Thực trạng tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản hà nam (Trang 50 - 58)

1.3.1 .Nhân tố chủ quan

2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu

2.2.2.1. Thực trạng tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động

+ Nguồn VLĐ thường xuyên:

Trước khi xem xét tới từng nguồn tài trợ trong Nguồn VLĐ thường xuyên, ta hãy xác định xem nhu cầu thực tế về số VLĐ thường xuyên cần thiết của Công ty cần phải huy động trong năm 2013 là bao nhiêu để từ đó có cơ sở nhận định: liệu Nguồn VLĐ thường xuyên mà Công ty huy động trong năm 2013 vừa qua có đáp ứng được nhu cầu đó hay khơng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2013:

Theo Bảng cân đối kế tốn của Cơng ty năm 2012, công ty đã xác định được nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết năm 2013 như sau:

- Năm 2012 số dư bình quân các khoản vốn: + Hàng tồn kho bình quân = 56.302.861.731 đồng + Nợ phải thu bình quân = 68.375.116.937 đồng + Nợ phải trả bình quân = 40.418.866.273đồng

- Xác định tỷ lệ các khoản vốn so với doanh thu tiêu thụ và tỷ lệ nhu cầu so với doanh thu tiêu thụ (doanh thu thuần tiêu thụ năm 2012 là: 366.650.711.657 đồng)

+ Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu tiêu thụ: (56.302.861.731: 366.650.711.657) x 100%=15,36% + Tỷ lệ các khoản phải thu so với doanh thu tiêu thụ: (68.375.116.937: 366.650.711.657) x 100%=18,65% + Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với doanh thu tiêu thụ: (40.418.866.273: 366.650.711.657) x 100%=11,02% - Xác định tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu tiêu thụ:

Td = 15,36% + 18,65% - 11,02% = 22,99%.

Năm 2013, Cơng ty có doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là 395.087.699.397 đồng=>Như vậy Công ty đã xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên năm 2013 như sau:

Vnc = 22,99%395.087.699.397 = 90.830.662.091 đồng

Vậy để đáp ứng nhu cầu trên, trong thời gian qua, Công ty đã huy động vốn như thế nào, có đáp ứng được tối thiểu nhu cầu đó hay khơng, sau đây sẽ ta đi sâu vào xem xét nguồn tài trợ VLĐ này.

Nguồn VLĐ thường xuyên bao gồm nguồn VCSH, nợ dài hạn sau khi đã tài trợ cho TSDH. Sự biến động của cơ cấu Nguồn VLĐ thường xuyên được phản ánh qua Bảng 2.3:

BẢNG 2.3: SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VLĐ THƯỜNG XUYÊN NĂM 2013

Đơn vị tính:Đồng

STT Chỉ tiêu

Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch

Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ(%) 1 Vốn chủ sở hữu 54,875,702,370 48,070,002,371 6,805,699,999 14.16

* Vốn đầu tư của

chủ sở hữu 40,000,000,000 40,000,000,000 - 0.00 * Cổ phiếu ngân

quỹ (10,691,000,000) (10,691,000,000) - 0.00 * Quỹ đầu tư

phát triển 1,848,084,725 1,848,084,725 - 0.00

* Quỹ dự phịng

t chính 1,011,439,445 1,011,439,445 - 0.00

* Lợi nhuận

chưa phân phối 22,707,178,200 15,901,478,201 6,805,699,999 42.80

2 Nợ dài hạn 4,246,475,049 8,796,475,049 (4,550,000,000) -51.73 * Vay và nợ dài hạn 4,246,475,049 8,796,475,049 (4,550,000,000) -51.73 3 Tài sản dài hạn 57,294,401,489 56,683,115,299 611,286,190 1.08 4 Nguồn VLĐ thường xuyên 1,827,775,930 183,362,121 1,644,413,809 896.81 (4) = (1) + (2) - (3)

Nhìn vào Bảng 2.3 trên ta thấy, VCSH tăng 6.805.699.999 đồng với tỷ lệ tăng 14,16%, đó là do sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối; còn Nợ dài hạn giảm 4.550.000.000 đồng với tỷ lệ giảm 51,73% là vì Cơng ty đã chú trọng hơn tới việc đảm bảo tự chủ tài chính cho doanh nghiệp trong tình trạng hệ số nợ của doanh nghiệp tương đối cao so với các doanh nghiệp trong ngành. Bên cạnh đó, TSDH cũng có sự tăng thêm 611.286.190 đồng với tỷ lệ tăng 1,08% chủ yếu là do tăng chi phí trả trước dài hạn.

Tuy Nợ phải trả giảm và TSDH tăng, nhưng vì giá trị tăng thêm của TSDH nhỏ hơn rất nhiều giá trị tăng thêm của VCSH Nguồn VLĐ thường xuyên của Công ty vẫn tăng mạnh là 1.644.413.809 đồng, với tỷ lệ tăng 896,81 %.

Nhận thấy: Nguồn VLĐ thường xuyên năm 2013 (1.827.775.930 đồng) thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu VLĐ thường xuyên năm 2012 mà công ty đã xác định ở trên (90.830.662.091 đồng). Điều này có nghĩa là số vốn mà Cơng ty huy động được vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn lưu đông thường xuyên của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã xác định.Từ đây ta thấy được đây là một nhược điểm mà công ty cần chú ý và có chính sách khắc phục trong thời gian tới.

+ Nguồn VLĐ tạm thời:Nguồn VLĐ tạm thời gồm các khoản mục nằm trong

BẢNG 2.4: SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VLĐ TẠM THỜI NĂM 2013

Đơn vị tính: Đồng

STT Chỉ tiêu

Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tỷ lệ (%) Nợ ngắn hạn ( Nguồn VLĐ tạm thời) 105,854,315,210 125,099,133,218 -19,244,818,008 -15.38 1 Vay và nợ ngắn hạn 47,946,916,584 45.30 87,342,589,461 69.82 -39,395,672,877 -24.52 -45.10 2 Phải trả người bán 50,940,630,895 48.12 31,463,984,388 25.15 19,476,646,507 22.97 61.90 3 Người mua trả tiền trước 1,227,702,799 1.16 3,039,835,145 2.43 -1,812,132,346 -1.27 -59.61 4 Thuế và các khoản phảinộp Nhà nước 729,628,588 0.69 698,016,722 0.56 31,611,866 0.13 4.53 5 Phải trả người lao động 4,840,102,163 4.57 2,067,608,258 1.65 2,772,493,905 2.92 134.09 6

Các khoản phải trả, phải

nộp ngắn hạn khác 167,736,078 0.16 207,620,723 0.17 -39,884,645 -0.01 -19.21 7 Quý khen thưởng phúc lợi 1,598,103 0.00 279,478,521 0.22 -277,880,418 -0.22 -99.43

Qua Bảng 2.4, ta thấy:

Nguồn VLĐ tạm thời cuối năm 2013 là 105.100.790.259 đồng giảm19.244.818.008 đồng so với đầu năm 2013 (tỷ lệ giảm 15,38%). Để hiểu rõ hơn nguyên nhân, ta xem xét cụ thể từng khoản mục của Nợ ngắn hạn:

- Khoản mục Vay và nợ ngắn hạn, khoản mục Phải trả người bán có tỷ trọng lớn trong cơ cấu Nợ ngắn hạn ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2013 (đầu năm 2013 thì Vay và nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao hơn là 69,82%, còn Phải trả người bán chiếm 25,15%, cuối năm 2013 thì khoản mục Vay và nợ ngắn hạn đã giảm nên tỉ trọng cũng giảm theo xuống45,30% còn khoản mục Phải trả người bán tăng lên đã làm cho tỉ trọng khoản mục này tăng lên rất nhiều và vượt qua cả vay và nợ dài hạn, chiếm 48,12%). Ta thấy khoản mục vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu Nợ ngắn hạn là hoàn tồn phù hợp vì Cơng ty cần phải có vốn để đảm bảo cho nhu cầu VLĐ tăng thêm của mình nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động. Bên cạch đó khoản mục phải trả người bán chiếm tỉ trọng cao và ngày càng tăng cho thấy Cơng ty có chính sách tín dụng với người bán rất tốt, có uy tín cao trong việc thanh tốn, nên việc chiếm dụng được lượng vồn lớn như vậy trong tình hình nên kinh tế hiện nay là điều rất tốt cho Công ty, giúp Công ty dảm bảo lượng vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà lại mất chi phí thấp hơn các khoản vay ngân hàng hay tổ chức tín dụng.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu Nợ ngắn hạn của Công ty cuối năm 2013 Vay và nợ ngắn hạn Phải trả người bán Người mua trả tiền trước Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Phải trả người lao động Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác Quý khen thưởng phúc lợi - 10,000,000,000 20,000,000,000 30,000,000,000 40,000,000,000 50,000,000,000 60,000,000,000 70,000,000,000 80,000,000,000 90,000,000,000 100,000,000,000 cuối năm 2013 đầu năm 2013

- Bên cạnh đó, trong cơ cấu Nợ ngắn hạn: các khoản phải trả người bán, phải trả người lao động đều tăng về giá trị lẫn tỷ trọng: phải trả người bán tăng mạnhlà 19.476.646.507 đồng với tỷ lệ tăng 61,90%, phải trả người lao động tăng 2.772.493.905 đồng với tỷ lệ tăng 134,09%.

+ Sự tăng lên của khoản mục phải trả người bán là do năm 2013, Công ty tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ nên nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất cũng tăng cao. Thêm vào đó là để tránh khả năng các nguyên vật liệu này tăng giá trước biến động thất thường không chỉ của của thị trường nên Công ty đã triển khai kế hoạch mua và nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào để dự trữ cho hoạt động sản xuất trong tương lai.

+ Mặt khác, phải trả người lao động cũng tăng mạnh là 2.772.493.905 đồng tương ứng với tỷ lệ 134,09%. Tuy nhiên đây là 1 khoản chiếm tỷ trọng tươngđối nhỏ trong Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp (cuối năm 2013 chiếm tỷ trọng 4,57%).

Dù các khoản này đều là nguồn chiếm dụng hợp lý, tuy nhiên Công ty cũng cần nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ thanh tốn để đảm bảo uy tín, trách nhiệm và hồn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình, đặc biệt đối với khoản phải trả người lao động vì đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động của người lao động.

- Nguyên nhân chính làm cho Nợ ngắn hạn giảm là do đến thời điểm cuối năm 2013 doanh nghiệp đã giảm vay và nợ ngắn hạn đi rất nhiều 39.395.672.877 đồng ứng với tỉ lệ giảm là 45,10%. Công ty đã cố gắng giảm thiểu nguồn vốn vay để giảm bớt gánh nặng về tiền lãi vay phải trả, thay vào đó Cơng ty quyết định dùng các nguồn vốn chiếm dụng tạm thời khác để đảm bảo nhu cầu về vốn cho sản xuất linh doanh vừa tiết kiệm lại vừa hiệu quả.

- Số tiền chiếm dụng do người mua trả tiền trước luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (đầu năm 2013 là 2,43%; cuối năm 2012 là 1,16%) và giảm trong năm 2013 (giảm 1.812.132.346 đồng). Đây là khoản chiếm dụng có lợi cho Cơng ty do không phải chịu lãi suất như đi vay ngân hàng hoặc phải trả giá cao hơn khi chiếm dụng vốn của người bán. Thiết nghĩ, với một công ty chuyên sản xuất đá vật liệu xây dựng và túi như Cơng ty Cổ phần xuất nhập khẩu khống sản Hà Nam thì khả năng tận dụng các khoản tiền đặt cọc của một số lượng lớn các hợp đồng trong năm là khơng hề nhỏ. Vì vậy bên cạnh việc phải duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng của mình, Cơng ty cũng nên có sự thỏa thuận nhất định để yêu cầu một khoản ứng trước hợp lý từ khách hàng khi nhận hợp đồng sản xuất, mua bán sản phẩm, có thể thuyết phục khách hàng bằng cách ưu tiên sản xuất trước nếu tỷ lệ đặt cọc cao hoặc có giảm giá chiết khấu… Điều này càng có ý nghĩa hơn trong điều kiện Cơng ty luôn phải bỏ ra lượng tiền ứng trước không nhỏ cho số nguyên vật liệu phải nhập khẩu hoặc buộc phải đi vay số lượng lớn vốn ngân hàng như trên.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản hà nam (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)