Một số kiến nghị nhằm phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam trong thờ

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 26 - 107)

trong thời gian tới

* Đối với hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA)

- Kết hợp với các ban ngành nhà nước đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong việc tìm kiếm thông tin các đối tác nước ngoài, xu hướng sản phẩm và thông tin công nghệ; tài trợ thanh toán hay hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

* Đối với Bộ kế hoạch và đầu tư

- Nhà nước cần đưa ra định hướng và chiến lược chung cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam như dòng sản phẩm, phương hướng sản xuất và thị trường riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp về mặt tài chính để họ có thể vay với lãi suất ưu đãi thông qua nguồn vốn ODA.

- Nhà nước cần có sự đầu tư đúng mức đối với ngành CN-ĐT ( chính sách thuế và nội địa hóa chưa hợp lý). Cần phải có quĩ đầu tư cho khoa học để nghiên cứu và phát triển, ứng dụng các sản phẩm mới; xây dựng các chiến lược trong công tác xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao,

* Đối với các Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam

- Cần phải xác định rõ những công đoạn nào, sản phẩm giá trị gia tăng nào mình có thể làm tốt. Trước mắt cần xác định đầu tư theo chiều sâu thay vì chiều rộng như hầu hết các doanh nghiệp đang làm, nên chọn một chuyên ngành và tập trung vào một lĩnh vực.

- Thứ hai là nên cùng phối hợp với VEIA và Bộ kế hoạch đầu tư trong việc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp ra ngoài thế giới, chủ động tìm kiếm đối tác đầu tư chiến lược, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản.

- Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải tập trung vào việc nghiên cứu và thiết kế, phát triển sản phẩm mới của riêng mình.

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài

Định hướng xây dựng một nền kinh tế công nghiệp hóa đã được Đảng và Nhà nước ta lựa chọn ngay từ những ngày đầu của quá trình đổi mới. Công nghiệp được coi là ngành chủ đạo trong nền kinh tế, muốn phát triển kinh tế phát triển thì chúng ta phải phát triển được ngành công nghiệp và ngược lại ngành công nghiệp chính là thước đo sự phát triển của một nền kinh tế.

Hơn 25 năm qua thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã mở cửa để tham gia hội nhập với nền kinh tế thế giới và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đi cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, nền công nghiệp của nước ta cơ bản đã có sự thay đổi rõ rệt. Tỷ trọng các mặt hàng công nghệ cao ngày càng chiếm ưu thế, các khu Công nghiệp ngày càng được mở rộng, năng suất lao động tăng cao. Tốc độ phát triển kinh tế chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc trong khu vực Châu Á.

Bên cạnh các thành tựu đã đạt được chúng ta cần nhìn nhận một cách khách quan về nền công nghiệp nước nhà: đó là một nền công nghiệp non trẻ với các nước trong khu vực và trên thế giới, cần phải mất rất nhiều năm nữa chúng ta mới có thể bắt kịp được họ.

Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, ngày công nghiệp điện tử được xem như là phương pháp tốt để các nước đang phát triển như Việt Nam có thể lựa chọn theo đuổi để đi tắt đón đầu công nghệ và phát triển nền kinh tế. Nhìn lại trong quá khứ khi mà nền kinh tế của Malaysia, Singapore, Hàn Quốc... đã rất thành công khi đi theo hướng phát triển này nhờ vào việc tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nên tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sẽ rất lớn, việc chuyển giao công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến cũng kéo theo sự phát triển của các ngành khác trong cơ cấu nền kinh tế như nông nghiệp, dịch vụ, giao thông..., nguồn thu ngoại tệ lớn cũng là yếu tố quan trọng làm cân bằng cán cân thanh toán.

ngoài hấp dẫn trong khu vực, chúng ta đã được đánh giá là thành công trong việc phát triển kinh tế dựa vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong các năm gần đây các nhà đầu tư Nhật Bản luôn dẫn đầu không chỉ về lượng vốn đăng ký, vốn thực hiện mà còn cà về số lượng các dự án. Nhật Bản là một trong những nước có nền công nghiệp rất phát triển, nơi mà đa số các công nghệ nguồn của thế giới được sản sinh. Vì vậy, việc thu hút nguồn vốn FDI từ Nhật Bản đóng một và trò quan trọng và cũng là định hướng cho phát triển ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế việc thu hút và thực hiện đầu tư của Nhật Bản ở Việt Nam còn nhiều bất cập và chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Nguồn nhân lực có tay nghề cao không nhiều, chính sách của chính phủ vẫn chưa ổn định hay cơ sở hạ tầng còn yếu kém (đặc biệt giao thông) chưa phát triển... là những yếu tố chính hạn chế nguồn FDI từ Nhật Bản.

Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào công

nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2020 được chọn làm luận văn thạc sỹ kinh tế.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Việc thu hút đầu tư trực tiếp FDI từ Nhật Bản và phát triển công nghiệp điện tử ở Việt Nam là vấn đề được quan tâm và đã có rất nhiều các nghiên cứu –báo cáo được thực hiện.

Luận văn Tiến Sỹ kinh tế trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2010 của

Trần Quang Dũng với đề tài “Chất lượng tăng trưởng Công nghiệp điện tử Việt

Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” cũng đã có những nghiên cứu chuyên sâu về tăng trưởng của ngành CN-ĐT Việt nam. Bên cạnh các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành CN-ĐT trong thời gian tới, tác giả cũng nhấn mạnh đến tính cấp thiết phải phát triển ngành CN-ĐT và đề xuất các dòng sản phẩm Việt Nam cần tập trung phát triển trong thời gian tới. Luận án là một cách tiếp cận mới với những phân tích khá đầy đủ về tăng trưởng của ngành CN-ĐT Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Luận văn thạc sỹ của Vũ Thúy Anh (2010) – Khoa Kinh tế, Đại học Quốc

gia Hà Nội “Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở Việt Nam”. Luận văn đã đi vào phân

tích thực trạng và những nhân tố thúc đẩy nguồn vốn FDI của Nhật Bản ở Việt Nam trong thời gian qua (giai đoạn từ 1996-2010). Từ đó tác giả đề ra các nhóm giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn này vào nước ta trong thời gian tới.

Nghiên cứu của tác giả Yuri Sadoi (2008) về “Japanese skill and knowledge transfer – the case of exporting high-precision production technology to China and Vietnam”. Trong đó, tác giả phân tích tình hình về việc chuyển giao công nghệ cao, kỹ năng sản xuất của Nhật Bản sang Trung Quốc và Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra được sự khác biệt và đưa ra bài học kinh nghiệm cho mỗi nước trong việc ứng dụng các kỹ năng/công nghệ này để thu hút được nguồn vốn đầu tư của Nhật Bản.

Trong số các công trình nghiên cứu có liên quan còn phải kể đến một số

nghiên cứu và giáo trình chuyên biệt như: TS Lê Xuân Bá (2006) “Tác động cuả

đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam” hay “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” của Trần Xuân Tùng (2005) và cuốn “ Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tại Việt Nam” của PGS.TS Đỗ Đức Bình (2005).

Nhìn chung hầu hết trong các nghiên cứu trên là cách nhìn tổng quan về ngành CN-ĐT và nguồn vốn FDI của Nhật Bản vào Việt nam trong thời gian vừa qua mà chưa có một phân tích chuyên sâu nào về đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp điện tử và làm thế nào để có thể thu hút được nguồn FDI của Nhật Bản vào phát triển công nghiệp điện tử của Việt Nam trong tương lai.

3. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng về nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản trong ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra các nhóm giải pháp nhằm thu hút được nguồn vốn này từ nay đến năm 2020.

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về ngành công nghiệp điện tử và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó, luận văn đưa ra một số kinh nghiệm trong việc thu hút FDI từ Nhật Bản trong ngành CN-ĐT ở một số nước trên thế giới để làm nền tảng cho việc phân tích và đánh giá thực trạng ở chương 2.

Phân tích thực trạng ngành CN-ĐT Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt nam trong lĩnh vực CN-ĐT trong thời gian qua, trên cơ sở đó nêu rõ hạn chế và thành công của hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản trong ngành CN-ĐT.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút FDI của Nhật Bản trong lĩnh vực CN-ĐT và từ đó luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển ngành CN-ĐT Việt Nam trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về ngành công nghệ điện tử Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào ngành công nghiệp điện tử Việt Nam như: qui mô dự án đầu tư, địa bàn đầu tư, các sản phẩm điện tử được sản xuất…

- Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào công nghiệp điện tử Việt Nam

Phạm vi thời gian: Luận văn sẽ đi vào phân tích sâu tình hình đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào công nghiệp điện tử Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2010, đây là giai đoạn mà nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam mạnh mẽ nhất. Từ đó luận văn đưa ra các giải pháp thu hút nguồn vốn này trong lĩnh vực CN-ĐT từ nay đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử: Việc nghiên cứu nguồn vốn FDI của Nhật Bản vào lĩnh vực CN-ĐT ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2000 cho đến nay và tập trung sâu vào giai đoạn 2006- 2010, trong mối liên hệ cả về không gian và thời gian trong điều kiện Việt Nam gia nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp phân tích, so sánh các số liệu từ các nguồn tài liệu để phân tích được thực trạng nguồn FDI Nhật Bản vào CN-ĐT Việt Nam.

Thông tin, dữ liệu được thu thập từ các nguồn:

(1) Báo cáo kết quả kinh doanh của một số công ty Nhật Bản:Canon, Panasonic,…

(2) Phân tích của các chuyên gia về công nghiệp điện tử Việt Nam.

(3) Tài liệu về đánh giá FDI Việt Nam trên internet, luận văn tham khảo và các tạp chí kinh tế.

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài Lời mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 03 chương :

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành

công nghiệp điện tử.

Chương 2: Tình hình đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào công nghiệp điện tử

Việt Nam

Chương 3: Phương hướng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ

1.1. Một số vấn đề chung về công nghiệp điện tử và vai trò của FDI Nhật Bản đối với công nghiệp điện tử Việt Nam

1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp điện tử

1.1.1.1. Đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử

Các ngành công nghiệp điện tử trên toàn thế giới là khu vực phát triển nhất và rất đa dạng, tốc độ phát triển của khu vực này đi kèm với sự phát triển nhanh chóng công nghệ thế giới. Nó là sự tổng quát bao gồm các nhà sản xuất, nhà cung cấp thiết bị, các thành phần phụ trợ (như linh kiện điện tử, máy tính, thiết bị văn phòng, thiết bị điện tử viễn thông, các thiết bị tiêu dùng và công nghiệp), các vật liệu điện tử cho đến các nhà bán buôn bán lẻ các sản phẩm điện tử.

* Linh kiện điện tử: Bao gồm các thành phần khác nhau tham gia vào việc thiết kế, sản xuất, hỗ trợ bán hàng và phân phối rộng rãi của các thành phần điện tử như: Bu lông, kẹp, ốc vít, đinh tán, bán dẫn, mạch tích hợp, vi xử lý… Hiện tại, Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, Trugn Quốc, Đài Loan và Hồng Kong là những thị trường hàng đầu trên thế giới cho các thành phần của linh kiện điện tử. Ngành bán dẫn là khu vực lớn nhất và có lợi nhuận cao. Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu có giá trị khoảng 248 tỷ USD, trong đó Trung Quốc chiếm tới 63 tỷ USD. Bên cạnh Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản là những nước sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới.

* Công nghiệp máy tính và thiết bị văn phòng: Bao gồm các cơ sở khác nhau trong việc sản xuất, cung cấp các loại phần cứng máy tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị tự động hóa văn phòng. Hiện nay, Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu chiếm vị trí hàng đầu trong sản xuất máy tính và thiết bị văn phòng. Riêng ngành công nghiệp máy tính và thiết bị văn phòng của Mỹ hiện chiếm hơn 10.000 công ty với tổng doanh thu hàng năm lên tới 180 tỷ USD.

* Điện tử tiêu dùng: bao gồm qui trình từ thiết kế, sản xuất, tiếp thị, phân phối các thiết bị gia dụng, sản phẩm âm thanh, video và thiết bị chơi game. Một số sản phẩm điện tử tiêu dùng như: Tivi, LCD, dàn âm thanh, máy quay, máy nghe đĩa CD, radio, máy ảnh, thiết bị không dây và các thiết bị nhà bếp…Ngành công nghiệp này có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc trong những năm gần đây.

Ngành CN-ĐT ngày nay được dùng làm thước đo về sự phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới bởi tốc độ tăng trưởng của ngành CN-ĐT là sự tăng trưởng thực chất và mạnh mẽ nhất qua các thập kỷ. Ngành công nghiệp này đưa các nước đến trung tâm của sự phát triển và định hướng sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Ngành CN-ĐT đã xuất hiện trong thế kỷ 20 và hiện nay đã trở thành một ngành công nghiệp toàn cầu có giá trị hàng trăm tỷ đô la.

1.1.1.2. Đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp điện tử

Đặc trưng của ngành công nghiệp điện tử là rất phân tán, đa dạng, sản phẩm bao gồm các thành phần phụ trợ như linh kiện điện tử, máy tính và các thiết bị văn phòng, viễn thông, hàng gia dụng và máy móc trong ngành CN-ĐT. Sản phẩm của ngành CN-ĐT là kết quả của việc tích hợp thành tựu khoa học của nhiều lĩnh vực công nghệ cao, cấu trúc sản phẩm khá phức tạp đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều ngành công nghiệp nhằm đáp ứng tính đa dạng của công nghệ và các yếu tố đầu vào. Do vậy, đa phần các dự án trong lĩnh vực này thường là các dự án đầu tư có nguồn vốn đầu tư lớn với công nghệ sản xuất hiện đại.

Một trong những đặc điểm cở bản của ngành CN-ĐT thế giới là tính chuyên

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (Trang 26 - 107)