Nhóm nhân tố thuộc môi trường quốc tế

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 34 - 38)

Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của khu vực và toàn cầu có ổn định và thuận lợi hay không đều có ảnh hường đển hoạt động đầu tư của chủ đầu tư và cả nước tiếp nhận đầu tư. Khi môi trường thuận lợi thì chắc chắn các nhà đầu tư sẽ yên tâm tập trung đầu tư các nguồn lực ra bên ngoài và các dòng vốn FDI cũng sẽ ổn định và liên tục tăng . Tình hình cạnh tranh thu hút FDI giữa các nước trong cùng khu vực cũng làm lệch ḍng chảy FDI. Nước nào xây dựng được môi trường đầu tư hấp dẫn thì dòng FDI sẽ càng chảy vào mạnh, nhờ vậy dòng vốn FDI toàn cầu có thể tăng theo. Tăng các khoản đầu tư trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ dẫn đến tăng năng suất, và giá trị của các sản phẩm điện tử.

Trong nhóm nhân tố này, chúng ta còn phải kể đến xu hướng sử dụng và phát triển sản phẩm điện tử trong tương lai. Xu hướng này được quyết định phần nhiều bởi nhu cầu người tiêu dùng, các sản phẩm điện tử phải chịu áp lực của chi phí sản xuất thấp, sản phẩm phải luôn đổi mới, sáng tạo. Để đáp ứng nhu cầu thị trường đang phát triển, ngành công nghiệp này đang dần chuyển đổi cơ sở của nó từ các nước phát triển sản sinh ra công nghệ nguồn sang các nước ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và tập trung vào các thiết bị điện tử tiêu dùng.

Trước đó, tại Mỹ: New York, Atlanta, Colorado, Detroit, Florida, New England, San Diego, Taxas là các trung tâm công nghiệp lớn của ngành CN-ĐT. Trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, một số trung tâm sản xuất chính cho các sản phẩm điện tử mới nổi lên như là: Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Malaysia và Singapore. Các khu vực sản xuất ngày càng mở rộng khiến quy mô ngành này tại Châu Á tăng chưa từng có, từ 41% thị phần trong năm 2002, đến năm 2007 đã tăng lên 56%, trong khi đó tỷ trọng tại Mỹ và Châu Âu giảm sút rõ rệt.

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 34 - 38)