cũng không thể tồn tại nếu thiếu vốn. Vì thế việc huy động vốn, đảm bảo đủ vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh là một chính sách rất quan trọng. Để đánh giá xem chính sách huy động vốn của Cơng ty cổ phần Cơng trình giao thơng Điện Biên có hợp lý hay khơng, ta đi vào phân tích những nguồn vốn mà Cơng ty huy động để hình thành nên vốn lưu động thơng qua bảng 03.
Từ bảng 03 ta thấy, tổng nguồn vốn lưu động tài trợ cho tài sản lưu động của Công ty cuối năm 2009 giảm so với cuối năm 2008 là 22,066,761,938 đồng với tỷ lệ giảm 23%, nguyên nhân là do nguồn vốn lưu động thường xuyên giảm nhiều (nguồn vốn lưu động thường xuyên âm ). Cụ thể ta đi vào xem xét chi tiết từng nguồn vốn.
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên cuối năm 2009 là (37,348,103,539) đồng với tỷ trọng -50% trong tổng nguồn vốn lưu động, giảm so với cuối năm 2008 là (70,159,340,557) đồng với tỷ lệ giảm là -214% (nguồn vốn lưu động thường xuyên cuối năm 2008 là 32,811,237,018 đông, tỷ trọng 34% trong tổng nguồn vốn ) làm cho tỷ trọng của nguồn này giảm 84%. Điều này chứng tỏ nguồn vốn dài hạn của Công ty nhỏ hơn tài sản dài hạn, đồng nghĩa với việc Công ty đã dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Điển hình là việc Cơng ty bị ứ đọng vốn lưu động trong khâu sản xuất hàng năm làm cho chi phí sản xuất cơ bản dở dang tăng cao. Như ta đã biết, nguồn vốn lưu động thường xun là nguồn vốn có tính chất ổn định lâu dài, tạo ra một mức độ an tồn cho Cơng ty trong hoạt động kinh doanh, làm gia tăng mức độ an tồn về mặt tài chính cho Cơng ty, đặc biệt là trong trường hợp các
BẢNG 03. NGUỒN TÀI TRỢ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CƠNG TY Đơn vị tính: Đồng. Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 Chênh lệch S.T T.T% S.T T.T% S.T T.L% T.T% I. NVLĐ thường xuyên. 10,433,789,834 10 18,532,415,958 11 8,098,626,124 78 1 II. NVLĐ tạm thời. 91,494,097,155 90 151,571,065,106 89 62,076,967,951 68 -1 1. Vay và nợ ngắn hạn. 29,640,627,633 32 35,410,978,813 23 5,770,351,180 19 -9 2. Phải trả người bán. 8,788,969,813 10 14,035,028,199 9 5,246,058,386 60 -1 3. Người mua trả tiền
trước.
38,259,924,507
42 74,971,342,283 49 36,711,417,776 96 7 4. Thuế và các khoản phải
nộp NSNN.
1,368,529,723
2 1,109,216,845 1 -259,312,878 -19 -1
5. Phải trả công nhân viên. 2,657,403,431 3 3,546,998,437 3 889,595,006 33 0
6. Chi phí phải trả. 306,584,313 0 609,876,469 0 303,292,156 99 0 7. Các khoản phải trả khác. 10,472,057,735 11 17,977,121,710 12 7,505,063,975 72 1 Tổng NVLĐ. 101,927,886,989 170,174,309,621 70,175,594,075 69
chủ nợ đòi nợ. Nên việc dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn là một chính sách tài trợ khơng đem lại sự ổn định và an toàn. Tuy nhiên, việc này cũng giúp cho Cơng ty giảm được chi phí sử dụng vốn bởi chi phí sử dụng nguồn vốn lưu động thường xuyên thường cao hơn nguồn vốn lưu động tạm thời. Mặt khác, trong năm 2010 Công ty đã tăng nguồn vốn lưu động tạm thời từ 91,494,097,155 đồng năm 2009 lên 151,571,065,106 đồng với tỷ lệ tăng là 68% làm cho tỷ trọng của nguồn này giảm lên 1%. Trong đó, việc chiếm dụng vốn từ khoản người mua trả tiền trước tăng khá cao từ 38,259,924,507 đồng năm 2009 lên 74,971,342,283 đồng với tỷ lệ tăng là 96% làm tỷ trọng trong năm 2010 lên tới 7% trong tổng nguồn vốn lưu động tạm thời. Nó cho ta thấy rằng Cơng ty đang gia tăng được uy tín của mình đối với khách hàng. Nhưng để duy trì sự phát triển và sự ổn đinh, an tồn lâu dài Cơng ty cần phải điều chỉnh cân đối, tăng tỷ trọng nguồn vốn lưu động thường xuyên trong tổng nguồn vốn lưu động để có thể hình thành và duy trì một cơ cấu nguồn vốn phù hợp nhất, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính.
Sau đây ta sẽ đi phân tích sâu sự biến động của nguồn vốn lưu động thường xun thơng qua phân tích sự biến động của các yếu tố cấu thành, đó là: Nguồn vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn, giá trị còn lại của tài sản cố định và tài sản dài hạn khác.
Bảng 04. Nguồn vốn lưu động thường suyên của công ty(tr 38).
Qua bảng 04 ta thấy vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2010 là 21,947,929,132 đồng tăng so với năm 2009 là 4,050,347,949 đồng với tỷ lệ tăng 23%. Trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 727,576,000 đồng so với năm 2009 với tỷ lệ tăng 6%. Việc gia tăng vốn chủ sở hữu đã làm gia tăng tính tự chủ và chủ động hơn trong kinh doanh của Công ty. Đồng thời quỹ đầu tư phát triển cũng tăng 180% so với năm 2009. Song song với nó là sự gia tăng giá trị còn lại của tài sản cố định và tài sản dài hạn khác thêm 13,609,779,589 đồng với tỷ lệ tăng 48%, lớn hơn nhiều so với sự gia tăng
BẢNG 04. NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA CÔNG TY
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ
I. Vốn chủ sở hữu. 17,897,581,183 21,947,929,132 4,050,347,949 23%
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu. 11,515,320,000 12,242,896,000 727,576,000 6%
2. Quỹ đầu tư phát triển. 333,901,184 934,923,315 601,022,131 180%
II. Nợ dài hạn. 10,433,789,834 18,532,415,958 8,098,626,124 78%
III. Giá trị còn lại của TSCĐ và TSDH
khác. 26,630,874,302 42,240,653,891 13,609,779,589 48%
của vốn chủ sở hữu và vay dài hạn. Chính điều này làm cho nguồn vốn lưu động thường xuyên giảm và bị âm.
- Nguồn vốn lưu động tạm thời năm 2010 so với năm 2009 tăng 62,076,967,951 đồng với tỷ lệ tăng 68%. Trong đó có khoản người mua trả tiền trước tăng cao, năm 2009 là 38,259,924,507 đồng thì năm 2010 tăng lên 74,971,342,283 đồng với tỷ lệ tăng 96%, chiếm tỷ trọng 7% trong tổng nguồn vốn lưu động tạm thời.
Vay và nợ ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2010 là 35,410,978,813 đồng chiếm tỷ trọng cao 23% tăng so với năm 2009 là 5,770,351,180 đồng với tỷ lệ tăng 19%, song tỷ trọng của nguồn này lại giảm 9% là do tỷ trọng của nguồn người mua trả tiền trước tăng lên 7%. Việc tăng cao nguồn vay và nợ ngắn hạn là do trong năm 2010 đã chuyển từ vay dài hạn sang nợ ngắn hạn do đến hạn trả là 18,890,987,966 đồng: Ngân hàng Phát triển Việt Nam_Chi nhánh Điện Biên 9,019,000,000 đồng..... Tuy trong năm Công ty đã vay thêm 35,410,000,000 đồng vào đầu năm, nhưng cuối năm đã trả và chỉ còn lại 18,586,981,000 đồng.
Khoản phải trả người bán năm 2009 là 8,788,969,813 đồng, chiếm tỷ trọng 10%; Năm 2010 là 14,035,028,199 đồng, chiếm tỷ trọng 9%. Công ty đã tăng được nguồn vốn chiếm dụng từ các nhà cung cấp là 5,246,058,386 đồng với tỷ lệ tăng 60%. Nhưng do tốc độ tăng vẫn nhỏ so với vay và nợ ngắn hạn, người mua trả tiền trước nên tỷ trọng của nguồn này bị giảm xuống 1%. Việc chiếm dụng được vốn từ nhà cung cấp đã giúp Công ty huy động được vốn mà khơng mất chi phí sử dụng thì đó là một điều đáng mừng. Nhưng nếu không sử dụng tốt và hiệu quả sẽ dễ dẫn đến tình trạng tài chính khủng hoảng do khơng thanh tốn được vì thời gian thanh tốn chỉ trong một năm. Tuy nhiên Cơng ty cần phải cân nhắc, xem xét xem giá mua chịu hàng hóa có cao hơn mức bình thường khơng và cần xác định chi phí của khoản tín dụng này để có những quyết định sử dụng tín dụng của nhà cung cấp 1 cách hợp lý.
Khoản người mua trả tiền trước năm 2010 tăng so với năm 2009 tăng 36,711,417,776 đồng với tỷ lệ tăng 96%. Như trên đã nói, ta thấy đây là khoản tăng cao nhất và chiếm tỷ trọng cũng cao chủ yếu là do các dự án trả trước: Ban Quản lý dự án cải tạo nâng cấp QL100 Km8_Km20 9,123,999,000 đồng; Ban Quản lý dự án Cầu Km109 QL 12 8,690,000,000 đồng; Ban Quản lý đường nông trường Mường ẳng12,899,983,837 đồng; .... Đây là nguồn vốn rất có lợi cho Cơng ty, là khoản mà Cơng ty có thể sử dụng mà khơng phải mất chi phí sử dụng vốn và có thể đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động đang cần để xây dựng các cơng trình cũ và mới, đồng thời hồn thiện các cơng trình dở dang. Việc Cơng ty gia tăng được nguồn này chứng tỏ Công ty đã nâng cao được uy tín của mình đối với các bên có dự án ( các gói thầu từ năm trước ) và cũng chứng tỏ Công ty đã mở rộng quy mô thơng qua việc nhận thầu thêm một số cơng trình: Dự án di dân tái định cư huyện Mường lay .....
Khoản thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước năm 2010 giảm so với năm 2009 là 259,312,878 đồng với tỷ lệ giảm 19% làm cho tỷ trọng của nguồn này trong tổng nguồn vốn lưu động tạm thời giảm từ 2% xuống còn 1%. Chủ yếu là thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa 690,239,669 đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 50% thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp còn lại được giảm theo Thông tư số 03/2009/TT-BTC nên đã giảm so với năm trước.
Khoản phải trả công nhân viên chiếm tỷ trọng nhỏ 1% trong tổng nguồn vốn lưu động tạm thời và năm 2010 cũng tăng 889,595,006 đồng với tỷ lệ tăng 33% do trong khoản lương tại văn phịng Cơng ty tăng 119,631,442 đồng với tỷ lệ tăng 42%. Đây cũng là một nguồn chiếm dụng vốn tốt của Công ty, nhưng cũng cần phải phù hợp giữa mức độ và thời gian chiếm dụng tránh không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người lao động.
Chi phí phải trả cũng tăng 99%, năm 2009 là 306,584,313 đồng thì năm 2010 đã tăng lên 303,292,156 đồng. Đây là chi phí lãi vay phải trả các cá nhân mà Cơng ty có thể chiếm dụng trong thời gian ngắn.
Các khoản phải trả khác tăng 7,505,063,975 đồng với tỷ lệ giảm 72% song tỷ trọng của nguồn vốn này quá nhỏ 1%.
Qua phân tích ta thấy việc huy động nguồn VLĐ của Công ty trong năm qua là cao nhưng chưa đảm bảo được yếu tố cân bằng tài chính và yếu tố an tồn tài chính. Do vốn lưu động của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ nên Công ty đã dùng phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Trong NVLĐ tạm thời Công ty đã điều chỉnh cơ cấu giúp giảm chi phí sử dụng vốn bằng cách tăng nguồn người mua trả tiền trước, đồng thời giảm tỷ trọng của khoản vay và nợ ngắn hạn.