Bài học từ những thành công của Malaysia và Thái Lan

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 53 - 56)

* Hệ thống chính sách hoàn chỉnh và minh bạch

Quy hoạch tổng thể ngành hoàn chỉnh là một bước đi căn bản đầu tiên để phát triển ngành CN-ĐT. Đây được xem là hành lang pháp lý quan trọng dẫn các nhà đầu tư theo định hướng của chính phủ với những chính sách ưu đãi đầu tư riêng về thu hút đầu tư, sản xuất sản phẩm chiến lược hay đào tạo lao động.

Từ năm 2007, Chính phủ Việt Nam mới chính thức phê duyệt quy hoạch tổng thể đầu tiên phát triển ngành CN-ĐT tầm nhìn đến năm 2020. Trước đó, các doanh nghiệp trong nước gặp không ít khó khăn vì chưa có một định hướng chiến lược nào được thông qua khiến đầu tư cho ngành CN-ĐT trong nước đã nhỏ lại càng manh mún.

Bên cạnh việc xây dựng tổng thể riêng của ngành, Nhà nước cũng phải công bố rõ ràng chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế trong dài hạn cùng với những biện pháp trong ngắn hạn của từng giai đoạn. Có như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài mới có thể xây dựng các dự án, mục tiêu chiến lược phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước trong thời gian dài. Trong khi các hãng điện tử của Hàn Quốc đạt được qui mô sản xuất lớn về xuất khẩu sản phẩm của mình thì các doanh nghiệp Nhật Bản lại hướng vào thị trường Việt Nam sản xuất nhằm mục đích thay thế nhập khẩu. Trong một thời gian dài các doanh nghiệp Nhật Bản gặp phải không ít khó khăn nảy sinh từ các thể chế và thủ tục hành chính như thuế cao trong hàng nhập khẩu, các quyền bắt buộc xuất khẩu ngay từ ban đầu và khả năng lợi nhuận bị chia sẻ. Không chỉ riêng các nhà đầu tư Nhật Bản mà hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam đều gặp khó khăn ở thủ tục hành chính như: thủ tục cấp giấy phép đầu tư, hải quan, thuế... đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà nạn

tham nhũng ở Việt Nam đang ở mức báo động khiến nhà đầu tư có cái nhìn thận trọng khi họ quyết định đầu tư. Vấn đề đặt ra đối với chính sách của nhà nước đó là sự minh bạch, rõ ràng và phù hợp với thông lệ, luật pháp quốc tế. Từ đó các nhà đầu tư có thể yên tâm về việc bảo đảm quyền lợi của họ và thực hiện các nghĩa vụ của nhà đầu tư.

* Cơ quan quản lý chính đối với ngành CN-ĐT

Đối với trường hợp của Thái Lan, Viện Điện và Điện tử đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành CN-ĐT nước này. Nên chăng Việt Nam cũng nên cần có một bộ hoặc ban ngành riêng giúp phối hợp và tác động trực tiếp nhằm phát triển ngành CN-ĐT? Giống như Viện Điện và Điện tử ở Thái Lan cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cầu nối giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước, cũng như phối hợp lợi ích từ việc hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau. Vai trò của Viện này đó là: xác định các yêu cầu của ngành; tăng cường trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài; hỗ trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường công tác quản lý và trình độ công nghệ giữa các doanh nghiệp; cung cấp các dịch vụ kiểm tra và chứng nhận an toàn cho các sản phẩm điện tử; hỗ trợ về vấn đề tài chính và xúc tiến đầu tư, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp…

Hiện nay, Thái Lan đang tích cực thực thiện kế hoạch Chiến lược Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2004-2013) mà trọng tâm là nhằm hình thành mạng lưới khoa học công nghệ và xúc tiến hợp tác giữa cơ quan tư nhân và nhà nước. Đây được xem như là trung tâm nghiên cứu và phát triển trong việc hỗ trợ chính sách khoa học và công nghệ quốc gia trong tương lai. Hiện tại có khoảng 800 nhà khoa học trong tổng số hơn 1.800 người đang làm việc tại trung tâm, thực hiện việc nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu và công nghệ Nano…

* Phát triển cơ sở hạ tầng

Chính phủ cả hai nước Malaysia và Thái Lan đã rất chú trọng việc xây hoàn thiện cơ sở hạ tầng hiện đại. Mạng lưới giao thông và hệ thống điện là hai yếu tố

quan trọng trong phát triển ngành CN-ĐT. Việc thiếu hụt năng lượng trong sản xuất kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành sản xuất liên quan đến nhựa.

Cơ sở hạ tầng của Việt Nam được xem là chậm phát triển và là trở ngại cho các nhà đầu tư: hệ thống giao thông tắc nghẽn kéo dài, các khu công nghiệp phát triển chưa đồng bộ, đường xá vẫn chưa được cải thiện. Trước mắt, Việt Nam cần lưu ý đến việc hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc nói giữa các khu công nghiệp và nói với các nước xung quanh như: Thái Lan ( Hồ Chí Minh – Băng kok), Trung Quốc ( Hà Nội và Nam Trung Quốc)….

* Phát triển nguồn nhân lực.

Một trong những sự khác biệt giữa Thái Lan và Malaysia đó là về lao động. Qui mô dân số lớn giúp Thái Lan có những lợi thế về nguồn lao động lớn tuy nhiên trình độ lại rất hạn chế trong khi đó tại Malaysia, các doanh nghiệp phải thuê các lao động nước ngoài. Dù trong tình huống nào thì điều này đã khiến các doanh

nghiệp Nhật Bản gặp nhiều khó khăn.

Việt Nam có lợi thế về nguồn lao động dồi dào và chi phí rẻ nhưng ta vẫn còn gặp vướng mắc trong vấn đề đào tạo tay nghề cho người lao động. Hầu hết họ vẫn chưa có tay nghề cao, các kỹ sư và nhà quản lý mới chỉ dừng lại ở bằng cấp nhưng kinh nghiệm va chạm thực tế lại rất ít. Hiện nay tại Việt Nam, số trường Đại học và Cao đẳng dạy nghề đạo tạo đội ngũ kỹ sư và các chuyên gia trong lĩnh vực CN-ĐT còn rất ít, các nhà đầu tư Nhật Bản gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn nhân lực chất lượng cao để đào tạo và tham gia vào những vị trí quan trọng trong dây chuyền sản xuất.

Việt Nam cần phải học tập kinh nghiệm từ nước ngoài để tạo ra đột phá trong thu hút FDI trong lĩnh vực CN-ĐT bằng nguồn nhân lực có chất lượng với các giải pháp như: kết hợp với trung tâm đào tạo dưới sự quản lý của doanh nghiệp hoặc các khu công nghiệp; liên kết với Malaysia hay Nhật Bản để cử người lao động sang học tập, nghiên cứu và lao động tại đây hoặc mời các chuyên gia về tư vấn…

* Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ

Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Thái Lan và Malaysia thực sự muốn tăng cường giao dịch với các công ty trong nước nhằm giảm chi phí nhập khẩu linh kiện nhằm tăng sức cạnh tranh với các Trung Quốc. Doanh nghiệp và các hiệp hội của Nhật Bản luôn sẵn sàng kết hợp với Chính phủ và hiệp hội doanh nghiệp trong nước để phát triển công nghiệp phụ trợ. Để tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp điện tử, cả Malaysia và Thái Lan đều cố gắng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các chương trình liên kết với doanh nghiệp Nhật Bản. Trong một số chương trình các giải pháp này đã nhanh chóng thất bại do thiếu thái độ hợp tác đúng đắn, tích cực của các doanh nghiệp trong nước.

Ngành công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quan trọng trong phát triển CN-ĐT, không những góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm điện tử. Trong thời gian vừa qua, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam thu được một số kết quả nhất định ở lĩnh vực CN-ĐT như góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm điện tử trong ngành công nghiệp lắp ráp, giảm bớt được số lượng các linh kiện phụ tùng nhập khẩu nhưng có thể nhận thấy rõ ràng rằng ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế và yếu kém. Theo nhiều chuyên gia của Nhật Bản, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển những ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là những ngành có tiềm năng xuất khẩu khi mức sống của người dân tăng lên như hóa dầu, công nghệ thông tin, ô tô v,v…Để phát triển công nghiệp phụ trợ, Việt Nam cần một lộ trình phát triển bốn yếu tố quan trọng là nguồn nhân lực, công nghệ, tài chính và hệ thống phân phối.

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 53 - 56)