Kết cấu VLĐ ở Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản hà nam (Trang 58 - 63)

1.3.1 .Nhân tố chủ quan

2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu

2.2.2.2. Kết cấu VLĐ ở Công ty

Để đánh giá được công tác quản lý và sử dụng VLĐ, ta cần xem xét tới tính hợp lý trong việc phân bổ VLĐ của doanh nghiệp.

Phân bổ VLĐ một cách hợp lý sẽ đảm bảo cho hiệu quả về sử dụng từng thành phần vốn đạt hiệu suất cao nhất, qua đó nâng cao được việc sử dụng VLĐ nói riêng và VKD nói chung của doanh nghiệp. Tình hình phân bổ và cơ cấu VLĐ của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản Hà Nam được thể hiện qua Bảng 2.5:

BẢNG 2.5: CƠ CẤU VLĐ CỦA CÔNG TY NĂM 2013

Chỉ tiêu

Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền (đồng) Tỷtrọng (%) Số tiền (đồng) Tỷtrọng (%) Số tiền (đồng) Tỷtrọng (%) Tỷ lệ (%)

I Tiền và tương đương tiền 3,135,601,811 2.91 4,827,367,960 3.85 (1,691,766,149) -0.94 -35.05

1 Tiền mặt tại quỹ 200,533,344 6.40 318,490,592 6.60 (117,957,248) -0.20 -37.04

2 Tiền gửi ngân hang 2,935,068,267 93.60 4,445,877,368 92.10 (1,510,809,101) 1.51 -33.98

II Các khoản phải thu ngắn hạn 54,544,553,057 50.66 59,734,669,956 47.68 (5,190,116,899) 2.98 -8.69

1 Phải thu khách hàng 53,407,044,719 97.91 54,045,156,154 90.48 (638,111,435) 7.44 -1.18 2 Trả trước cho người bán 1,137,508,338 2.09 5,689,513,802 9.52 (4,552,005,464) -7.44 -80.01

III Hàng tồn kho 39,239,993,539 36.44 46,512,141,750 37.13 (7,272,148,211) -0.68 -15.63 1 Nguyên vật liệu 24,551,651,933 62.57 20,073,253,177 43.16 4,478,398,756 19.41 22.31 2 Công cụ dụng cụ 2,108,009,905 5.37 1,531,719,657 3.29 576,290,248 2.08 37.62 3 Chi phí SX, KD dở dang 7,876,529,657 20.07 11,184,644,984 24.05 (3,308,115,327) -3.97 -29.58 4 Thành phẩm 4,701,514,816 11.9 13,693,619,237 29.44 (8,992,104,421) -17.46 -65.67 5 Hàng hóa 2,287,228 0.01 28,904,695 0.06 (26,617,467) -0.06 -92.09 IV TSNH khác 10,752,942,733 9.99 14,208,315,673 11.34 (3,455,372,940) -1.35 -24.32 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 101,382,718 0.94 125,009,709 0.88 (23,626,991) 0.06 -18.90

2 Thuế GTGT được khấu trừ 7,027,668,001 65.36 6,621,001,693 46.60 406,666,308 18.76 6.14

3 Thuế và các khoản phải thu NN 6,752,556 0.06 - 0.00 6,752,556 0.06 -

4 Tài sản ngắn hạn khác 3,617,139,458 33.64 7,462,304,271 52.52 (3,845,164,813) -18.88 -51.53

Qua Bảng 2.5 trên, ta thấy: Tổng VLĐ của Công ty tại thời điểm cuối năm 2013 là 107.682.091.140 đồng, giảm 17.609.404.199 đồng so với cuối năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm14,06%. VLĐ giảm là do tất cả các khoản mục của tài sản ngắn hạn đều giảm. Để biết xem việc giảm của các khoản mục này và dẫn tới giảm tổng VLĐ có hợp lý hay ko ta đi xem xét từng khoản mục sau:

- Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu VLĐ của Công ty là khoản mục Các khoản phải thu ngắn hạn. Đầu năm 2013, giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn là 59.734.669.956 đồng, chiếm tỷ trọng 47,68% tổng VLĐ, đến cuối năm 2013 giá trị Các khoản phải thu ngắn hạn giảm nhẹ còn 54.544.553.057 đồng chiếm tỷ trọng 50,66% (với số tuyệt đối là 5.190.116.899 đồng, tương ứng tỷ lệ là8,69%).Nguyên nhân dẫn đến khoản mục Các khoản phải thu ngắn hạn giảm nhẹ là: trong năm 2013 Công ty đã giảm quy mô sản xuất kinh doanh cắt giảm chi phí, sử dụng tiết kiệm các nguồn vốn, nên Cơng ty cũng muốn thắt chặt tín dụng thương mại cung cấp cho khách hàng, với người bán đã cố gắng giảm các khoản đặt cọc, trả tiền trước để tiết kiệm tối đa vốn. Đây là một dấu hiệc đáng mừng cho thấy Công ty đã giảm thiểu được lượng vốn bị chiếm dụng góp phần giảm nhu cầu VLĐ.Tuy nhiên, việc giảm các khoản phải thu của khách hàng sẽ kéo theo việc khách hàng sẽ xem xét chính sách cấp tín dụng của Cơng ty có cịn phù hợp với họ khơng và có thể sẽ hợp tác với các đối thủ của cơng ty. Vì vậy, Cơng ty phải lập kế hoạch và có chính sách bán chịu hợp lý, tránh trường hợp mất khách, tránh rủi ro gia tăng nợ q hạn khó địi hoặc khơng thu được nợ do khách hàng khơng có khả năng thanh tốn hoặc vỡ nợ, gây mất vốn cho Cơng ty.

- Tiếp đến khoản mục Hàng tồn kho: đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong kết cấu VLĐ của Công ty ở cả thời điểm đầu và cuối năm 2013. Giá trị hàng tồn kho đầu năm 2013 là 46.512.141.750 đồng chiếm tỷ

trọng 37,13% và đến cuối năm 2013 Hàng tồn kho giảm còn 39.239.993.539 đồngchiếm tỷ trọng 36,44%. Như vậy, Hàng tồn kho đã giảm xuống7.272.148.211 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 15.63% (mà chủ yếu là do thành phẩm và chi phí SX, KD dở dang giảm).Bắt nguồn từ nguyên nhân là do việc Công ty giảm nhẹ quy mơ sản xuất kinh doanh, sử dụng chính sách dự trữ hàng tồn kho một cách tiết kiệm và có hiệu quả tránh lãng phí vốn của Cơng ty.

- Khoản mục TSNH là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ trong cả 2 thời điểm cuối năm và đầu năm 2013(đầu năm chiếm tỷ trọng 11,34% và cuối năm chiếm tỷ trọng 9,99% ), trong năm 2013 khoản mục này giảm tương đối nhiều 3.455.372.940 đồng tương ứng với tỷ lệ là 24,32%. Khoản mục này giảm là do tiểu khoản Tài sản ngắn hạn khác mà ở đây là tạm ứng giảm mạnh 3.846.164.813 đồng, giảm 51,53% so với cũng ký năm trước. Đây là điều tốt vì đã giảm được một khoản vốn bị chiếm dụng làm cho Công ty giảm bớt gánh nặng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu về vốn.

- Cuối cùng là khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền, cũng như các khoản mục khác khoản mục này cũng giảm. Cuối năm 2013 giá trị Tiền và tương đương tiền là 3.135.601.811 đồng, giảm 1.691.766.199 đồng so với đầu năm 2013, tương ứng tỷ lệ giảm 35,05%. Đặt trong điều kiện hiện nay, khi đồng tiền Việt Nam đang ngày một mất giá thì việc giảm bớt lượng tiền mặt nắm giữ trong tay cũng là hợp lý. Tuy nhiên, trong thời gian tới công ty cũng nên tính tốn lập kế hoạch dự trữ một lượng tiền mặt sao cho hợp lý để có thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán trong các trường hợp cần thiết.

Với sự phân tích ở trên ta thấy rằng cơ cấu VLĐ của Công ty là phù hợp với đặc thù của ngành: có tỷ trọng chủ yếu tập trung ở khâu dự trữ sản xuất và lưu thông. Các khoản mục trong VLĐ đều giảm là dấu hiệu cho thấy Cơng ty đã

có chính sách quản trị VLĐ có hiểu quả nhằm giảm thiểu áp lức huy động vốn bù đắp nhu cầu VLĐ cũng như sử dụng VLĐ một cách hiệu quả.

Để có những đánh giá chính xác hơn về tính hợp lý của cơ cấu VLĐ ta đi phân tích đánh giá VLĐ thông qua từng khoản mục cụ thể của VLĐ.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản hà nam (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)