Tình hình quản lý vốn bằng tiền

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản hà nam (Trang 63 - 68)

1.3.1 .Nhân tố chủ quan

2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu

2.2.2.3. Tình hình quản lý vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền có vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện kịp thời các nhu cầu chi tiêu như: tạm ứng, mua sắm ngun vật liệu, hàng hóa, thanh tốn các khoản chi phí… Đồng thời nó đáp ứng được khả năng thanh toán nhanh, đảm bảo sự an tồn tài chính trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nó lại là khoản vốn có mức sinh lời thấp, dễ gây ứ đọng nếu dự trữ khơng hợp lý. Vì vậy việc tính tốn xác định xem lượng dự trữ vốn bằng tiền cần thiết là bao nhiêu khơng hề đơn giản.

Tình hình quản lý vốn bằng tiền của Công ty thể hiện ở Bảng 2.6:

BẢNG 2.6: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN BẰNG TIỀN CỦA CÔNG TY NĂM 2013

STT Chỉ tiêu

Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch

Số tiền(đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền(đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền (đồng)

Tỷ trọng

(%)

Tỷ lệ (%)

1 Tiền mặt tại quỹ 200,533,344 6.40 318,490,592 6.68 (117,957,248) -0.29 -37.04 2 Tiền gửi ngân

hàng 2,935,068,267 93.60 4,445,877,368 93.32 (1,510,809,101) 0.29 -33.98

3 Cộng 3,135,601,611 4,764,367,960 (1,628,766,349) -34.19

Từ số liệu có được ta thấy: Tổng số vốn bằng tiền của Công ty tại thời điểm cuối năm 2013 là 3.135.601.811 đồng, giảm 1.691.766.199 đồng so với đầu năm 2013, tương ứng với tỷ lệ giảm 35,05%.

Trong đó:

Tiền mặt tại quỹ ở thời điểm đầu năm 2013 là 318.490.542 đồng, chiếm tỷ trọng 6,68%, tại thời điểm cuối năm 2013 là 200.533.344 đồng, chiếm tỷ trọng 6,40% ( giảm 117.957.248 đồng so với thời điểm đầu năm 2013, tương ứng với tỷ lệ giảm 37,04%)

Tiền gửi ngân hàng tại thời điểm đầu năm 2013 là 4.445.877.368 đồng, chiếm tỷ trọng 93,32%, tại thời điểm cuối năm 2013 là 2.935.068.267 đồng, chiếm tỷ trọng 93,60% ( giảm 1.510.809.101 đồng so với thời điểm đầu năm 2013, tương ứng với tỷ lệ giảm 33,98%).

Như vậy cơ cấu vốn bằng tiền của Cơng ty có sự thay đổi nhẹ. Tiền gửi ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền.Nhắm mục đích đảm bảo sự an tồn, Cơng ty thực hiện bán hàng chủ yếu qua chuyển khoản tại các ngân hàng dẫn đến tỷ trọng tiền gửi ngân hàng trong vốn bằng tiền cao.

Bên cạnh đó, việc tập trung vốn bằng tiền vào tiền gửi ngân hàng cũng mang lại nhiều lợi ích cho Cơng ty:

Thứ nhất, sử dụng thanh tốn qua ngân hàng khơng những giúp Cơng ty đảm bảo khả năng thanh toán mà cịn giúp Cơng ty tạo được mối quan hệ tốt với ngân hàng, tạo thuận lợi cho việc vay vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, hơn nữa Công ty lại thu được một khoản lãi từ khoản tiền gửi này.

Thứ hai, việc thanh toán qua hệ thống tài khoản ngân hàng hiện nay rất phổ biến, giúp Công ty khắc phục được những hạn chế của việc dự trữ tiền mặt quá lớn - đó là chi phí sử dụng vốn cao do tình trạng vốn tạm thời nhàn rỗi không sinh lời làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ ba, sử dụng thanh toán qua ngân hàng giúp Cơng ty thực hiện giao dịch nhanh chóng, an tồn, giảm thiểu thời gian và thủ tục.

Nhận thấy những lợi ích trên, trong năm qua Cơng ty đã tăng nhanh tỷ trọng tiền gửi ngân hàng và hiện đang mở tài khoản giao dịch tại nhiều Ngân hàng trên Thành phố Hà Nội cũng như Thành phố Phủ Lý-Hà Nam.

Do tính thanh khoản cao nên dự trữ vốn tiền mặt luôn ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán, đặc biệt là trong nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Sau đây ta xem xét khả năng thanh tốn của Cơng ty thơng qua Bảng 2.7.

BẢNG 2.7: HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TỐN CỦA CƠNG TY

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính Cuối năm 2013 Đầu năm 2013

Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 Tài sản ngắn hạn Đồng 107,682,091,14 0 125,282,495,339 - 17,600,404,199 -14.05 2

Tiền và các khoản tương

đương tiền Đồng 3,135,601,811 4,827,367,960 -1,691,766,149 -35.05 3 Hàng tồn kho Đồng 39,239,993,539 46,512,141,750 -7,272,148,211 -15.63 4 Nợ ngắn hạn Đồng 105,854,315,21 0 125,099,133,218 - 19,244,818,008 -15.38 5 Hệ số khả năng thanh

toán hiện thời (5) = (1)/(4) Lần 1.017 1.001 0.016 1.58

6 Hệ số thanh toán nhanh(6) = ((1) – (3)) / (4) Lần 0.647 0.63 0.017 2.68 7 Hệ số thanh toán tức thời(7) = (2) / (4) Lần 0.03 0.039 -0.009 -23.24

Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch

8 Lợi nhuận trước lãi vayvà thuế Đồng 12,271,114,103 13,988,605,278 -1,717,491,175 -12.28 9

Số tiền lãi vay phải trả

trong kỳ Đồng 4,546,185,000 8,339,924,700 -3,793,739,700 -45.49 10

Hệ số thanh toán lãi

vay(10) = (8) / (9) Lần 2.699 1.677 1.022 60.93

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Hệ số này phản ánh khả năng

chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty.

Tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoảng sản Hà Nam, hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Công ty đầu năm 2013 là 1,001 lần. Đến cuối

năm 2013 hệ số này là 1,017 tăng 0,116 lần, tương ứng với tỷ lệ tăng 1,58%. Việc tăng lên của hệ số khả năng thanh toán hiện thời chủ yếu là do cả Nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn đều giảm nhưng tốc độ giảm của Tài sản ngăn hạn (14,05%) nhỏ hơn tốc độ giảm của Nợ ngắn hạn (15,38%). Như vậy tại cả hai thời điểm, hệ số thanh tốn hiện thời của Cơng ty đều lớn hơn 1, chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của Công tytương đối tốt.

Hệ số khả năng thanh tốn nhanh: để xem xét chính xác hơn khả năng

thanh toán của doanh nghiệp, người ta dùng chỉ tiêu này (trong đó việc tính tốn đã loại bỏ khoản mục hàng tồn kho được coi là loại tài sản khó chuyển đổi thành tiền nhất).

Thời điểm đầu năm 2013 hệ số khả năng thanh tốn nhanh của Cơng ty là 0,630 lần, đến cuối năm 2013 hệ số này là 0,647 lần, tăng 0,017 lần với tỷ lệ tăng thêm 2,68%. Ta thấy hệ số thanh toán nhanh của Cơng ty tuy cịn hơi thấp nhưng đã có sự biến động tích cực, Cơng ty đã rất nỗ lực trong việc cải thiện khả năng thanh tốn, đảm bảo có khả năng thanh toán tốt nhất.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Trên thực tế thì các khoản phải thu

và hàng tồn kho cũng khó chuyển đổi thành tiền mặt tại đúng thời điểm doanh nghiệp cần để chi tiêu, thanh tốn. Để đánh giá sát hơn nữa về tình hình tài chính của Cơng ty, ta xem xét đến hệ số khả năng thanh toán tức thời, đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn mà không cần dùng tới các khoản phải thu và hàng tồn kho. Tuỳ từng thời điểm và tuỳ từng doanh nghiệp mà hệ số này có thể cao hay thấp.

Tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoảng sản Hà Nam, hệ số này còn khá thấp. Tại thời điểm cuối năm 2013 hệ số này là 0,030 (lần) tức là Cơng ty chỉ có khả năng thanh tốn ngay được 0,030 nợ ngắn hạn, giảm 0,009 lần so với đầu năm, tương ứng với tỷ lệ giảm 23,24%. Sở dĩ hệ số này giảm là do sự giảm đi của lượng vốn bằng tiền và tương đương tiền (giảm

1.691.776.149 đồng với tỷ lệ giảm 35,05%) nhanh hơn sự giảm đi của Nợ ngắn hạn. Tuy hệ số này nhỏ hơn 1 nhưng doanh nghiệp cũng không thể hiện được khả năng thanh tốn của doanh nghiệp vì khơng phải khoản nợ nào cũng là khoản nợ cần phải thanh toán ngay lập tức.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số này cho biết khả năng thanh

toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ.

Đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoảng sản Hà Nam, hệ số này năm 2013 có biến động nhiều so với năm 2012. Nhìn vào Bảng 2.7 ta thấy hệ số khả năng thanh tốn lãi vay của Cơng ty năm 2013 là 2,699lần tăng 1,022 lần so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng 60,93%. Nguyên nhân là do cả Lợi nhuận trước lãi vay và thuế và Lãi vay phải trả đều giảm nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận trước lãi vay và thuế (12,28%) nhỏ hơn tốc độ giảm của Lãi vay phải trả (45,49%). Năm 2013 Công ty đã giảm được số lãi vay phải trả đi rất nhiều làm cho khả năng thanh tốn lãi vay của cơng ty được cải thiện đáng kể, cả 2 năm 2013 và 2012 hệ số này đều lướn hơn 1 cho thấy lúc nào công ty cũng sẵn sàng trả lãi vay cho chủ nợ, giúp chủ nợ yên tâm trong việc thanh tốn của cơng ty, giúp cơng ty giảm được chi phí lãi vay do tỉ suất sinh lời địi hỏi của chủ nợ giảm.

Qua phân tích ở trên ta thấy rằng: Cơng ty có cơ cấu vốn bằng tiền với

tỷ trọng chủ yếu nghiêng về tiền gửi ngân hàng. Đây là một cơ cấu hợp lý cả về lý luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh của Công ty. Các hệ số khả năng thanh tốn của Cơng ty mặc dù chưa cao lắm nhưng Cơng ty vẫn có khả năng đảm bảo chi trả các khoản nợ ngắn hạn và hơn nữa qua các năm các hệ số này đều được cải thiện. Trên thực tế, Công ty không phát sinh những khoản nợ quá hạn đối với các nhà tài trợ. Công ty ln giữ vững được uy tín và duy trì kỷ luật thanh tốn. Mặc dù vậy, việc duy trì các hệ số khả năng thanh tốn cũng phải

quan tâm tới hiêu quả sử dụng vốn. So với mặt bằng chung của ngành, Cơng ty xuất nhập khẩu Khống sản Hà nam có hệ số thanh tốn thấp hơn nhưng nhìn chung doanh nghiệp vẫn có khả năng đảm bảo thanh tốn các khoản nợ và giữ được uy tín đối với các nhà cho vay.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản hà nam (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)