Tình hình quản lý vốn tồn kho dữ trữ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản hà nam (Trang 68 - 72)

1.3.1 .Nhân tố chủ quan

2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu

2.2.2.4. Tình hình quản lý vốn tồn kho dữ trữ

Quản lý hàng tồn kho cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản trị VLĐ. Một mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý không những đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra ổn định, liên tục mà cịn giúp tối thiểu hóa được chi phí dự trữ, chi phí bảo quản, bảo hiểm, các rủi ro vì sự giảm chất lượng ngun liệu, vật liệu hàng hóa. Ngồi ra, xây dựng kết cấu hàng tồn kho cũng cần phải đảm bảo phù hợp tình hình thị trường đầu ra, đầu vào, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu quản lý tốt những mặt vừa kể trên sẽ là điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm VLĐ.

Tình hình quản lý hàng tồn kho của Cơng ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoảng sản Hà Nam được thể hiện qua Bảng 2.8

BẢNG 2.8: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG HÀNG TỒN KHO CUA CÔNG TY NĂM 2013

STT Chỉ tiêu

Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền(đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền(đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền(đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ(%) 1 Nguyênvật liệu 24,551,651,933 62.57 20,073,253,177 43.16 4,478,398,756 19.41 22.31 2 Công cụdụng cụ 2,108,009,905 5.37 1,531,719,657 3.29 576,290,248 2.08 37.62 3 SXKD dởChi phí dang 7,876,529,657 20.07 11,184,644,984 24.05 (3,308,115,327) -3.97 -29.58 4 Thànhphẩm 4,701,514,816 11.98 13,693,619,237 29.44 (8,992,104,421) -17.46 -65.67 5 Hàng hóa 2,287,228 0.01 28,904,695 0.06 (26,617,467) -0.06 -92.09 Tổng cộng 39,239,993,539 100.00 46,512,141,750 100.00 (7,272,148,211) 0.00 -15.63

Ta thấy: lượng hàng tồn kho đầu năm 2013 có tổng trị giá là 46.512.141.750đồng và cuối năm 2013 là 39.239.993.539 đồng =>lượng hàng tồn kho giảm7.272.148.211 đồng, tương ứng với tỷ lệ 15,63%. Hàng tồn kho giảm chủ yếu là do thành phẩm và chi phí SX KD dở dang giảm mạnh (Thành phầm giảm8.992.104.421 đồng với tỷ lệ 65,67%, chi phí SX KD dở dang giảm 3.308.115.327 đồng với tỷ lệ 29,58%). Để có thể đánh giá chính xác xem đây là nhược điểm của Cơng ty hay không ta đi xem xét sự biến động của từng bộ phận cấu thành nên nó:

- Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Hàng tồn kho là khoản mục Nguyên vật liệu. Tại thời điểm đầu năm 2013, giá trị nguyên vật liệu tồn kho của Công ty là 20.073.253.177 đồng (chiếm tỷ trọng 43.16%), đến cuối năm 2013 khối lượng nguyên vật liệu tăng lên 24.551.651.933 đồng (chiếm tỷ trọng 62,57 %). Như vậy, so sánh cuối năm 2013 với đầu năm 2013, giá trị hàng hóa tồn kho đã tăng 4.478.398756 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 22,31%. Việc tăng như thế này là

hết sức hợp lý bởi vì doanh nghiệp cẫn dự trữ nguyên vật liệu để tránh sự biến động của thị trường và đáp ứng sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu hàng tồn kho của Công ty năm 2013

Đơn vị tính: đồng

Ngun vật

liệu Cơng cụ dụng cụ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Thành phẩm Hàng hóa - 5,000,000,000 10,000,000,000 15,000,000,000 20,000,000,000 25,000,000,000 30,000,000,000 Cuối năm 2013 Đầu năm 2013

- Thành phẩm là khoản mục chiềm tỷ trọng lớn thứ hai trong Hàng tồn kho. Và việc Hàng tồn kho giảm cũng chủ yếu do khoản mục này giảm mạnh. Cuối năm 2013, giá trị thành phẩm tồn kho là 13.693.619.237đồng, giảm 8.922.104.421 đồng so với cuối năm 2012, ứng với tỷ lệ giảm là 92,09%. Trong tình hình kinh tế đang khó khăn như hiện này thì việc doanh nghiệp giảm thiểu được lượng thành phẩm bị ứ đọng so với đầu năm là điều rất đáng mừng.

- Chiếm tỷ trọng thứ ba trong khoản mục hàng tồn kho chính là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cuối năm 2013 giá trị chi phí SXKD dở dang là 11.184.644.984 đồng chiếm tỷ trọng 24,05%, giảm3.308.115.327 đồng tương ứng vơi tỷ lệ giảm29,58%.

- Hai khoản mục chiếm tỷ trọng thấp nhất trong Hàng tồn kho là Cơng cụ dụng cụ và Hàng hóa.

+ Cơng cụ dụng cụ tăng khá nhanh trong năm 2013, cụ thể: đầu năm 2013, giá trị Công cụ dụng cụ của Công ty là 1.531.719.657 đồng; đến cuối

năm 2013 đã tăng thêm 567.290.248 đồng và đạt 2.108.009.905 đồng với tỷ lệ tăng 37,62%.

+ Cuối cũng là Hàng hóa, tỉ trọng của khoản mục này trong Hàng tồn kho rất nhỏ (đầu năm chiếm 0,06% cuối năm giảm mạnh chỉ chiểm 0,01%)

Như vậy, với cơ cấu và sự biến động của hàng tồn kho như trên là phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của Công ty. Tuy nhiên, để thấy rõ điều đó có đem lại hiệu quả trong quản lý hàng tồn kho hay không, ta xem xét thêm một số chỉ tiêu về hiệu suất quản lý hàng tồn kho qua Bảng 2.9.

BẢNG 2.9: HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO

STT Chỉ tiêu Đơn vịtính Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch

Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 Giá vốn hàng bán Đồng 347,087,699,114 325,329,054,247 21,758,644,867 6.69% 2 Hàng tồn kho bình quân Đồng 42,876,067,645 56,302,861,731 (13,426,794,086) -23.85% 3 Vòng quay HTK Vòng 8.095 5.778 2.317 40.10% (3) = (1) / (2) 4 Kỳ luân chuyển Hàng tồn kho (4) = 360 / (3) Ngày 44.47 62.30 -17.83 -28.62%

Qua Bảng 2.9 ta thấy: Vòng quay Hàng tồn kho năm 2013 tăng so với năm 2021 kéo theo kỳ luân chuyển Hàng tồn kho giảm xuống. Năm 2012 số vòng quay Hàng tồn kho là 5,778 vòng, kỳ luân chuyển hàng tồn kho là 62,30 ngày, sang năm 2013, số vòng quay hàng tồn kho là 8,095 vòng, kỳ luân chuyển hàng tồn kho là 44,47 ngày. Điều này là do hàng tồn kho bình qn năm 2013giảm cịn giá vốn hàng bán lại tăng, vì vậy đã làm cho tốc độ quay của hàng tồn kho tăng lên. Như vậy, nhìn chung cơng tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp đã có sự cải thiện theo chiều hướng tốt, cần tiếp tục phát huy.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản hà nam (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)