Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 50 - 53)

Ngành CN-ĐT của Thái Lan cũng rất phát triển tuy nhiên nó lại chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Nhà đầu tư chính ở Thái Lan là Mỹ và Nhật Bản. Ngành CN-ĐT của Thái Lan ngày càng tăng trưởng mạnh, chính phủ Thái Lan luôn đi tiên phong trong việc giải quyết các vướng mắc của ngành công nghiệp này và họ cũng dành ngân sách hàng năm cho các dự án phát triển chiến lược ( khoảng 150 tỷ USD cho mỗi năm)

Biểu đồ 1.2. Đầu tư của Nhật Bản vào CN-ĐT của Thái Lan

Nguồn: Niên giám thống kê ngành điện tử thế giới 2011 - Chính sách phát triển: Trong suốt thập kỷ 70, Thái Lan đã sớm thực hiện các biện pháp khuyến khích xuất khẩu cho ngành điện và điện tử thông qua các chính sách về thuế. Ngay sau thỏa ước Plaza năm 1985, Thái Lan đã tập trung vào phát triển nguồn điện, xây dựng mạnh các khu công nghiệp và cơ sơ hạ tầng khác, đồng thời thực hiện tốt các luật cải cách như: luật liên quan đến tỷ lệ vốn góp nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh tự do của các nhà đầu tư. Động thái này đã lôi kéo được một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài gồm cả Nhật Bản và một số quốc gia khác cạnh tranh để đầu tư vào Thái Lan.

Những chính sách khuyến khích dành cho các nhà đầu tư nước ngoài được Ủy ban đầu tư (BOI) thực hiện theo phương châm nhằm đặt được sự cân bằng giữa các công ty trong nước và nước ngoài. Trước đây, Chính phủ hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư để tăng cường sự tham gia của thị trường trong nước trong việc xuất khẩu. Ngoài ra trong hệ thống chính sách này, Chính phủ còn điều chỉnh ưu đãi đầu tư theo từng vùng (phân làm 3 vùng) và mỗi vùng sẽ có tự có sự khuyến khích khác nhau để cạnh tranh thu hút đầu tư.

Khi thủ tướng Thaksin Shinawatra lên lãnh đạo, Chính phủ đã đăt ưu đãi và khuyến khích vào các dự án phát triển khoa học và công nghệ, phát triển R&D nhằm khuyến khích việc chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Thái Lan.

Viện Điện và Điện tử được thành lập năm 1998 đã có vai trò quan trọng trong việc phát triển CN-ĐT ở Thái Lan. Được thành lập bởi Bộ Công nghiệp và với tư cách là một cơ quan độc lập nhằm phục vụ lợi ích chung cho ngành điện và điện tử, đây được xem như một trong những hành động cụ thể của Thái Lan nhằm thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp.

- Tính liên kết trong công nghiệp hỗ trợ: Nếu như ở Malaysia, ngành CN-ĐT phát triển mạnh mẽ và gặt hái được nhiều thành công nhờ vào mối liên hệ kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất linh kiện và các nhà lắp ráp các sản phẩm điện tử của Nhật Bản. Thì ngược lại, hầu như các công ty ở Thái Lan không phụ thuộc vào nhau. Do có dân số đông hơn Malaysia nên Thái Lan có nhu cầu lớn về các sản phẩm linh kiện cho máy móc, chính vì vậy mà họ còn có trình độ công nghệ về máy móc gia công tương đối phát triển.

Ở Thái Lan, ngành công nghiệp hỗ trợ luôn được khuyến khích và là nhu cầu cấp bách khi mà đất nước này theo đuổi chiến lược hướng ra xuất khẩu. Trong những năm gần đây, khi các công ty ô tô của Nhật Bản bắt đầu xem Thái Lan như một trung tâm sản xuất ở khu vực ASEAN thì sự tập trung và phát triển của các nhà sản xuất linh kiện cũng bắt đầu diễn ra mạnh mẽ hơn. Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản phối hợp với Liên Đoàn Công nghiệp Thái Lan cùng sự giúp đỡ của Liên Đoàn các tổ chức kinh tế của Nhật Bản để tổ chức các khóa học đào tạo, hướng nghiệp cho các doanh nghiệp hàng năm như: thăm quan nhà máy đào tạo thực tế trong xưởng, xây dựng các bài giảng tập trung vào các tình huống… Chương trình này được đánh giá cao bởi tính thực hành và phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm phụ trợ của ngành CN-ĐT.

Hiện nay ngoài Nhật Bản, bốn nước sản xuất đồ điện gia dụng và có thị phần đáng kể trong khu vực Châu Á gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan. Thái Lan được coi là trung tâm xuất khẩu hàng gia dụng tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, máy giặt và thiết bị thông tin. Thái Lan đang dần thay thế Singapore trở thành một trung tâm chính sản xuất đĩa cứng máy tính trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 50 - 53)