Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 103 - 106)

Bài toán về các ngành hỗ trợ của công nghiệp điện tử đã đươc các nhà nghiên cứu kinh tế đưa ra khá lâu xong trên thực tế vẫn còn đang rất dở dang. Đại sứ Nhật, ông Mitsuo Sakaba nhận xét rằng: Hiện nay, 70-80% sản phẩm phụ trợ của các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp vẫn phải nhập khẩu, trong khi đó chi phí linh kiện chiếm 70- 90% giá thành, còn nhân công lao động chỉ chiếm dưới 10%. Ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa có gì, vừa thiếu vừa yếu nhiều mặt. Đây là điều cản trở các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam. Trong suốt một thời gian dài nền công nghiệp Việt Nam vẫn phát triển dựa trên khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ chứ chưa chú ý đến hàm lượng giá trị gia tăng mà công nghiệp hỗ trợ mang lại.

Nhà nước ta đã chính thức ban hành một số văn bản nhằm đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ như: Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 của Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương). Quyết định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ Tướng Chính Phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong những năm vừa qua, chúng ta cũng có nhiều đầu tư trọng điểm trong lĩnh vực CN-ĐT để tạo tiền đề phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều yếu kém, manh mún và

chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp điện tử trong nước. Để có thể phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung vào một số biện pháp sau:

- Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thời gian qua mặc dù chúng ta đã có những quy hoạch tổng thể với các mục tiêu chung nhưng không có đơn vị nào chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, các mục tiêu đề ra dàn trải. Nhà nước cần phải có sự đầu tư về tài chính, công nghệ, nhân lực để từng bước hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

- Có các chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ: Các chính sách chính cần phải tập trung thay đổi đó là: chính sách về đất đai, Chính sách tín dụng, Chính sách thuế và Chính sách cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp này.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành này. Muốn đặt ra mục tiêu phát triển một ngành công nghiệp hỗ trợ mạnh và hoạt động có hiệu quả trong tương lai thì vấn đề căn bản nhất cần đặt ra đó phải là một ngành CN có thiệt bị, công nghệ tiên tiến hiện đại. Muốn vậy, chất lượng nguồn nhân lực phải không ngừng được nâng cao. Để thực hiện được điều này, ngành giáo dục và các ban ngành có liên quan phải đào tạo được những kỹ sư có đủ trình độ về kỹ thuật thực hành và thực tiễn, trang bị cho họ những kiến thức cần biết về công nghệ hiện đại; mở rộng liên kết trong đào tạo giữa các trường đại học trong nước và các trường đại học uy tín trên thế giới. Đồng thời cần có sự nâng câp cơ sở đào tạo, từ các trường đại học cho đến các trường đào tạo nghề để từng bước nâng cao chất lượng của người lao động trong tương lai. Ngoài ra, nhà nước cần dành một phần ngân sách thỏa đáng để cử người đi đào tạo nước ngoài ở những quốc gia có truyền thống phát triển ngành CN hỗ trợ nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc phát triển công nghiệp hỗ trợ của nước ta trong những năm tiếp theo.

- Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành. Cần đẩy mạnh sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với nhau và giữa các doanh nghiệp nước ngoài trong việc cung ứng và sản xuất các sản phẩm hỗ trợ. Cần tổ chức các buổi

hội thảo về phát triển các sản phẩm hỗ trợ của từng ngành, từng lĩnh vực; tổ chức hội chợ triển lãm về sản phẩm. Thông qua đó làm cầu nối giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài liên kết với nhau. Đây là hình thức rất hiệu quả mà thông qua đó các doanh nghiệp trong nước có thể tạo thêm bạn hàng mới, mở rộng thị trường, tiếp cận được công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm hỗ trợ của mình. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng qua đó giảm được giá thành sản phẩm và giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.

- Hiện đại hóa kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan. Hiện đại hóa kết cấu hạ tầng là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh thu hút FDI để sản xuất sản phẩm hỗ trợ. Việc hiện đại hóa kết cấu hạ tầng sẽ góp phần giảm bớt chi phí cho các nhà đầu tư, giúp hàng hóa của họ ( linh kiện, vật tư, phụ tùng…) thuận lợi hơn trong việc lưu thông cả thị trường trong và ngoài nước.

Do nguồn vốn đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thường rất lớn nên Nhà nước cần lựa chọn đầu tư những dự án có thể phát huy được hiệu quả cao ngay khi đưa vào sử dụng như: xây dựng một số tuyến đường cao tốc kết nối giữa các trung tâm kinh tế trọng điểm, hiện đại hóa một số bến cảng và sân bay quan trọng, hiện đại hóa hệ thống viễn thông và nâng cấp lưới điện…Ngoài ra cũng nên khuyến khích hình thành một số KCN hợp tác với nước ngoài ở những vùng kinh tế trọng điểm… như mô hình KCN Việt Nam – Singapore để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hỗ trợ của các nước này đầu tư tại Việt Nam.

- Nhà nước cần tổ chức bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch phát triển CN hỗ trợ. Bộ phận này chịu trách nhiệm theo dõi việc triển khai kế hoạch phát triển các sản phẩm hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Để bộ này hoạt động có hiệu quả, cần bố trí những cán bộ chuyên trách có năng lực để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch cũng như các kế hoạc phát triển ngành CN hỗ trợ. Theo định kỳ, bộ phận này sẽ hợp với các đại diện của các ngành để nắm chắc được tình hình thực hiện, qua đó góp phần giải quyết những vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện; đồng thời tham mưu đề xuất các

kiến nghị, giải pháp cho lãnh đạo Bộ và Chính phủ để việc tổ chức thực hiện theo đúng lộ trình mà quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển công nghiệp đã đề ra.

Hầu hết các dự án trong lĩnh vực điện tử tại ở Việt Nam đều tập trung vào việc sản xuất các linh kiện phụ kiện, điều này góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước. Trong thời gian tới, hy vọng với những chiến lược mới và cụ thể của Chính phủ thì ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ có nhiều khởi sắc.

Theo một cuộc điều tra của JETRO trong năm 2010 đối với 50 các doanh nghiệp điện tử Nhật Bản tại Việt Nam về lựa chọn giải pháp quan trọng nhất khuyến khích thu hút FDI của Nhật Bản vào CN-ĐT Việt Nam thì nhóm giải pháp về phát triển công nghiệp hỗ trợ được lựa chọn nhiều nhất so với giải pháp chống tham nhũng và đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 103 - 106)