Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản theo vùng lãnh thổ

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 60 - 62)

Các dự án của Nhật Bản có mặt tại 44 tỉnh và thành phố nhưng chủ yếu tập trung tại các địa phương trung tâm có có sở hạ tầng tương đối phát triển: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Thanh Hóa và Đồng Nai và Bình Dương. Trong giai đoạn đầu của làn sóng đầu tư, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư chủ yếu ở khu vực đồng bằng, nơi tập trung nhiều dân cư và nhu cầu tiêu dùng cao. Sau khi Chính phủ Việt Nam xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở giao thông được cải thiện thuận tiện giữa các

miền, các dự án đầu tư trực tiếp của Nhật bắt đầu đi sâu vào khu vực ven biển như Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và một số tỉnh phía bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh. Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ của Nhật Bản có xu hướng đi từ hai đầu của đất nước rồi tiến về miền Trung, đi từ ven biển vào sâu trong nội địa. Tại các thành phố lớn, tập trung cơ sở hạ tầng, thông tin thuận lợi và nguồn lao dồi dào là điều kiện thu hút được nguồn vốn FDI của Nhật Bản. Do thay đổi về cơ cấu ngành từ khai thác nguyên liệu và kinh doanh dịch vụ sang công nghiệp chế biến chế tạo cần nhiều lao động có tay nghề nên những khu vực xa xôi, miền núi không thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư của Nhật Bản.

Kết quả của hoạt động sáng kiến chung Việt – Nhật cho thấy Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư Nhật Bản. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh thu hút vốn FDI của Nhật Bản nhất là vào vùng đồng bằng Sông Cửu Long, với các ngành nghề thu hút nhiều lao động như: dệt may, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử và thủ công mỹ nghệ. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xây dựng một chiến lược cụ thể nhằm giúp các nhà đầu tư Nhật Bản hiểu rõ điểm mạnh và điểu yếu của từng khu vực.

Bảng 2.2. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản theo địa phương giai đoạn 2005-2012

Đơn vị: Tỷ USD

Năm 2005 2010 T11/2012

Số dự

án Tổng vốn đăng ký Số dự án Tổng vốn đăng ký Số dự án Tổng vốn đăng ký

Hà Nội 139 1.82 320 2.78 370 3.01

Tp.Hồ Chí Minh 196 1.05 371 2.17 410 4.3

Đồng Nai 55 0.96 95 1.61 120 2.54

Thanh Hóa 2 0.62 5 6.56 9 6.90

Tổng 392 4.45 791 13.12 909 16.75

Tính đến hết năm 2010, bốn địa phương gồm: Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Đồng Nai đã có 791 dự án FDI của Nhật Bản còn hiệu lực trong tổng số 1,429 dự án, chiếm 65,3% tổng vốn đăng ký và khoảng 55% tổng số dự án.

Trong giai đoạn tới, để phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước, Việt Nam cần đẩy mạnh thu hút FDI của Nhật Bản vào khu vực đồng bằng song Cửu Long với các ngành nghề sử dụng nhiều lao động như dệt may, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử và thủ công mỹ nghệ.

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w