Thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 44 - 45)

Ngành công nghiệp hỗ trợ có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển ngành công nghiệp nói chung của một quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Muốn hình thành các ngành công nghiệp hiện đại như sản xuất ô tô xe máy, điện tử…một cách hiệu quả thì phải thực hiện thành công việc nội địa hóa một cách cơ bản các ngành công nghiệp đó. Muốn vậy thì họ phải phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ để các sản phẩm của nó thay thế dần dần tiến tới thay thế hoàn toàn các sản phẩm nhập khẩu.

phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các sản phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm…và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Nếu kể đến các sản phẩm tương tự thì phạm vi rất rộng nhưng nếu thêm một đặc tính nữa thì sẽ thấy phạm vi rõ ràng hơn: Sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hộp 1.2 Khái niệm công nghiệp hỗ trợ

(GS Trần Văn Thọ - Đại học Wasade, Nhật Bản-trích từ cuốn “ Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam”, nhà XB Thống kê -2005)

Ngành CN-ĐT có tính chuyên môn hóa và toàn cầu hóa với một hệ thống các mạng lưới nhà máy vệ tinh, bản thân ngành CN-ĐT không tự mình phát triển nếu thiếu các ngành công nghiệp hỗ trợ. Các dự án FDI của Nhật Bản trong lĩnh vực CN-ĐT đã và đang có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm của ngành công nghiệp hỗ trợ. Họ mong muốn được hợp tác với các nhà cung cấp trong nước để có thể giảm được chi phí nhập khẩu, tận dụng tối đa những nguyên liệu và sẵn sàng hợp tác với Chính phủ để hỗ trợ xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở những công nghệ và ưu thế họ đang có. Có thể nói, hiện nay công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn chưa phát triển, phần lớn các doanh nghiệp trong nước chỉ sản xuất bao bì và phụ kiện đơn giản cho các nhà sản xuất nước ngoài. Các nhà cung cấp linh kiện, bán sản phẩm chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và vẫn còn khoảng cách tiêu chuẩn chất lượng khá lớn giữa các nhà cung cấp trong và ngoài nước. Đa số các doanh nghiệp FDI khi sản xuất đều phải nhập khẩu linh phụ kiện từ nước ngoài về, gây lãng phí cho ngành sản xuất trong nước, một lượng lớn lao động không được tận dụng và Nhà nước không truy thu thuế được từ các sản phẩm xuất khẩu…Bởi vậy việc ưu tiên phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực CN-ĐT đang trở thành ưu tiên của Chính phủ trong thời gian tới nhằm thay đổi bộ mặt của ngành CN-ĐT Việt Nam.

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w