Tăng cường đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ở các khu CN/ khu CX

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 100 - 102)

các khu CN/ khu CX

Cơ sở hạ tầng hiện đại đóng vai trò quan trọng việc phát triển ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp điện tử nói riêng gồm: nhà xưởng, giao thông, viễn thông và dịch vụ…Hầu hết các công ty điện tử của Nhật Bản tại Việt Nam đều là nhà máy/công ty con của các tập đoàn Nhật Bản, hoạt động dưới sự chỉ đạo và được quyết định bởi các công ty mẹ. Trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam, các công ty xuyên quốc gia công nghệ cao của Nhật Bản luôn quan tâm tập hợp và phân tích đầy đủ các thông tin cụ thể về thị trường họ định đầu tư. Ngoài thông tin về chính sách thì họ còn cần các thông tin không kém phần quan trọng như khoảng cách và thời gian vận chuyển từ vị trí của dự án đến sân bay và cảng

biển; nguồn cung cấp năng lượng và chất lượng; số lượng các cổng thông tin điện tử kết nối quốc tế; các cơ sở đào tạo kỹ sư, nhà quản lý, khả năng cung cấp lao động của địa phương.

Theo khảo sát của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, có 89,2% doanh nghiệp nước ngoài và 83% doanh nghiệp trong nước trong tổng số 376 doanh nghiệp được hỏi đều đánh giá cơ sở hạ tầng của Việt Nam ở mức kém và rất kém. Trong báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2010 của Diễn đàn kinh tế thế giới, cơ sở hạ tầng bị xếp hạng thấp nhất trong bộ chỉ số cạnh tranh của Việt Nam.

Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) cho biết, trong 600 doanh nghiệp Nhật Bản được khảo sát thì cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn là trở ngại hàng đầu khi họ quyết định đầu tư vào đây. Đa số các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực CN-ĐT cho rằng Việt Nam cần cải thiện hệ thống đường xá, sau đó là điện năng, bến bãi cảng biển và cuối cùng là hệ thống cấp thoát nước.

Hiện nay, Việt Nam nhận được nguồn vốn vay lớn để phát triển hạ tầng giao thông từ nhiều tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn này lại bị hạn chế bởi tính hiệu quả và nạn tham nhũng trong các công trình hạ tầng. Đây là thách thức lớn của Việt Nam và là mối quan ngại hàng đầu của các nhà tài trợ. Trong giai đoạn trước mắt, Việt Nam nên chú trọng phát triển hệ thống các đường cao tốc nối giữa các khu công nghiệp và sân bay, cảng biển. Hệ thống đường bộ xuyên quốc gia, đường bộ nối giữa Việt Nam và Thái Lan, Trung Quốc.

Đa phần các doanh nghiệp điện tử của Nhật Bản tại Việt Nam là các doanh nghiệp có qui mô vừa, lao động ít nhưng sử dụng máy móc linh kiện hiện đại để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Họ thường đầu tư và các Khu CN- nơi có điều kiện cơ sở vật chất hoàn thiện, do vậy điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản là phải xây dựng và hoàn thiện các khu công nghiệp, đô thị, tiến tới quản lý thành phố nhỏ, có đầy đủ hạ tầng xã hội, khu CN gắn liền với tiểu công viên sinh thái. Vị trí của các KCN phải thuận tiện giao thông từ bến bãi đến cảng biển, chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các doanh nghiệp Nhật Bản

đầu tư vào các KCN thuộc địa bàn khó khăn phải nhất quán, xây dựng đồng bộ hạ tầng trong và ngoài KCN…Hiện nay, mô hình xây dựng khu CN chuyên sâu được đề xuất và nhận được nhiều ý kiến ủng hộ của các nhà đầu tư Nhật Bản. Việt Nam nên tiếp tục thực hiện tốt mô hình này. Khu CN chuyên sâu có nghĩa là KCN gắn liền với các dịch vụ tiện ích gồm: hạ tầng cứng ( khu vực sản xuất,hỗ trợ sản xuất : dịch vụ kho bãi…), hạ tầng mềm (nơi cung ứng các dịch vụ với giá cả minh bạch như dịch vụ pháp lý, hải quan, logistics, dịch thuật…)

Bên cạnh đó hạ tầng viễn thông cũng cần phải được cải thiện: như giảm cước viễn thông, nâng cao anh ninh mạng…

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 100 - 102)