Gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu và làm cân bằng cán cân thanh toán

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 43 - 44)

Một đặc điểm dễ nhận biết về sản phẩm của ngành CN-ĐT là những sản phẩm có tính khoa học, kỹ thuật cao, được tạo ra bởi đội ngũ lao động lành nghề. Do vậy, sản phẩm của ngành CN-ĐT luôn là những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Các sản phẩm nổi bật của ngành CN-ĐT của Nhật Bản bao gồm: máy tính, các thiết bị nghe nhìn như máy quay, TV, thiết bị tiêu dùng như tủ lạnh, điều hòa… linh kiện bán dẫn (IC, bo mạch chính). IC là linh kiện điện tử rất nhỏ chi phối hầu hết các chức năng của thiết bị điện tử và chiếm tỷ lệ lớn trong ngành sản xuất linh kiện bán dẫn. Hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản có nhà máy sản xuất, lắp ráp các sản phẩm này tại nước khác và sau đó xuất khẩu ra toàn thế giới.

sản phẩm của ngành này vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu. Tuy kim ngạch xuất khẩu lớn và luôn đứng đầu thế giới về tổng sản lượng một số mặt hàng như cà phê, ca cao, gạo… nhưng giá trị kim ngạch của các sản phẩm này lại kém xa so với giá trị của các sản phẩm trong ngành CN-ĐT.

Cán cân thương mại của Việt Nam trong các năm gần đây luôn có xu hướng thâm hụt (nhập khẩu cao hơn xuất khẩu). Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như dệt may, gạo, cà phê, dầu thô, máy tính và sản phẩm linh kiện điện tử nhìn chung tăng đều qua các năm, nhưng tốc độ và qui mô tăng không cân bằng được tốc độ và giá trị các sản phẩm nhập khẩu với các mặt hàng chủ yếu là: máy móc, thiết bị phụ tùng, sắt thép và linh kiện điện tử, máy tính.

Trong cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, cán cân vốn và tài chính luôn là nhân tố mang lại giá trị thặng dư để cân bằng với cán cân tài khoản vãng lai, trong đó nguồn vốn FDI/ODA đóng vai trò quan trọng. Dòng chảy FDI mạnh mẽ trong các năm qua giúp cho cán cân vốn luôn trong tình trạng thặng dư. Từ năm 2001 cho đến nay Nhật Bản luôn đứng trong danh sách 10 nước có nguồn vốn FDI cao nhất vào Việt Nam và đứng đầu trong danh sách nhà tài trợ vốn ODA cho Việt Nam. Nâng cao các biện pháp nhằm thu hút FDI của Nhật Bản nói chung và trong lĩnh vực CN-ĐT nói riêng góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ, giúp cân bằng cán cân thương mại và cán cân vốn của Việt Nam.

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 43 - 44)