Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong một số

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản hà nam (Trang 41 - 46)

1.3.1 .Nhân tố chủ quan

2.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm sản xuất kinh doanh

2.1.3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong một số

năm trở lại đây

Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng của mỗi doanh nghiệp.

Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong hai năm 2013, 2012 được trình bày ở Bảng 2.1.

BẢNG 2.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2012, 2013

STT Chỉ tiêu Đơnvị tính Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ(%) 1 VKD bình quân Đồng 173,471,051,634 201,820,649,228 (28,349,597,594) -14.05 2 Doanh thu thuần bán hang Đồng 395,087,699,397 366,650,711,657 28,436,987,740 7.76 3 Giá vốn hàng bán Đồng 347,087,699,114 325,329,054,247 21,758,644,867 6.69 4 Tỷ suất GVHB trên DTT từ bán hàng (4) = (3) / (2) % 87.85 88.73 -0.88 -0.99 5 EBIT Đồng 12,271,114,103 13,988,605,278 (1,717,491,175) -12.28 6 Lợi nhuận trước thuế TNDN Đồng 7,724,929,103 5,648,680,578 2,076,248,525 36.76 7 Thuế TNDN phải nộp Đồng 747,822,243 654,740,510 93,081,733 14.22 8 Lợi nhuận sauthuế TNDN Đồng 6,977,106,860 4,993,940,058 1,983,166,802 39.71

Qua Bảng 2.1 ta thấy: so với năm 2012, năm 2013 doanh thu thuần từ bán hàng của Công ty tăng 28.436.987.740 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 7,76%. Điều này cho thấy trước mắt đây là một tin đáng mừng cho doanh nghiệp vì trong thời kỳ kinh tế chưa phục hồi năm 2013 nhưng doanh nghiệp vẫn tăng được doanh thu ở mức đáng kể như vậy.

Bên cạnh đó, Giá vốn hàng bán của Công ty năm 2013 là 347.087.699.114 đồng, tăng 21.758.644.867 đồng so với năm 2012 (tương ứng với tỷ lệ tăng 6,96%). Từ đó cho thấy doanh thu có tốc độ tăng lớn hớn

tốc độ tăng của giá vốn hàng bán, cho thấy cơng ty đã có cơng tác quản trị tốt, làm giảm chi phí, đây là nhân tố làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên.

So với năm 2012 thì năm 2013 EBIT giảm 1.717.491.175 đồng ứng với tỉ lệ giảm là 12,28% nhưng đây là điều đáng mừng cho doanh nghiệp vì dù EBIT giảm nhưng EBT của doanh nghiệp lại tăng đáng kể, so với năm 2012 thì năm 2013 EBT tăng 2.076.248.525 đồng ứng với tỉ lệ là 36.76%. Nguyên nhân của việc này là do năm 2012 là năm mà chi phí lãi vay rất lớn, làm đẩy EBIT lên cao. Năm 2013 Doanh nghiệp đã giảm được chi phí lãi vay làm cho EBT tăng lên, đây là nhân tố làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên từ 4.993.940.068 đồng năm 2012 lên 6.977.106.860 đồng năm 2013 tỉ lệ tăng là khá cao 39.71%.

Năm 2013 là năm mà nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng, nhưng nền kinh tế vẫn chưa trở về ổn định, vậy mà doanh nghiệp vẫn tăng được lợi nhuận, cho thấy doanh nghiệp đã có cơng tác qn lý tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Đây là điều đáng mừng cho doanh nghiệp, doanh nghiệp nên duy trì và phát triển hơn nữa những thành quả này, bên cạch đó cần có cơng tác quản trị vốn tốt tránh lãng phí thất thốt vốn để lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên nữa.

Đi sâu phân tích tình hình tài chính chủ yếu của Cơng ty năm 2013 ta sẽ thấy đc sự biến động của tài sản và nguồn vơn của Công ty.

BẢNG 2.2: SỰ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY NĂM 2013

Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền (đồng) Tỷ Trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) A. Tổng vốn kinh doanh 164,976,492,629 100.00 181,965,610,638 100.00 (16,989,118,009) -9.34 I. Vốn cố định 57,294,401,489 34.73 56,683,115,299 31.15 611,286,190 1.08 II. Vốn lưu động 107,682,091,140 65.27 125,282,495,339 68.85 (17,600,404,199) -14.05 B. Tổng nguồn vốn 164,976,492,629 100.00 181,965,610,638 100.00 (16,989,118,009) -9.34 I. Nợ phải trả 110,100,790,259 66.74 133,895,608,267 73.58 (23,794,818,008) -17.77 1. Nợ ngắn hạn 105,854,315,210 96.14 125,099,133,218 93.43 (19,244,818,008) -15.38 2. Nợ dài hạn 4,246,475,049 3.86 8,796,475,049 6.57 (4,550,000,000) -51.73 II. Vốn chủ sở hữu 54,875,702,370 33.26 48,070,002,371 26.42 6,805,699,999 14.16

Căn cứ vào Bảng 2.2, ta có thể nhận định một cách khái qt thì tình hình tài chính của Cơng ty trong năm 2013 như sau:

Cuối năm 2013, Tổng tài sản của Công ty đang quản lý và sử dụng là 164.976.492.629 đồng, trong đó Tài sản ngắn hạn là 107.682.091.140 đồng chiếm tỷ trọng 65,27%, Tài sản dài hạn là 57.294.401.489 đồng chiếm tỷ trọng 34,73%. Như vậy so với đầu năm 2013, Tổng tài sản

giảm16.989.118.009 đồng, với tỷ lệ là 9,34% (Tài sản ngắn hạn giảm17.600.104.199 đồng và Tài sản dài hạn tăng 651.286.190 đồng). Điều đó thể hiện quy mơ về vốn của Công ty giảm nhẹ. Hiện nay khi nền kinh tế vẫn chưa hồn tồn phục hồi thì việc giảm quy mơ để tập trung phát triển tốt việc sản xuất kinh doanh cũng là một điều tốt cho doanh nghiệp.

Về cơ cấu tài sản: Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty ở hai thời điểm đầu và cuối năm 2013 lần lượt là 68,85% và 65,27%, lớn hơn so với tỷ trọng Tài sản dài hạn. Điều này là hồn tồn phù hợp vì Cơng ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất đá vật liệu xây dựng và túi nên phải có khối lượng hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu dự trữ rất lớn. Nhưng doanh nghiệp cũng cần xem xét đến việc quản lý tốt tài sản ngắn hạn để sử dụng một cách có hiệu quả nhất.

Về cơ cấu nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của Công ty trong kỳ giảm16.989.118.009đồng,với tỷlệ là 9,34% trong đó: Vốn chủ sở hữu tăng 6.805.699.999 đồng với tỷ lệ tăng 14.16% và Nợ phải trả giảm 23.794.818.088 đồng với tỷ lệ giảm 17,17%. Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu đầu năm là 26,42% , cuối năm là 33,26% tăng 6,84%. Điều đó cho thấy mặc dù Cơng ty sử dụng khá nhiều vốn vay nhưng chính sách tài trợ của Cơng ty lại đang dần nghiêng về xu hướng sử dụng nguồn vốn của bản thân. Bên cạnh đó, Nợ ngắn hạn cuối năm so với đầu năm cũng giảm 19.224.818.008 đồng với tỷ lệ giảm 17,77% và đặc biệt, Cơng ty khơng có các khoản nợ q hạn thanh toán cho thấytrong năm 2013 Cơng ty đã chú ý đến cơng tác thanh tốn các khoản nợ, giữ vững chữ tín với các nhà tín dụng. Đó là 1 tín hiệu tốt làm tăng thêm uy tín và mức độ tự chủ về mặt tài chính cho Công ty.

+ Thành cơng, kết quả đạt được

Trong những năm gần đây, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng công ty vẫn luôn hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi. Cơng ty ln đảm bảo mức độ an tồn về khả năng thanh tốn, có thể nói đây là sự tăng trưởng bền vững.

+ Hạn chế, tồn tại

Quy mô hoạt động chưa được mở rộng, Công ty cần chú trọng hơn vào việc sử dụng lợi nhuận đạt được để tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản hà nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)