Tăng cường quản lý nợ phải thu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản hà nam (Trang 91 - 92)

1.3.1 .Nhân tố chủ quan

3.2. Các giải pháp tăng cường quản tri Vốn lưu động tại Công ty Cổ phần

3.2.4. Tăng cường quản lý nợ phải thu

Nợ phải thu của công ty đang bị chiếm dụng với số lượng lớn, trong đó chủ yếu là nợ phải thu của khách hàng và trả trước người bán, đồng thời trong các khoản nợ phải thu cũng đang tiềm ẩn nguy có mất khả năng thanh khoản. Chính vì vậy, cơng ty phải hết sức quan tâm đến công tác quản lý nợ phải thu từ khách hàng.

Trên cơ sở chính sách chung về tín dụng như vậy, cơng ty xác định chính sách tín dụng cho từng đối tượng khách hàng. Với những khách hàng truyền thống, có quan hệ thanh tốn thường xun, thanh tốn đúng hạn, có độ tin cậy cao thì áp dụng chính sách tín dụng thương mại mở rộng hơn. Ngược lại, với những khách hàng nhỏ, khơng đáng tin cậy thì u cầu phải đặt cọc. Doanh nghiệp cũng cần chú ý đến khách hàng tiềm năng để có chính sách ưu đãi phù hợp.

Thứ hai, cơng ty phải xác định điều kiện thanh toán: thời hạn thanh toán và mức chiết khấu mà khách hàng được hưởng. Thời hạn thanh tốn càng dài thì vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng càng lớn. Nếu thời hạn thanh toán quá ngắn, khách hàng khơng có sẵn nguồn tiền để thanh tốn thì doanh nghiệp sẽ xuất hiện nợ xấu hoặc khơng có khả năng tiêu thụ hàng hóa. Do đó, thời hạn thanh tốn phải phụ thuộc vào tính chất của sản phẩm, khả năng trả nợ, uy tín của khách hàng. Đồng thời doanh nghiệp cần cân đối lợi ích của khách hàng và nhu cầu vốn lưu động của mình.

Tỷ lệ chiết khấu giúp đảm bảo quyền lợi của người bán đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy người mua trả tiền sớm. Cơng ty cũng cần xem xét chính sách

tín dụng thương mại của các đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra chính sách phù hợp với thị trường mà vẫn nằm trong giới hạn khả năng của công ty.

Bên cạnh đó, Cơng ty nên thường xuyên theo dõi, kiểm sốt Nợ phải thu thơng qua việc theo dõi thường xuyên kỳ thu tiền bình quân và mức độ thu hồi các khoản phải thu để kiểm tra xem các khoản phải thu được thu hồi như thế nào so với chính sách tín dụng của nó để có những biện pháp xử lý thích hợp nhằm ngăn ngừa nợ phải thu quá hạn. Đồng thời, Công ty cần phân loại nợ phải thu theo tiêu chí thời gian q hạn thanh tốn, từ đó để phân loại thành nợ phải thu q hạn cịn có khả năng thu hồi và nợ q hạn khơng có khả năng thu hồi hoặc có rất ít khả năng thu hồi, làm cơ sở để có các giải pháp xử lý nợ. Cùng với trích lập dự phịngNợ phải thu khó địi, Cơng ty có thể xử lý theo những giải pháp sau:

 Tính lãi trên nợ quá hạn

 Chiết khấu nợ khó địi.

 Tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ: thơng qua cơng ty thu nợ hoặc luật sư chuyên giải quyết công nợ.

 Sử dụng dịch vụ bao thanh tốn.

Ngồi các biện pháp nêu trên, Cơng ty cũng có thể xử lý nợ xấu thông qua việc bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản hà nam (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)