Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 102 - 103)

Ngành CN-ĐT là một ngành khá quan trọng, là ngành có hàm lượng chất xám cao, nên cần có một đội ngũ nguồn nhân lực xứng tầm, vì vậy nguồn nhân lực phải đi trước một bước thì ngành điện tử mới có thể phát triển.

Mặc dù Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ nhưng trình độ học quản lý, tay nghề của người lao động lại còn thấp. Chính phủ cần có công tác rà soát và dự báo nhu cầu sử dụng nguồn lao động trong các ngành để chủ động trong công tác đào tạo đặc biệt là các ngành toán học, máy tính, chế tạo…Tại Việt Nam, điểm yếu của một số lĩnh vực trong ngành công nghiệp thường là thiếu tài chính, nguồn lực để mua trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên theo quan điểm của đa số các nhà đầu tư Nhật Bản thì nguồn nhân lực chất lượng cao quan trọng hơn nhiều so với máy móc công nghệ cao. Một công ty có đội ngũ lao động tốt nhưng máy móc công nghệ ở mức độ trung bình vẫn được đánh giá cao vượt trội so với một công ty có máy móc thương hiệu cao nhưng công nhân kém lành nghề. Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, lắp ráp đơn giản hoặc máy móc hoạt động thường xuyên sẽ không tạo ra khả năng cạnh tranh quốc tế vì bất cứ một quốc gia nào cũng có thể làm được điều đó. Các dạng kỹ năng của người lao động trong lĩnh vực điện tử được các chuyên gia Nhật Bản đánh giá cao gồm:

•Dòng các nhà lãnh đạo, người có thể quản lý và cải thiện được toàn bộ quá trình sản xuất một nhà máy

•Kỹ sư có kinh nghiệm trong việc thiết kế, sản xuất và điều chỉnh khuôn mẫu cho hoàn hảo.

•Công nhân lắp ráp trong sản xuất tự mình lắp ráp được một sản phẩm hoàn

chỉnh hoặc đề xuất các để cải thiện thiết kế các bộ phận riêng lẻ để quá trình lắp ráp có hiệu quả.

Một thực tế rằng hiện nay các doanh nghiệp điện tử của Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản chưa có bất kỳ khóa đào tạo nào về thiết kế sản phẩm điện tử và bản thân các trường Đại học ở Việt Nam cũng chưa có ngành này. Không những cần phải chú trọng trong công tác đào tạo mà chúng ta còn phải có chính sách thu hút nhân tài từ bên ngoài, có chính sách đãi ngộ riêng đối với các nhà khoa học trong và ngoài nước để tập trung nghiên cứu, chế tạo ra các sản phẩm mới.

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 102 - 103)